Dấu hiệu say nắng nghiêm trọng cần cấp cứu gấp
Khi ở ngoài trời quá lâu trong thời tiết nhiệt độ nắng gay gắt dễ gặp phải tình trạng say nắng, kiệt sức do nắng nóng. Nhưng làm thế nào để nhận biết dấu hiệu say nắng nghiêm trọng cần cấp cứu gấp tránh nguy hiểm đến sức khỏe
Thời tiết mùa hè nhiệt độ tăng cao nên cơ thể dễ bị mệt mỏi và uể oải, dễ dẫn đến kiệt sức do nóng hoặc say nắng (còn gọi là sốc nhiệt). Khi bị say nắng nghiêm trọng điều quan trọng cần thiết phải biết cách nhận biết, sơ cứu đúng cách để tránh nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng
Say nắng là tình trạng tăng thân nhiệt quá mức, thường > 40 độ, thường kèm theo đáp ứng viêm hệ thống dẫn tới tổn thương cơ quan đích cùng với tổn thương thần kinh, và tình trạng bí mồ hôi (anhidrosis).
Sốc nhiệt do nắng nóng là hiện tượng thường gặp đối với những tập luyện hoặc lao động dưới thời tiết có nhiệt độ trên 39 độ C mà không cung cấp đủ nước để bù lại mồ hôi đã toát ra, trẻ nhỏ, người cao tuổi, những người béo phì, người rối loạn bài xuất mồ hôi và những yếu tố nguy cơ khác như mất nước, sử dụng rượu bia, bệnh tim mạch và sử dụng một số loại thuốc điều trị.
Nếu kiệt sức do nắng nóng thường sẽ không cần trợ giúp y tế khẩn cấp nếu chúng ta có thể giúp người bị kiệt sức do nắng nóng trong vòng 30 phút. Tuy nhiên, nếu chuyển thành sốc nhiệt thì cần phải cấp cứu ngay tránh nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe.
Tiến sĩ Johannes Uys, bác sĩ làm việc tại Phòng khám Đa khoa Broadgate ở London (Anh) đã chỉ ra cách nhận biết cơn mệt do nắng nóng khi nào thì nguy hiểm, cần xử lý kịp thời tránh hệ lỵ sau này.
Dấu hiệu kiệt sức do nóng
Việc ở ngoài trời quá lâu, không che chắn cẩn thận, không bổ sung nước cho cơ thể,... có thể khiến cho nhiều người xuất hiện tình trạng kiệt sức do nắng nóng bao gồm:
+ Cơ thể cảm thấy mệt mỏi
+ Xuất hiện tình trạng chóng mặt, buồn nôn, đau đầu
+ Cảm thấy không khỏe, mệt rã rời
+ Cơ thể đổ nhiều mồ hôi rất nhiều
+ Phát ban
+ Chuột rút cơ bắp
+ Thở nhanh hoặc nhịp tim nhanh, sốt cao
+ Cảm thấy rất khát nước
+ Da lạnh, ẩm ướt hoặc tái nhợt
Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu kiệt sức do nắng nóng hãy lập tức đưa người bị kiệt sức do nắng nóng khỏi môi trường nó di chuyển vào môi trường mát, cởi bỏ quần áo, chuyển tới nơi bóng râm, lên xe mát hay nhà lạnh. Làm mát tức thì bằng bất kỳ phương tiện gì sẵn có. Áp nước ấm trên người bị say nắng sau đó dùng quạt để tăng quá trình bốc hơi. Áp gói nước đá lên người bệnh nhân vùng cổ, nách, bẹn. Chờ khoảng 30 phút, nhiệt độ sẽ hạ xuống và sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Dấu hiệu của sốc nhiệt nguy hiểm cần cấp cứu
Tuy nhiên, khi bị sốc nhiệt nếu có dấu hiệu sau thì cần phải hành động ngay lập tức để tránh nguy hiểm cho sức khỏe. Bởi theo các chuyên gia sức khỏe cho biết: sốc nhiệt khi cơ thể đạt đến ngưỡng và không thể tự hạ nhiệt được nữa, và nhiệt độ cơ thể trở nên cao đến mức nguy hiểm
Do đó, chúng ta cần gọi cấp cứu ngay nếu bản thân hay thấy người khác có dấu hiệu sốc nhiệt, bao gồm:
+ Cơ thể vẫn không khỏe sau 30 phút nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, được làm mát và uống nhiều nước.
+Sốc nhiệt, da có thể đỏ bừng, đặc biệt là không chảy mồ hôi
+ Cảm thấy bối rối, nói lắp hoặc co giật.
+ Thở nhanh, nhịp tim đập nhanh
+ Bị đau đầu dữ dội và ngất xỉu
Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào kể trên, nên hành động ngay lập tức di chuyển người bị sốc nhiệt đến bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, xử lý kịp thời.
Để phòng ngừa kiệt sức do nắng nóng, sốc nhiệt hãy cho cơ thể đủ nước, uống nước trước khi bạn cảm thấy khát, bổ sung thêm các loại nước ép trái cây, rau củ để cung cấp thêm vitamin, khoáng chất cho cơ thể và tránh đồ uống có chứa caffein hoặc cồn, đồ uống có gas. Vào thời điểm từ 13h trưa đến 15h chiều nếu không có việc gì cần thiết nên hạn chế ra ngoài, đây là thời điểm nóng nhất, khiến bạn có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt cao hơn. Vào mùa vè nên mặc quần áo nhẹ, sáng màu bằng các loại vải thoáng khí như cotton, hoặc vải mới hơn chống thấm mồ hôi, hạn chế mặc những trang phục bí, không thấm hút mồ hôi. Đừng quên nghỉ giải lao thường xuyên khi làm việc ở ngoài trời nắng, có thể tìm một nơi nào đó có bóng râm hoặc nơi mát mẻ, dừng lại vài phút nghỉ ngơi và uống nước.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Tránh liệt mặt, sốc nhiệt khi bật quạt mùa hè cần tránh sai lầm nguy hiểm này
Ngăn ngừa sốc nhiệt mùa hè hãy ăn thường xuyên những loại thực phẩm này
Bổ sung ngay những thực phẩm giải nhiệt ngày nắng nóng
Những loại rau nấu canh cua giúp thanh nhiệt, giảm cân cực tốt
Say nắng, say nóng: dấu hiệu chẩn đoán, xử trí cấp cứu, phòng ngừa
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Tránh liệt mặt, sốc nhiệt khi bật quạt mùa hè cần tránh sai lầm nguy hiểm này
- Ngăn ngừa sốc nhiệt mùa hè hãy ăn thường xuyên những loại thực phẩm này
- Bổ sung 4 thực phẩm có vị đắng phòng tránh đột quỵ do sốc nhiệt
- Đội tuyển U23 Việt Nam đề phòng bị sốc nhiệt ở Trung Quốc
- Ca sĩ Duy Khánh bị sốc nhiệt, co giật vì nắng nóng
- Mách bạn phương pháp sơ cứu người bị sốc nhiệt do nắng nóng
- Làm gì khi thú cưng bị sốc nhiệt do thời tiết quá nóng
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.