Cách phòng ngừa lây nhiễm cúm A/H1N1 hiệu quả

7/22/2022 11:09:00 AM
Cúm A/H1N1 là dạng nhiễm trùng đường hô hấp khá nhiều người đang mắc phải trong thời gian gần đây. Để bảo vệ sức khỏe bản thân, người thân trong gia đình hãy áp dụng một trong những biện pháp phòng ngừa dưới đây

 

Cách phòng ngừa lây nhiễm cúm A/H1N1 hiệu quả

Cúm A/H1N1 là dạng nhiễm trùng đường hô hấp khá nhiều người đang mắc phải trong thời gian gần đây. Để bảo vệ sức khỏe bản thân, người thân trong gia đình hãy áp dụng một trong những biện pháp phòng ngừa dưới đây để hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Khi cơ thể bị nhiễm virus cúm A/H1N1 thông qua các đường tiếp xúc như dụng cụ, đồ vật có chứa virus, tiếp xúc với người mắc cúm A/H1N1 khiến đường hô hấp bị nhiễm trùng, xuất hiện các triệu chứng như sốt, ho, viêm họng, đau họng, nhức đầu, sổ mũi, đau mỏi cơ bắp,... Thông thường khi mắc cúm A bệnh sẽ tự khỏi sau một vài ngày nhưng với phụ nữ đang mang thai, người cao tuổi, trẻ nhỏ hay người bị bệnh hô hấp, suy giảm miễn dịch khi mắc có thể tiến triển nặng, ảnh hưởng tới sức khỏe rất nhiều, thậm chí nếu bệnh không được phát hiện, chữa trị sớm và đúng cách có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể bị nhiễm cúm A/H1N1

Khi tiếp xúc với người nhiễm cúm A, các vật dụng có chứa virus, lúc này virus xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp khiến đường hô hấp bị nhiễm trùng. Cơ thể sẽ có biểu hiện lâm sàng gồm các triệu chứng điển hình như:

+ Sốt

+ Nhức đầu

+ Đau mỏi cơ bắp

+ Hắt hơi, chảy nước mũi liên tục

+ Cơ thể bị mất nước, rối loạn điện giải

+ Co giật

+ Viêm họng nhẹ, hắt hơi, ho

+ Tình trạng nghẹt mũi kéo dài vài ngày khi bị nhiễm cúm A

+ Trường hợp nặng xuất hiện các triệu chứng như gây tức ngực, khó chịu và hay xuất hiện ho khan.

Khi  mắc cúm A cơ thể sẽ hồi phục trong vòng một tuần mà không cần phải chăm sóc y tế, nhập viện để theo dõi điều trị nhưng trong một số trường hợp bệnh cúm A có thể gây ra các biến chứng nặng và tử vong do bệnh chuyển thành ác tính.

Cách phòng ngừa lây nhiễm cúm A/H1N1 hiệu quả

Những biến chứng nguy hiểm khi mắc cúm A

Biến chứng viêm phổi thường gặp khi mắc cúm A ở đối tượng là trẻ em, người trên 65 tuổi, người mắc bệnh mạn tính, đặc biệt bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh mạch vành, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch.

Cúm A nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời có thể kéo các biến chứng như: viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu. Một số trường hợp nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong nguy hiểm đến tính mạng

Những người có tiền sử mắc các bệnh mạn tính, suy giảm đề kháng, miễn dịch như suy thận, đái tháo đường, người nghiện rượu, phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ khi mắc cúm A bị nặng bệnh dễ chuyển thành ác tính

+ Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh cúm A là gây nên phù não và tổn thương gan trầm trọng, tỷ lệ tử vong rất cao.

+ Những phụ nữ đang mang thai nếu mắc cúm A trong 3 tháng đầu có thể gây ra biến chứng ở thai nhi, nhất là bệnh lý về hệ thần kinh trung ương

Những biện pháp phòng ngừa cúm A hiệu quả nhất

Sốt do cúm A hoàn toàn có thể lây lan nhanh chóng giữa người với người, đặc biệt là thời gian lây sang trẻ em còn nhanh hơn vì sức đề kháng của trẻ còn yếu hay những người cao tuổi, người bị bệnh hô hấp, suy giảm miễn dịch. Khi các dịch cơ thể của người bệnh có chứa virus nhóm A và xâm nhập sang cơ thể người khác. Virus sẽ phát triển cực kỳ nhanh chóng để tiếp tục gây bệnh cho cơ thể khỏe mạnh.

Để phòng bệnh cúm A hay các bệnh truyền nhiễm khác cần giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn, khi đi từ ngoài về nhà, tiếp xúc với tay nắm cửa tại văn phòng, công cộng nơi tập trung đông người

Hạn chế đưa tay tiếp xúc vùng mắt, mũi, miệng và khi tiếp xúc với người nghi cúm, cần đeo khẩu trang để phòng ngừa lây nhiễm cúm A

Khi ho, hắt hơi hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy. Sau đó, bỏ khăn giấy bỏ vào thùng rác rồi rửa tay với xà phòng, dung dịch sát khuẩn, cồn rửa tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp ra không khí tại nơi làm việc

Cần thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp không gian sống và khu vực vui chơi của trẻ, đặc biệt là môi trường lớp học, các đồ chơi, vật dụng trẻ tiếp xúc hàng ngày… để phòng ngừa lây nhiễm cúm A

Thiết lập một chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, các loại trái cây, các loại hạt trong thực đơn hằng ngày.

Không ăn thực phẩm chưa được chế biến chín, thực phẩm sống, thịt các loài động vật hoang dã.

 Người lớn và người cao tuổi nên thể dục vừa sức thường xuyên để nâng cao đề kháng cho cơ thể

Tiêm vaccine phòng cúm vào trước giao mùa khoảng 3 tháng (vào tháng 7-9 hàng năm) để cơ thể kịp sản sinh kháng thể cần thiết để chống lại virus gây bệnh và cần tiêm phòng nhắc lại hàng năm.

Khi sử dụng thang máy, cửa văn phòng tại nơi làm việc, nơi công cộng nên mở bằng khuỷu tay, hạn chế tiếp xúc với các nút bấm trong thang máy, tay nắm cửa. Hạn chế sử dụng thang máy khi đông người, giờ tan làm. Sau khi đi ra khỏi thang máy, mở cửa nơi làm việc cần phải rửa tay ngay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

Giữ ấm cơ thể nhất là các khu vực: mũi, cổ, bàn tay, bàn chân. Tránh tiếp xúc với người bệnh đường hô hấp cấp tính sốt, ho, khó thở

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bài tập thở chu kỳ chủ động cho bệnh nhân Covid-19 theo Bộ Y tế

Bổ sung 4 thức uống sau khi khỏi Covid-19 giúp sạch phổi, phòng tránh di chứng hậu Covid-19

Bệnh đậu mùa khỉ vì sao không dễ trở thành đại dịch như Covid-19

Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa

Chuyên gia hướng dẫn phương pháp phòng tránh cúm A/H1N1

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác