Câu trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 55 có đáp án: Giới thiệu chung hệ nội tiết
Câu trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 55 có đáp án: Giới thiệu chung hệ nội tiết
Câu 1: Hệ nội tiết có vai trò trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong các tế bào của cơ thể là nhờ
A. Hoocmon từ các tuyển nội tiết tiết ra.
B. Sinh lí của cơ thể.
C. Tế bào tuyến tiết ra.
D. Chất từ tuyến ngoại tiết tiết ra.
Hệ nội tiết có vai trò trong quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong các tế bào của cơ thể là nhờ hoocmon từ các tuyển nội tiết tiết ra.
Câu 2: Hệ nội tiết có đặc điểm nào dưới đây?
A. Tác động qua đường máu.
B. Điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể.
C. Chuyển hóa năng lượng nhờ hoocmon ở tuyến nội tiết tiết ra.
D. Cả 3 đáp án trên.
Hệ nội tiết có các đặc điểm như: Điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể, tác động qua đường má, chuyển hóa năng lượng nhờ hoocmon ở tuyến nội tiết tiết ra.
Câu 3: Tuyến nào dưới đây không thuộc tuyến nội tiết?
A. Tuyến mồ hôi.
B. Tuyến yên.
C. Tuyến giáp.
D. Tuyến ức
Tuyến mồ hôi thuộc tuyến ngoại tiết.
Câu 4: Tuyến nào vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết?
A. Tuyến tụy.
B. Tuyến cận giáp.
C. Tuyến yên.
D. Tuyến tùng.
Tuyến tụy vừa là tuyến ngoại tiết vừa là tuyến nội tiết.
Câu 5: Sản phẩm tiết của các tuyến nội tiết là gì?
A. FSH.
B. Hoocmon.
C. Dịch nhầy.
D. Mồ hôi.
Sản phầm tiết của các tuyến nội tiết là hoocmon.
Câu 6: Tính đặc hiệu của hoocmon là gì?
A. Ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan nhất định.
B. Không đặc trưng cho loài.
C. Hoocmon theo máu đi khắp cơ thể.
D. Có hoạt tính sinh học cao.
Tình đặc hiệu của hoocmon là chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan nhất định.
Câu 7: Điều nào dưới đây không đúng?
A. Có thể dùng insullin của bò thay thế cho người.
B. Hoocmon có hoạt tính sinh học rất cao.
C. Insullin do tuyến tụy tiết ra có tác dụng hạ đường huyết.
D. Hoocmon theo máu đi khắp cơ thể nên ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan.
Hoocmon chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan nhất định mặc dù nó theo máu đi khắp cơ thể.
Câu 8: Vai trò nào dưới đây không đúng với tuyến nội tiết?
A. Duy trì được tính ổn định của môi trường trong cơ thể.
B. Đảm bảo quá trình trao đổi và chuyển hóa diễn ra bình thường.
C. Điều hòa các quá trình sinh lý diễn ra bình thường.
D. Hoocmon có hoạt tính sinh học rất cao.
Hoocmon có hoạt tính sinh học cao là đặc điểm của hoocmon.
Câu 9: Hoocmon đi khắp cơ thể là nhờ
A. Máu.
B. Tuyến yên.
C. Tim.
D. Vùng dưới đồi.
Hoocmon đi khắp cơ thể là nhờ máu.
Câu 10: Hoocmon nào dưới đây được tiết ra từ tuyến tụy?
A. LH.
B. FSH.
C. Insullin.
D. Ostrogen.
Insullin được tuyến tụy tiết ra có tác dụng làm hạ đường huyết.
Câu 11: Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết có tên gọi là g ?
A. Kháng nguyên
B. Hoocmôn
C. Enzim
D. Kháng thể
Tuyến nội tiết sản xuất ra hoocmôn.
Câu 12: Đặc điểm của tuyến nội tiết là gì?
A. Tuyến không có ống dẫn
B. Chất tiết ngấm thẳng vào máu
C. Chất tiết được theo ống dẫn tới các cơ quan
D. Cả A và B
Tuyến nội tiết không có ống dẫn, chất tiết ngấm thẳng vào máu đi đến các cơ đích
Câu 13: Tuyến nào dưới đây vừa có chức năng ngoại tiết, vừa có chức năng nội tiết?
A. Tuyến cận giáp
B. Tuyến yên
C. Tuyến trên thận
D. Tuyến tụy
Tuyến tụy vừa có chức năng ngoại tiết, vừa có chức năng nội tiết.
Câu 14: Sản phẩm tiết của các tuyến nội tiết được phân bố đi khắp cơ thể qua con đường nào
A. Hệ thống ống dẫn chuyên biệt
B. Đường máu
C. Đường bạch huyết
D. Ống tiêu hóa
Sản phẩm tiết của các tuyến nội tiết được phân bố đi khắp cơ thể qua đường máu.
Câu 15: Dịch tiết của tuyến nào dưới đây không đi theo hệ thống ống dẫn?
A. Tuyến nước bọt
B. Tuyến sữa
C. Tuyến giáp
D. Tuyến mồ hôi
Dịch tiết của tuyến giáp không đi theo hệ thống ống dẫn
Câu 16: Tuyến nội tiết nào dưới đây nằm ở vùng đầu?
A. Tuyến tùng
B. Tuyến tụy
C. Tuyến ức
D. Tuyến giáp
Tuyến tùng nằm ở vùng đầu.
Câu 17: Ở người, vùng cổ có mấy tuyến nội tiết?
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
Ở người, vùng cổ có 2 tuyến nội tiết: tuyến giáp và tuyến cận giáp
Câu 18: Hoocmôn glucagôn chỉ có tác dụng làm tăng đường huyết, ngoài ra không có chức năng nào khác. Ví dụ trên cho thấy tính chất nào của hoocmôn?
A. Tính đặc hiệu
B. Tính phổ biến
C. Tính đặc trưng cho loài
D. Tính bất biến
Mỗi hoocmôn chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 1 số cơ quan nhất định, thực hiện một chức năng duy nhất như vậy là tính đặc hiệu
Câu 19: Chỉ cần một lượng rất nhỏ, hoocmôn đã tạo ra những chuyển biến đáng kể ở môi trường bên trong cơ thể. Điều này cho thấy tính chất nào của hoocmôn?
A. Có tính đặc hiệu
B. Có tính phổ biến
C. Có tính đặc trưng cho loài
D. Có hoạt tính sinh học rất cao
Hoocmôn có tính sinh học cao: chỉ với 1 lượng nhỏ cũng gây hiệu quả rõ rệt
Câu 20: Hoocmôn có vai trò nào sau đây?
1. Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể
2. Xúc tác cho các phản ứng chuyển hóa vật chất bên trong cơ thể
3. Điều hòa các quá trình sinh lý
4. Tiêu diệt các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể
A. 2, 4
B. 1, 2
C. 1, 3
D. 1, 2, 3, 4
Hoocmôn có vai trò:
+ Duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể
+ Điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường
Phần tiếp theo:
+ Câu trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 55 có đáp án: Giới thiệu chung hệ nội tiết
Tổng hợp các câu trắc nghiệm Sinh học lớp 8 có đáp án: ôn tập các bài, các chương, kiểm tra
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Câu trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 59 có đáp án: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết
- Câu trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 62 có đáp án: Thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai
- Câu trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 61 có đáp án: Cơ quan sinh dục nữ
- Câu trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 60 có đáp án: Cơ quan sinh dục nam
- Câu trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 58 có đáp án: Tuyến sinh dục
- Câu trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 57 có đáp án: Tuyến tụy và tuyến trên thận
- Câu trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 56 có đáp án: Tuyến yên, tuyến giáp
- Câu trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 54 có đáp án: Vệ sinh hệ thần kinh
- Câu trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 50 có đáp án: Vệ sinh mắt
- Câu trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 49 có đáp án: Cơ quan phân tích thị giác
Các tin khác
-
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 ôn tập: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 ôn tập có đáp án: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ -
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 2)
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án chính xác: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 2) -
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu diễn các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 1)
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án chính xác: Một số phương pháp biểu diễn các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 1) -
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 2)
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án chính xác: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 2) -
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 1)
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án chính xác: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 1) -
Câu trắc nghiệm Địa lý lớp 10 theo bài, ôn tập có đáp án
Câu trắc nghiệm Địa lý lớp 10 theo bài, ôn tập có đáp án chính xác -
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 3 ôn tập: Các nguyên tố hóa học và nước
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 3 ôn tập có đáp án: Các nguyên tố hóa học và nước -
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 3 có đáp án: Các nguyên tố hóa học và nước
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 3 có đáp án chính xác: Các nguyên tố hóa học và nước -
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 ôn tập: Các giới sinh vật
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 ôn tập có đáp án: Các giới sinh vật -
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 có đáp án: Các giới sinh vật
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 có đáp án: Các giới sinh vật