Câu trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 54 có đáp án: Vệ sinh hệ thần kinh
Câu trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 54 có đáp án: Vệ sinh hệ thần kinh
Câu 1: Giấc ngủ có ý nghĩa như thế nào với sức khỏe con người?
A. Là thời gian tốt để gan đào thải chất độc.
B. Mắt được nghỉ ngơi.
C. Phục hồi hoạt động cho hệ thần kinh và các cơ quan.
D. Cả 3 đáp án trên.
Giấc ngủ là để cơ thể nghỉ ngơi sau một ngày dài hoạt động, là thời gian tốt để đào thải chất độc, phục hồi hoạt động cho hệ thần kinh và các cơ quan, đặc biệt là mắt.
Câu 2: Điều kiện để có một giấc ngủ tốt là gì?
A. Ngủ đúng giờ, thoải mái, ánh sáng phù hợp.
C. Sử dụng chất kích thích trước khi ngủ.
B. Không cần điều kiện cụ thể nào cả.
D. Ngủ 4-5 tiếng một ngày.
Ngủ đúng giờ, nằm ở nơi thoải má, ánh sáng phù hợp là 1 trong những điều kiện để có một giấc ngủ tốt.
Câu 3: Các chất gây nghiện như ma túy, thuốc lá… có tác hại gì đối với cơ thể con người?
A. Cơ thể suy yếu, dễ mắc bệnh nguy hiểm.
B. Giảm hoạt động của trí óc.
C. Suy giảm giống nòi.
D. Cả 3 đáp án trên.
Các chất gây nghiện như ma túy, thuốc lá,… có tác hại đối với cơ thể con người: cơ thể suy yếu, dễ mắc bệnh nguy hiểm, giảm hoạt động của trí óc, suy giảm giống nòi.
Câu 4: Chất làm suy giảm chức năng hệ thần kinh là
A. Cocain.
B. Ma túy.
C. Thuốc lá.
D. Rượu chè.
Cocain là chất làm suy giảm chức năng hệ thần kinh.
Câu 5: Yêu cầu nào dưới đây không đúng cho một cơ thể khỏe mạnh?
A. Giữ gìn cho tâm hồn khỏe mạnh, tránh âu lo.
B. Đảm bảo có một giấc ngủ đủ hằng ngày.
C. Xây dựng một chết độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.
D. Cuối tuần chơi thì phải hết mình.
Yêu cầu của một cơ thể khỏe mạnh là: giữ gìn cho tâm hồn khỏe mạnh, tránh âu lo, xây dựng một chết độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí, đảm bảo có một giấc ngủ đủ hằng ngày.
Câu 6: Tại sao không nên làm việc quá sức và thức quá khuyu?
A. Vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng phục hồi hoạt động của hệ thần kinh và hoạt động của các hệ cơ quan khác.
B. Vì ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của cơ thể.
C. Vì sẽ ảnh hưởng đến người khác.
D. Vì thức khuyu sẽ dẫn đến béo phì.
Không nên làm việc quá sức và thức quá khuyu vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng phục hồi hoạt động của hệ thần kinh và hoạt động của các hệ cơ quan khác.
Câu 7: Giấc ngủ là
A. Khả năng nhắm mắt và thở đều, không suy nghĩ của con người.
B. Kết quả của một quá trình ức chế tự nhiên để bảo vệ và phục hồi khả năng hoạt động của hệ thần kinh.
C. Khả năng ức chế hoạt động của cơ thể.
D. Kết quả của việc nhắm mắt và nghỉ ngơi.
Giấc ngủ là kết quả của một quá trình ức chế tự nhiên để bảo vệ và phục hồi khả năng hoạt động của hệ thần kinh.
Câu 8: Muốn có một giấc ngủ tốt thì cần phải
A. Làm việc cật lực để hoàn thành đúng tiến độ.
B. Tạo một phản xạ chuẩn bị cho giấc ngủ.
C. Uống cà phê trước khi đi ngủ 1 tiếng.
D. Lo lắng áp lực phía công việc.
Muốn có một giấc ngủ tốt thì cần phải tạo một phản xạ chuẩn bị cho giấc ngủ.
Câu 9: Ý nào dưới đây không đúng?
A. Sức khỏe con người phụ thuộc vào trạng thái của hệ thần kinh.
B. Cơ thể con người là một khối thống nhất.
C. Cơ thể con người điều khiển hoạt động theo suy nghĩ chứ không phải hệ thần kinh.
D. Mọi hoạt động của con người đều chịu sự điều khiển, điều hòa và phối hợp của hệ thần kinh.
Con người hoạt động theo suy nghĩ và cả hệ thần kinh. Ví dụ con người không thể bắt tim ngừng đập được,
Câu 10: Những chất nào dưới đây gây hại đối với hệ thần kinh?
A. Chất kích thích.
B. Chất gây nghiện.
C. Chất làm giảm chức năng hệ thần kinh.
D. Cả 3 đáp án trên.
Chất gây hại đối với hệ thần kinh là chất kích thích, chất gây nghiện, chất làm giảm chức năng hệ thần kinh.
Câu 11: Vì sao nói ngủ là nhu cầu sinh lí của cơ thể?
A. Vì đó là kết quả của quá trình ức chế tự nhiên sau một ngày làm việc của hệ thần kinh.
B. Vì khi ngủ, khả năng làm việc của hệ thần kinh được phục hồi.
C. Vì thời gian đi vào giấc ngủ đã được cài đặt sẵn trong cấu trúc hệ gen của loài người.
D. Cả A và B.
- Bản chất của giấc ngủ là sự ức chế tự nhiên, khi ngủ các cơ quan trong cơ thể giảm sự hoạt động.
- Giấc ngủ có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe con người: giúp phục hồi hệ thần kinh và các cơ quan khác trong cơ thể.
Câu 12: Trong các đối tượng dưới đây, đối tượng nào có thời gian ngủ mỗi ngày nhiều nhất?
A. Thanh niên
B. Người cao tuổi
C. Trẻ sơ sinh
D. Trẻ vị thành niên
Trẻ sơ sinh có thời gian ngủ mỗi ngày nhiều nhất.
Câu 13: Mỗi ngày, một người trưởng thành nên ngủ trung bình bao nhiêu tiếng?
A. 9 tiếng
B. 5 tiếng
C. 8 tiếng
D. 11 tiếng
Người trưởng thành 1 ngày ngủ 7 - 8 tiếng.
Câu 14: Điều nào sau đây có thể gây cản trở đến giấc ngủ của bạn ?
A. Tâm trạng bất ổn
B. Tiếng ồn
C. Ánh sáng mạnh
D. Tất cả các phương án còn lại
Tâm trạng bất ổn, tiếng ồn, ánh sáng mạnh đều có thể gây cản trở đến giấc ngủ.
Câu 15: Ban đêm, để dễ đi vào giấc ngủ, bạn không nên sử dụng đồ uống nào dưới đây?
A. Cà phê
B. Nước rau má
C. Nước khoáng
D. Trà atisô
Không nên sử dụng cà phê trước khi đi ngủ, vì cà phê gây kích thích thần kinh, gây mất ngủ.
Câu 16: Để có giấc ngủ tốt, chúng ta có thể áp dụng biện pháp nào sau đây?
A. Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao
B. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ
C. Lắng nghe những bản nhạc du dương
D. Tất cả các phương án còn lại
Để có giấc ngủ tốt, chúng ta có thể
- Tắm nước ấm trước khi đi ngủ
- Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao
- Lắng nghe những bản nhạc du dương
Câu 17: Loại đồ uống nào dưới đây có tác dụng an thần, giảm căng thẳng thần kinh và chống mất ngủ?
A. Trà tâm sen
B. Trà sâm
C. Trà móc câu
D. Tất cả các phương án còn lại
Trà tâm sen có tác dụng an thần, giảm căng thẳng thần kinh và chống mất ngủ.
Câu 8: Để bảo vệ hệ thần kinh, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ?
A. Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí
B. Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu
C. Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày để phục hồi chức năng của hệ thần kinh sau thời gian làm việc căng thẳng
D. Tất cả các phương án còn lại
Để bảo vệ hệ thần kinh, chúng ta cần lưu ý:
+ Đảm bảo giấc ngủ hàng ngảy để phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh sau một ngày làm việc căng thẳng
+ Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu
+ Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí
Câu 19: Đồ uống nào dưới đây gây hại cho hệ thần kinh?
A. Nước lọc
B. Nước khoáng
C. Rượu
D. Sinh tố chanh leo
Rượu gây hại cho hệ thần kinh.
Câu 20: Chất nào dưới đây có hại cho hệ thần kinh?
A. Côcain
B. Hêrôin
C. Cafêin
D. Tất cả các phương án còn lại
Caffein có tác dụng trên hệ thần kinh gây chứng mất ngủ, căng thẳng gây ảnh hưởng đến cả hệ thống tim mạch.
Heroin có tác dụng làm ức chế làm giảm hoạt động của não bộ và hệ thống thần kinh, huỷ hoại sức khoẻ, làm mất khả năng lao động, học tập, làm cho thần kinh người nghiện bị tổn hại.
Cocain là một chất kích thích mạnh hệ thần kinh trung ương, gây các hưng phấn thái quá, tiếp theo là cảm giác khó chịu, trầm cảm...
Phần tiếp theo:
+ Câu trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 54 có đáp án: Vệ sinh hệ thần kinh (tiếp)
Tổng hợp các câu trắc nghiệm Sinh học lớp 8 có đáp án: ôn tập các bài, các chương, kiểm tra
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Câu trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 59 có đáp án: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết
- Câu trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 62 có đáp án: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai
- Câu trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 61 có đáp án: Cơ quan sinh dục nữ
- Câu trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 60 có đáp án: Cơ quan sinh dục nam
- Câu trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 58 có đáp án: Tuyến sinh dục
- Câu trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 57 có đáp án: Tuyến tụy và tuyến trên thận
- Câu trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 56 có đáp án: Tuyến yên, tuyến giáp
- Câu trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 55 có đáp án: Giới thiệu chung hệ nội tiết
- Câu trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 50 có đáp án: Vệ sinh mắt
- Câu trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 49 có đáp án: Cơ quan phân tích thị giác
Các tin khác
-
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 ôn tập: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 ôn tập có đáp án: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ -
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 2)
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án chính xác: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 2) -
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu diễn các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 1)
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án chính xác: Một số phương pháp biểu diễn các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 1) -
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 2)
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án chính xác: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 2) -
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 1)
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án chính xác: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 1) -
Câu trắc nghiệm Địa lý lớp 10 theo bài, ôn tập có đáp án
Câu trắc nghiệm Địa lý lớp 10 theo bài, ôn tập có đáp án chính xác -
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 3 ôn tập: Các nguyên tố hóa học và nước
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 3 ôn tập có đáp án: Các nguyên tố hóa học và nước -
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 3 có đáp án: Các nguyên tố hóa học và nước
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 3 có đáp án chính xác: Các nguyên tố hóa học và nước -
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 ôn tập: Các giới sinh vật
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 ôn tập có đáp án: Các giới sinh vật -
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 có đáp án: Các giới sinh vật
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 có đáp án: Các giới sinh vật