Cách xử lý khi da bị cháy nắng và những điều tối kỵ

6/24/2017 9:23:13 PM
Cháy nắng là hiện tượng da bị tổn thương do tiếp xúc ánh nắng mặt trời quá lâu, thông thường là từ 2 - 6 tiếng.

 

Cách xử lý khi da bị cháy nắng và những điều tối kỵ

Mùa hè là thời điểm da rất dễ bị cháy nắng nếu tiếp xúc lâu dưới ánh nắng mặt trời. Trong đó những người lao động ngoài trời, người di chuyển quãng đường dài.... không thể tránh khỏi bị cháy nắng. Lúc này, việc xử lý da bị cháy nắng là một việc làm quan trọng, cần tránh những điều tối kỵ khi xử lý da bị cháy nắng để tránh những hậu họa có thể xảy ra.

Cháy nắng là hiện tượng da bị tổn thương do tiếp xúc ánh nắng mặt trời quá lâu, thường là từ 2-6 tiếng.

Triệu chứng khi da bị cháy nắng

- Da bị sưng đỏ.

- Ngứa rát.

- Da sạm đen.

- Da rất dễ bị kích thích…

Cách xử lý khi da bị cháy nắng

- Xác định rõ vùng bị cháy nắng sau đó phủ một tấm khăn ướt, thêm gạc lạnh làm mát vùng bị cháy nắng.

- Tắm nước lạnh, lưu ý tắm bằng vòi sen để phần da bị cháy nắng dịu hơn.

- Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ (nếu thấy đau rát không chịu nổi).

Phương pháp điều trị

- Dưỡng ẩm da với nước ép nha đam.

- Uống nhiều nước (tránh mất nước).

- Mặc quần áo thoáng mát.

Dưỡng ẩm da với nước ép nha đam khi da bị cháy nắng

- Tăng cường các loại rau, hoa quả trong bữa ăn hàng ngày…

Những điều cấm kỵ

- Không chà đá lạnh lên da.

- Không giội nước trực tiếp lên vùng da bị cháy (làm đau da).

- Không tắm bằng xà phòng chứa kiềm.

Không chà đá lạnh, không chọc vào vết bỏng rộp…khi da bị cháy nắng

- Không chà bằng bông tắm, xơ mướp.

- Không chọc vào vết bỏng rộp.

- Không bôi các sản phẩm chứa cồn, vaseline.

- Không uống nước có ga, rượu, cà phê, hoặc trà đậm.

Lời kết

Ngày hè thời tiết nắng nóng, nền nhiệt cao khiến không ít người da bị cháy nắng. Qua đó, các chuyên gia khuyến cáo để bảo vệ sức khỏe và làn da khỏi bị cháy nắng người dân cần bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài trời 30 phút. Ngoài ra cần mang kính râm, khẩu trang, đội mũ, đi tất, gang tay...để bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời. Đặc biệt, khi da bị cháy nắng tuyệt đối không gãi, dội nước mạnh trực tiếp lên vùng da bị cháy nắng…

Suckhoecuocsong.com.vn tổng hợp 

Các tin khác