Phải làm gì để giảm thiểu tàn tật sau khi bị đột quỵ?

10/25/2017 9:21:01 AM
 Ở nước ta, tỷ lệ mắc đột quỵ đang gia tăng ở mức đáng lo ngại đối với cả hai giới và các lứa tuổi. Khoảng 15-25% bệnh nhân sau đột quỵ phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. Nguyên nhân là việc bắt đầu tập phục hồi chức năng quá muộn.

 

 Ở nước ta, tỷ lệ mắc đột quỵ đang gia tăng ở mức đáng lo ngại đối với cả hai giới và các lứa tuổi. Khoảng 15-25% bệnh nhân sau đột quỵ phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác. Nguyên nhân là việc bắt đầu tập phục hồi chức năng quá muộn.

Theo PGS.TS Lương Tuấn Khanh, Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng Bạch Mai, ở nước ta, tỷ lệ mắc đột quỵ đang gia tăng ở mức đáng lo ngại đối với cả hai giới và các lứa tuổi. Hàng năm, khoảng 230.000 ca mới và ước tính ngành y tế chi phí khoảng 48 triệu USD/năm.

Khoảng 86% bệnh nhân đột quỵ được điều trị tại khoa cấp cứu, điều trị tích cực, can thiệp tim mạch và phục hồi chức năng. Nhờ các phương pháp can thiệp điều trị tiên tiến được áp dụng ngay trong những giờ đầu nên tỷ lệ tử vong do căn bệnh này đã giảm 17% kể từ 2013 đến nay.

Tuy nhiên, số lượng bệnh nhân bị tàn tật do đột quỵ lại có xu hướng tăng mạnh, chiếm 90%, với nhiều di chứng nặng nề như liệt nửa người, rối loạn nuốt, thất ngôn, viêm phổi, co cứng, suy giảm trí nhớ, trầm cảm, loét tỳ đè,...

Trong số đó, 25-30% bệnh nhân tự đi lại phục vụ bản thân, 20-25% đi lại khó khăn và cần sự hỗ trợ của người khác trong sinh hoạt hàng ngày, 15-25% phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.

Nguyên nhân là hầu hết bệnh nhân đột quỵ bắt đầu tập phục hồi chức năng quá muộn (đa số là sau 1-2 tuần kể từ thời điểm xuất hiện đột quỵ).

Một nghiên cứu tại các bệnh viện phía Nam năm 2011 cũng cho thấy bệnh nhân thường xuất viện sau một tuần viện với 80% trong số này không được tập phục hồi chức năng.

Bệnh nhân đột quỵ cần được hướng dẫn những bài tập để điều trị các biến chứng. Ảnh: Tài liệu Phục hồi chức năng thần kinh sau đột quỵ.

PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam nhấn mạnh phục hồi sức chức năng sau đột quỵ não rất quan trọng.

Nhằm giảm thiểu các khiếm khuyết và các biến chứng từ đó giúp nâng cao khả năng độc lập, hòa nhập cộng đồng và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh, chương trình “Phục hồi chức năng thần kinh cho bệnh nhân sau đột quỵ” đã chính thức được triển khai tại Hà Nội do Tổng hội Y học Việt Nam và Hội Phục hồi chức năng Việt Nam thực hiện.

Theo chương trình này, các nhóm bác sĩ và kỹ thuật viên chuyên ngành phục hồi chức năng của các bệnh viện đầu ngành tại Việt Nam sẽ sang các trung tâm phục hồi chức năng hàng đầu tại Áo để được đào tạo chuyên sâu về phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau đột quỵ.

Đội ngũ này sẽ tiếp tục đào tạo lại cho các bác sĩ, kỹ thuật viên trong nước. Những học viên đạt yêu cầu sẽ đào tạo người nhà bệnh nhân đột quỵ. Dự kiến, chương trình sẽ tổ chức khoảng 100 lớp học miễn phí dành cho người nhà bệnh nhân, mỗi lớp 40-50 học sinh.

Cẩn trọng đột quỵ khi nắng nóng

Thời tiết nắng nóng kéo dài tại miền bắc thời gian vừa qua khiến nhiều người khó chịu, mắc bệnh. Trưa 5/6 tại Hà Nội, một trường hợp tử vong ngay trên đường do nắng nóng. Nguyên nhân là đột quỵ do sốc nhiệt.

Về điều này, PGS.TS Phạm Nguyên Sơn - Phó giám đốc Nội khoa, Bệnh viện Quân đội Trung ương 108 - cho biết: “Thời tiết nắng có rất nhiều tác động tới sức khỏe, đầu tiên là sốc nhiệt, đặc biệt dễ gặp ở những đối tượng người cao tuổi mắc bệnh. Trong những ngày qua, chúng tôi đã tiếp nhận 2-3 trường hợp sốc nhiệt trong tình trạng rất nặng. Nắng nóng tăng, bên cạnh tình trạng sốc nhiệt, với những người có bệnh lý huyết áp, chúng sẽ khiến huyết áp tăng cao, rất dễ đột quỵ. Đây cũng là một bệnh lý dễ gặp trong thời tiết này, do đó, người dân cần cẩn trọng, tránh ra ngoài đường khi nắng nóng”.

Suckhoecuocsong.com.vn (Nguồn Zing)

Các tin khác