Tại sao trâu không có hàm răng trên mà ngựa lại có?

9/8/2018 9:39:10 AM
Trong câu chuyện cổ tích "Trí khôn của ta đây" nói về sự tích bộ lông vằn của hổ, hàm răng trên bị khuyến của trâu do trâu bò lăn ra mà cười, không may hàm trên va vào đá, răng gãy không còn chiếc nào từ đó trâu thì chẳng còn con nào có răng ở hàm trên cả. Vậy trâu không có hàm răng ở trên có phải từ sự tích này không?

 

Trong câu chuyện cổ tích "Trí khôn của ta đây" nói về sự tích bộ lông vằn của hổ, hàm răng trên bị khuyến của trâu do trâu bò lăn ra mà cười, không may hàm trên va vào đá, răng gãy không còn chiếc nào từ đó trâu thì chẳng còn con nào có răng ở hàm trên cả. Vậy trâu không có hàm răng ở trên có phải từ sự tích này không?

Theo nghiên cứu của các nhà động vật học cho biết lịch sử tiến hóa cách đây hơn 20 triệu năm ở loài trâu và bò nói riêng và các loài nhai lại nói chung, hàm răng trên chúng đã dần biến thành một tấm đệm tạo bởi một chất sừng rất cứng, nhờ thế các răng của hàm dưới dễ dàng cọ xát, chà sát, nghiền nát lá hay cỏ trong giai đoạn nhai lại.

Bởi trâu có dạ dày 4 ngăn cho phép chúng có thể tiêu hóa và hấp thụ các loại thức ăn nghèo dinh dưỡng, trong đó chủ yếu là các loại cỏ mềm. Không có động vật bậc cao nào có thể trực tiếp tiêu hóa xenluloza, nhưng các loài họ Trâu bò thì lại có thể vì chúng dựa vào các vi sinh vật sinh sống trong dạ dày của chúng để phân hủy xenluloza bằng cách lên men.

Chính vì vậy trâu tuân thủ quy luật thích nghi môi trường sống các răng nanh và răng cửa của hàm trên của chúng đã dần biến mất và được thay thế bằng tấm đệm sừng, rất cứng sao để các răng của hàm dưới dễ cọ xát, nhào nhuyễn cũng như cắt đứt lá hay cỏ. Ở chúng, các răng hàm có dạng móc (dạng liềm) và cách biệt với các răng phía trước bằng một khoảng hở rộng (kẽ răng). Cũng cần lưu ý rằng các loài họ Trâu bò thích nghi và quen sống ở môi trường đồng cỏ và thoáng đãng, chúng chỉ ăn cỏ mềm chứ không gậm cả cành và chồi cây như ngựa.

Ngựa đã trải qua quá trình tiến hóa từ 45 đến 55 triệu năm để từ một dạng sinh vật nhỏ với chân nhiều ngón trở thành dạng động vật lớn với chân một ngón như ngày nay. Các động vật móng guốc có các dạ dày và cơ chế tiêu kóa thực phẩm phức tạp hơn nhiều, chúng có khả năng ăn cả các thức ăn thô, cứng như cành cây, chồi cây. Chính vì lý do 'thích nghi môi trường' đó mà hàm răng trên của ngựa không những không bị biến mất như ở trâu bò trong lịch sử tiến hóa mà còn phát triển hoàn thiện hỏn, giúp loài ngựa gậm được cả các cành cây cứng và ăn các hạt ngũ cốc cứng (ví dụ: ngô, lúa mạch,...). 

Suckhoecuocsong.com.vn (TH)

Các tin khác