Câu trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 59 có đáp án: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết

1/1/2022 10:37:00 AM
Câu trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 59 có đáp án chính xác: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết

 

Câu trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 59 có đáp án: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết

Câu 1: Các tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của các hoocmon tiết ra từ tuyến yên là gì?

   A. Buồng trứng, tinh hoàn

   B. Tuyến giáp

   C. Tuyến trên thận

   D. Cả 3 đáp án trên.

Các tuyến nội tiết chịu ảnh hưởng của các hoocmon tiết ra từ tuyến yên là: buồng trứng, tinh hoàn, tuyến giáp, tuyến trên thận.

Câu 2: Điều nào dưới đây đúng với cơ chế tự điều hòa của các tuyến nội tiết nhờ các thông tin ngược?

   A. Hoạt động của tuyến yên đã được tăng cường hay kìm hãm cũng bị sự chi phối của hoocmon do tuyến yên tiết ra.

   B. Tuyến nội tiết chịu sự điều khiển của các hoocmon tuyến giáp.

   C. Hoạt động của tuyến yên đã được tăng cường hay kìm hãm cũng bị sự chi phối của hoocmon do tuyến giáp tiết ra.

   D. Tuyến nội tiết chịu sự điều khiển của các hoocmon tuyến yên.

Hoạt động của tuyến yên đã được tăng cường hay kìm hãm cũng bị sự chi phối của hoocmon do tuyến yên tiết ra là đáp án đúng với cơ chế tự điều hòa của các tuyến nội tiết nhờ các thông tin ngược

Câu 3: Sơ đồ điều hòa của vỏ tuyến trên thận?

   A. Tuyến yên tiết TSH → theo dòng máu → tuyến giáp tiết tiroxin → theo dòng máu → tuyến yên kìm hãm tiết TSH.

   B. Tuyến yên tiết ACTH → theo dòng máu → tuyến trên thận tiết Cooctizon → theo dòng máu → Cooctizon kìm hãm tiết ACTH.

   C. Tuyến yên tiết ACTH → theo dòng máu → vỏ tuyến trên thận tiết Cooctizon → Cooctizon kìm hãm tiết ACTH.

   D. Tuyến yên tiết TSH → theo dòng máu → tuyến yên kìm hãm tiết TSH.

Sơ đồ điều hòa của vỏ tuyến trên thận là: Tuyến yên tiết ACTH → theo dòng máu → tuyến trên thận tiết Cooctizon → theo dòng máu → Cooctizon kìm hãm tiết ACTH.

Câu 4: Sơ đồ điều hòa hoạt động của tuyết giáp?

   A. Tuyến yên tiết TSH → theo dòng máu → tuyến giáp tiết tiroxin → theo dòng máu → TH kìm hãm tiết TSH.

   B. Tuyến yên tiết TSH → theo dòng máu → tuyến yên kìm hãm tiết TSH.

   C. Tuyến yên tiết ACTH → theo dòng máu → vỏ tuyến trên thận tiết Cooctizon → Cooctizon kìm hãm tiết ACTH.

D. Tuyến yên tiết ACTH → theo dòng máu → tuyến trên thận tiết Cooctizon → theo dòng máu → Cooctizon kìm hãm tiết ACTH.

Sơ đồ điều hòa hoạt động của tuyết giáp: Tuyến yên tiết TSH → theo dòng máu → tuyến giáp tiết tiroxin → theo dòng máu → TH kìm hãm tiết TSH.

Câu 5: Thông tin ngược sẽ tác động cái gì khi tế bào có quá nhiều TH?

   A. Tuyến yên và vùng dưới đồi.

   B. Vùng dưới đồi.

   C. Tuyến yên.

   D. Tuyến giáp và cùng dưới đồi.

Thông tin ngược sẽ tác động lên tuyến yên và vùng dưới đồi khi tế bào có quá nhiều TH.

Câu 6: Tiroxin do tuyến nội tiết nào tiết ra?

   A. Tuyến yên.

   B. Tuyến giáp.

   C. Tuyến trên thận.

   D. Tuyến tụy.

Tiroxin do tuyến giáp tiết ra.

Câu 7: Cooctizon do tuyến nội tiết nào tiết ra?

   A. Tuyến yên.

   B. Tuyến tụy.

   C. Tuyến giáp.

   D. Tuyến trên thận.

Cooctizon do tuyến trên thận tiết ra.

Câu 8: Trong điều hòa hoạt động của vỏ tuyến trên thận, tuyến yên tiết ra hoocmon nào?

    B. LH.

    A. FSH.

   C. ACTH.

   D. TSH.

Trong điều hòa hoạt động của vỏ tuyến trên thận, tuyến yên tiết ra hoocmon ACTH.

Câu 9: Trong điều hòa hoạt động của tuyến giáp, tuyến yên tiết ra hoocmon nào?

   A. Tiroxin.

   B. FSH.

   C. LH.  

   D. TSH.

Trong điều hòa hoạt động của tuyến giáp, tuyến yên tiết ra hoocmon TSH.

Câu 10: Lượng đường trong máu giữ được ổn định là do đâu?

   A. Sự phối hợp hoạt động của tế bào α và tế bào β của đảo tụy trong tuyến tụy.

   B. Sự hoạt động của tế bào β do đảo tụy trong tuyến tụy tiết ra.

   C. Sự hoạt động của tế bào α do đảo tụy trong tuyến tụy tiết ra.

   D. Sự phối hợp hoạt động của các đảo tụy trong tuyển tuy.

Lượng đường trong máu giữ được ổn định là do sự phối hợp hoạt động của tế bào α và tế bào β của đảo tụy trong tuyến tụy.

Câu 11: Tuyến nội tiết nào dưới đây chịu ảnh hưởng bởi các hoocmôn tiết ra từ tuyến yên?

A. Tuyến trên thận

B. Tuyến sinh dục

C. Tuyến giáp

D. Tất cả các phương án còn lại

Tuyến trên thận, tuyến sinh dục, tuyến giáp đều chịu ảnh hưởng bởi các hoocmôn tiết ra từ tuyến yên.

Câu 12: Khi tuyến giáp tiết quá nhiều TH, hoocmôn này sẽ tác động ngược lên

A. vùng dưới đồi và tuyến trên thận.

B. vùng dưới đồi và tuyến giáp.

C. tuyến giáp và tuyến yên.

D. tuyến yên và vùng dưới đồi.

Khi tuyến giáp tiết quá nhiều TH, hoocmôn này sẽ tác động ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi.

Câu 13: Khi tác dụng lên thuỳ trước tuyến yên, TH sẽ kìm hãm sự tiết hoocmôn nào?

A. TSH

B. GH

C. FSH

D. MSH

Khi tác dụng lên thuỳ trước tuyến yên, TH sẽ kìm hãm sự tiết hoocmôn nào TSH.

Câu 14: Cooctizôn do tuyến nội tiết nào tiết ra?

A. Tuyến giáp

B. Tuyến trên thận

C. Tuyến tuỵ

D. Tuyến yên

Cooctizôn do tuyến trên thận tiết ra.

Câu 15: Khi tác dụng lên vùng dưới đồi, cooctizôn sẽ kìm hãm quá trình tiết hoocmôn nào?

A. ACTH

C. GH

B. FSH

D. TSH

Khi tác dụng lên vùng dưới đồi, cooctizôn sẽ kìm hãm quá trình tiết ACTH.

Câu 16: Hoocmôn nào dưới đây không tham gia vào cơ chế điều hoà đường huyết khi đường huyết giảm?

A. Insulin

B. Glucagôn

C. Cooctizôn

D. Tất cả các phương án còn lại

Cooctizôn có khả năng tạo glucose từ protein và lipit.

Câu 17: Hoocmôn nào dưới đây có khả năng chuyển hoá glixêrin, axit amin thành glucôzơ?

A. Insulin

B. Glucagôn

C. Cooctizôn

D. Tất cả các phương án còn lại

Cooctizôn có khả năng tạo glucose từ protein và lipit.

Câu 18: Khi dư thừa, hoocmôn ơstrôgen sẽ tác động ngược lên thuỳ trước tuyến yên và kìm hãm quá trình tiết

A. FSH.

B. MSH.

C. TSH.

D. ACTH.

Khi dư thừa, hoocmôn ơstrôgen sẽ tác động ngược lên thuỳ trước tuyến yên và kìm hãm quá trình tiết FSH.

Phần tiếp theo: 

Câu trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 59 có đáp án: Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết (tiếp)

Tổng hợp các câu trắc nghiệm Sinh học lớp 8 có đáp án: ôn tập các bài, các chương, kiểm tra

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác