Câu trắc nghiệm Sinh học lớp 8 Bài 53 có đáp án: Hoạt động cấp cao ở người

11/30/2021 12:02:00 PM
Câu trắc nghiệm Sinh học lớp 8 Bài 53 có đáp án chính xác: Hoạt động cấp cao ở người

 

Câu trắc nghiệm Sinh học lớp 8 Bài 53 có đáp án: Hoạt động cấp cao ở người

Câu 1: Ở người, học tập, rèn luyện, xây dựng các thói quen, các tập quán tốt, nếp sống văn hóa chính là

   A. kết quả của quá trình hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện.

   B. kết quả của quá trình hình thành phản xạ có điều kiện.

   C. kết quả của quá trình hình thành và ức chế các phản xạ không điều kiện.

   D. kết quả của quá trình ức chế các phản xạ không điều kiện.

Ở người, học tập, rèn luyện, xây dựng các thói quen, các tập quán tốt, nếp sống văn hóa chính là Kết quả của quá trình hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện.

Câu 2: Điều nào dưới đây là không đúng?

   A. Trẻ càng lớn, số lượng phản xạ có điều kiện xuất hiện càng nhiều.

  B. Phản xạ có điều kiện có thể hình thành ở trẻ em từ rất sớm.

   C. Phản xạ không điều kiện khi nào lớn lên mới được hình thành.

   D. Bên cạnh việc thành lập các phản xạ mới cũng xảy ra quá trình ức chế phản xạ.

Phản xạ không điều kiện sinh ra đã có, tức là được hình thành từ khi mới sinh ra.

Câu 3: Tiếng nói và chữ viết là

   A. Tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao.

   B. Là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau.

   C. Kết quả của sự khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật, hiện tượng.

   D. Cả 3 đáp án trên.

Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao, là kết quả của sự khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật, hiện tượng, là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau.

Câu 4: Cùng là tín hiệu của sự vật nhưng thuộc hệ thống tín hiệu thứ 2 là

   A. Thính giác và tiếng nói.

   B. Tiếng nói và chữ viết.

   C. Ngôn ngữ.

   D. Nghe, nói, đọc, viết.

Tiếng nói và chữ viết cùng là tín hiệu của sự vật nhưng thuộc hệ thống tín hiệu thứ2.

Câu 5: Ví dụ nào dưới đây có sự tham gia của hệ thống tin hiệu thứ 2?

   A. Thí nghiệm của Paplop.

   B. Tiết nước bọt khi nghe đến chữ “chanh”.

   C. Tiết nước bọt khi ăn chanh.

   D. Chạy nhanh bị toát mồ hôi.

Tiết nước bọt khi nghe đến chữ “chanh” vì khi nghe ta liên tưởng đến bị chua của nó nếu đã từng ăn.

Câu 6: Nhờ có tiếng nói và chữ viết mà con người có thể

   A. trao đổi kinh nghiệm với nhau.

   B. giao lưu với các dân tộc trên thế giới.

   C. học tập và rèn luyện dễ dàng hơn.

   D. Cả 3 đáp án trên.

Tiếng nói và chữ viết giúp con người trao đổi kinh nghiệm với nhau, giao lưu với các dân tộc trên thế giới và cùng nhau học tập rèn luyện dễ dàng hơn.

Câu 7: Phương án nào dưới đây không thuộc vai trò của chữ viết và tiếng nói?

    A. Tiếng nói và chữ viết giúp các dân tộc trên thế giới giao lưu học hỏi lẫn nhau.

    B. Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người trao đổi kinh nghiệm với nhau.

   C. Tiếng nói và chữ viết cùng là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao.

   D. Tiếng nói và chữ viết là yếu tố quyết định sự thành công của mỗi con người.

Tiếng nói và chữ viết là yếu tố quyết định sự thành công của mỗi con người không thuộc vai trò của tiếng nói và chữ viết.

Câu 8: Tiếng nói và chữ viết là cơ sở cho

   A. Tư duy bằng khái niệm.

   B. Tư duy trừu tượng.

   C. Tư duy trừu tượng và tư duy bằng khái niệm.

   D. Khả năng khái quát hóa.

Tiếng nói và chữ viết là cơ sở cho tư duy trừu tượng và tư duy bằng khái niệm.

Câu 9: Điền từ còn thiếu: “Sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện ở người là hai quá trình … quan hệ mật thiết với nhau.”

   A. Thuận nghịch.  

   B. Đối lập.

   C. Song song

   D. Khác nhau.

Sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện ở người là hai quá trình thuận nghịch quan hệ mật thiết với nhau.

Câu 10: Đâu là ví dụ chứng minh phản xạ có điều kiện đã được hình thành từ khi còn nhỏ?

   A. Nghe tiếng hát ru sẽ ngủ.

   B. Nhận ra mẹ từ mùi sữa mẹ.

   C. Dần phân biệt được người lạ với người quen.

   D. Cả 3 đáp án trên.

Ví dụ chứng minh phản xạ có điều kiện đã được hình thành từ khi còn nhỏ: nghe tiếng hát ru sẽ ngủ, nhận ra mẹ từ mùi sữa mẹ, dần phân biệt được người lạ với người quen.

Câu 11: Ở người, sự học tập, rèn luyện, xây dựng hay thay đổi các thói quen là kết quả của

A. Quá trình hình thành các phản xạ không điều kiện.

B. Quá trình hình thành và ức chế các phản xạ có điều kiện.

C. Quá trình ức chế các phản xạ có điều kiện.

D. Quá trình hình thành và ức chế các phản xạ không điều kiện.

Ở người, học tập, rèn luyện, xây dựng các thói quen, tập quán, nếp sống tốt chính là sự kết hợp của 2 quá trình hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện.

Câu 2: Sự hình thành các phản xạ có điều kiện có thể mang lại kết quả nào sau đây?

A. Giúp con người thích nghi với môi trường sống mới

B. Giúp trẻ phân biệt được người quen với người lạ

C. Giúp hình thành nếp sống văn hóa

D. Tất cả các phương án còn lại

Sự hình thành các phản xạ có điều kiện có thể:

- Giúp con người thích nghi với môi trường sống mới

- Giúp trẻ phân biệt được người quen với người lạ

- Giúp hình thành nếp sống văn hóa

Câu 3: Hệ thống tín hiệu thứ hai của sự vật bao gồm những yếu tố nào?

A. Tiếng nói và chữ viết

B. Âm thanh và hành động

C. Thị giác và thính giác

D. Màu sắc và hình dáng

Tiếng nói và chữ viết thuộc hệ thống tín hiệu thứ 2 của sự vật.

Câu 4: Phản xạ nào dưới đây có sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ hai?

A. Chảy nước miếng khi có ai đó nhắc đến từ “me”

B. Nổi gai ốc khi đi qua nghĩa địa

C. Bỏ chạy khi có báo động cháy

D. Dừng lại trước ngã tư khi nhìn thấy đèn tín hiệu màu đỏ bật sáng

Chảy nước miếng khi có ai đó nhắc đến từ “me” là phản xạ có điều kiện có sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ hai.

Câu 5: Phản xạ nào dưới đây không có sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ hai?

A. Cười như nắc nẻ khi đọc truyện tiếu lâm

B. Sụt sùi khóc khi nghe kể về một câu chuyện cảm động

C. Nhanh chóng ổn định chỗ ngồi khi nghe lớp trưởng la lớn “Thầy giám hiệu đang tới”

D. Rơm rớm nước mắt khi nhìn thấy một người ăn mày

Rơm rớm nước mắt khi nhìn thấy một người ăn mày là phản xạ không có sự tham gia của hệ thống tín hiệu thứ hai (tiếng nói và chữ viết).

Câu 6: Tiếng nói và chữ viết là cơ sở của

A. Ngôn ngữ.

B. Tư duy.

C. Phản xạ không điều kiện.

D. Trí nhớ.

Tiếng nói và chữ viết là cơ sở của tư duy.

Câu 7: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau : Tiếng nói và chữ viết là … để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau.

A. Phương tiện

B. Nền tảng

C. Cơ sở

D. Mục đích

Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm với nhau.

Câu 8: Tiếng nói và chữ viết được gộp chung thành

A. văn hóa.

B. giáo dục.

C. ngôn ngữ.

D. xã hội.

Tiếng nói và chữ viết được gộp chung thành ngôn ngữ.

Câu 9: Khả năng tư duy trừu tượng chỉ có ở đối tượng nào trong sinh giới ?

A. Con người

B. Động vật có xương sống

C. Động vật linh trưởng

D. Thú có túi

Khả năng tư duy trừu tượng chỉ có ở con người.

Câu 11: Tiếng nói và chữ viết là kết quả của quá trình nào dưới đây?

A. Cụ thể hóa và phân tích các sự vật, hiện tượng

B. Cụ thể hóa và khái quát hóa các sự vật

C. Khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật

D. Cụ thể hóa và trừu tượng hóa các sự vật

Tiếng nói và chữ viết là kết quả của quá trình Khái quát hóa và trừu tượng hóa các sự vật.

Tổng hợp các câu trắc nghiệm Sinh học lớp 8 có đáp án: ôn tập các bài, các chương, kiểm tra

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác