Mắc cúm A nên ăn gì để tăng cường sức đề kháng, nhanh hồi phục

7/25/2022 4:59:00 PM
Cúm A có thể gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được phát hiện điều trị, chăm sóc đúng cách. Giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, tăng cường sức đề kháng nên ăn những loại thực phẩm gì là điều mà được nhiều quan tâm lúc này

 

Mắc cúm A nên ăn gì để tăng cường sức đề kháng, nhanh hồi phục

Cúm A có thể gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được phát hiện điều trị, chăm sóc đúng cách. Giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục, tăng cường sức đề kháng nên ăn những loại thực phẩm gì là điều mà được nhiều quan tâm lúc này

Cúm là bệnh truyền nhiễm virus cấp tính lây truyền tực tiếp từ người sang người thông qua đường hô hấp. Virus cúm có trong nước mũi, nước bọt người bệnh lây truyền sang người khác qua những hạt nước nhỏ li ti bắn ra từ mũi, miệng người bệnh khi ho, hắt hơi hoặc qua tiếp xúc trực tiếp, hoặc trong không khí, tiếp xúc với các bề mặt, vật dụng có chứa virus cúm. Nguyên nhân gây cúm do các chủng us vircúm A, B, C, trong đó cúm A là chủng gây bệnh phổ biến nhất. Bệnh cúm A gây ra bởi các chủng của virus cúm A như H1N1, H5N1, H7N9…

Thông thường khi mắc cúm A bệnh sẽ tự khỏi sau một vài ngày nhưng với phụ nữ đang mang thai, người cao tuổi, trẻ nhỏ hay người bị bệnh hô hấp, suy giảm miễn dịch, người có các bệnh lý mạn tính như hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim mạch, HIV/AIDS hoặc ung thư… khi mắc có thể tiến triển nặng, ảnh hưởng tới sức khỏe rất nhiều, thậm chí nếu bệnh không được phát hiện, chữa trị sớm và đúng cách có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

Những dấu hiệu cảnh báo cơ thể mắc cúm A

Bệnh cúm A gây ra bởi các chủng của virus cúm A như H1N1, H5N1, H7N9… khi virus cúm tấn công hệ thống hô hấp gây ra các triệu chứng:

+Sốt, có thể sốt cao, ớn lạnh.

+ Chảy nước mũi, nước mắt, ngạt mũi, hắt hơi.

+ Đau họng

+ Cơ thể bị mất nước, rối loạn điện giải

+ Ho.

+ Đau đầu.

+ Co giật

+ Đau nhức cơ bắp hoặc đau nhức cơ thể

+ Mệt mỏi, chán ăn, có cảm giác như kiệt sức.

+ Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa (buồn nôn, nôn, tiêu chảy), đặc biệt ở trẻ em.

+ Trường hợp nặng xuất hiện các triệu chứng như gây tức ngực, khó chịu và hay xuất hiện ho khan, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Người mắc cúm A cần được chăm sóc như thế nào để nhanh hồi phục

Khi bị mắc các thể bệnh cúm thông thường cơ thể xuất hiện tình trạng sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ bắp,... Để điều trị bệnh chủ yếu sẽ giảm các triệu chứng cho bệnh gây nên bằng các thuốc hạ sốt, bù nước điện giải, bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục.

Mắc cúm A nên ăn gì để tăng cường sức đề kháng, nhanh hồi phục

Trong thời gian này nên cách ly người bị cúm A với những người thân khác trong gia đình đặc biệt là trẻ nhỏ, người cao tuổi, người bị bệnh hô hấp, suy giảm miễn dịch, người có các bệnh lý mạn tính như hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim mạch,...để tránh bị lây nhiễm. Người chăm sóc bệnh nhân mắc cúm A cần đeo khẩu trang trong quá trình tiếp xúc với người mắc cúm, thường xuyên rửa tay sau và trước khi tiếp xúc với bệnh nhân bằng xà phòng diệt khuẩn để loại bỏ vi khuẩn, virus.

Giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục nên để người bệnh nghỉ ngơi ở phòng thoáng khí, hạn chế sử dụng điều hòa ở mức nhiệt quá lạnh, nên mặc quần áo thoáng rông để thấm hút mồ hôi. Nếu cơ thể bị sốt cao có thể chườm mát, hạ sốt bằng các thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol theo hướng dẫn. Đồng thời súc miệng, họng, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý,

Tuy nhiên trong quá trình chăm sóc tại nhà nếu có một trong các dấu hiệu: sốt kéo dài, ho nhiều, ho có đờm, đau đầu nhiều, đau tai, tức ngực, nôn… cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra, can thiệp kịp thời tránh các biến chứng nặng hơn có thể xảy ra.

Thông thường khi mắc cúm A người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, chán ăn, ăn không ngon miệng nếu kéo dài có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, quá trình hồi phục của cơ thể. Do vậy để cơ thể nhanh chóng hồi phục tăng cường sức đề kháng bên cạnh việc điều trị theo chỉ định, cần phải chú ý bổ sung dinh dưỡng để nhanh hồi phục bằng cách

+ Ăn uống đủ chất dinh dưỡng

+ Nên ăn thức ăn dễ tiêu

+ Uống nhiều nước, nước ép trái cây giàu vitamin

+ Bổ sung vitamin.

+ Ăn nhiều rau quả, trái cây tươi chứa nhiều vitamin C (chanh, cam, quýt…) để tăng cường sức đề kháng chống lại virus gây bệnh.

Một số thực phẩm tốt cho người mắc bệnh cúm A nên ăn

Thực phẩm giàu vitamin C

Những thực phẩm giàu vitamin C như trái cây họ cam quýt (cam, chanh, bưởi…), nho, dâu tây, đu đủ, táo, lê, chuối, ổi, kiwi… ; các loại rau như: bông cải xanh, cà chua, ớt chuông… giúp kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu tấn công vi khuẩn và virus nên cũng được xem là một phần phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Vitamin C trong các thực phẩm này cũng giúp bảo vệ các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, ngăn ngừa được các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Do đó, trong thời gian này hãy bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C quả để ngăn ngừa và giảm các triệu chứng của bệnh cúm.

Rau quả

Những loại rau quả có màu xanh đậm như: rau ngót, cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, gấc, cà rốt, cà chua, bí đỏ… không chỉ giàu vitamin A, vitamin C, vitamin B,.... cùng nhiều khoáng chất giúp bổ sung dinh dưỡng mà còn có tác dụng kháng viêm, tăng sức đề kháng cho cơ thể, rất tốt cho người mắc bệnh cúm 

Một số loại gia vị

Một số gia vị như hành, tỏi, gừng, mật ong… có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, rất tốt cho người mắc bệnh cảm cúm nhất là cúm A.

Tỏi có chứa chất allicin, hợp chất sulfur có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm mạnh nên tỏi được coi là thực phẩm tốt để trị bệnh cúm, giảm ngạt mũi, giảm ho cực hiệu quả

Do vậy, người bệnh cúm A nên bổ sung tỏi trong bữa ăn hàng ngày để cải thiện triệu chứng cúm, tăng cường miễn dịch, giúp nhanh hồi phục sức khỏe.

Gừng cũng là vị thuốc dùng để trị nhiều bệnh thông thường, trong đó có cúm. Người bệnh có thể dùng gừng tươi chế biến các món cháo gà, canh gà hoặc trà gừng… rất tốt để giảm các triệu chứng khó chịu của cúm từ đó giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục

Mật ong cũng được xem là một trong những thực phẩm kháng khuẩn, giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Sử dụng mật ong hoặc trà mật ong gừng, nước chanh tươi ấm pha mật ong giúp làm dịu cổ họng, giảm ho tốt.

Thực phẩm giàu kẽm

Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật. Do đó, khi mắc cúm A người bệnh nên ăn thức ăn giàu kẽm từ động vật như: sò, hàu, thịt bò, gà, thịt lợn nạc, sữa, trứng, cá, tôm, cua…trong thực đơn hằng ngày giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục

Kẽm là chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với nhiều chức năng sinh học, đặc biệt là hệ miễn dịch, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và chống lại nhiễm trùng. Việc bổ sung kẽm có thể giảm nguy cơ mắc các triệu chứng nghiêm trọng và rút ngắn thời gian mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như: cúm, cảm lạnh, viêm xoang, viêm phổi..

Biện pháp phòng ngừa cúm A hiệu quả nhất

Sốt do cúm A hoàn toàn có thể lây lan nhanh chóng giữa người với người, đặc biệt là thời gian lây sang trẻ em còn nhanh hơn vì sức đề kháng của trẻ còn yếu hay những người cao tuổi, người bị bệnh hô hấp, suy giảm miễn dịch. Khi các dịch cơ thể của người bệnh có chứa virus nhóm A và xâm nhập sang cơ thể người khác. Virus sẽ phát triển cực kỳ nhanh chóng để tiếp tục gây bệnh cho cơ thể khỏe mạnh.

Để phòng bệnh cúm A hay các bệnh truyền nhiễm khác cần giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay sạch với xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn, khi đi từ ngoài về nhà, tiếp xúc với tay nắm cửa tại văn phòng, công cộng nơi tập trung đông người

Khi ho, hắt hơi hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy. Sau đó, bỏ khăn giấy bỏ vào thùng rác rồi rửa tay với xà phòng, dung dịch sát khuẩn, cồn rửa tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp ra không khí tại nơi làm việc

Hạn chế đưa tay tiếp xúc vùng mắt, mũi, miệng và khi tiếp xúc với người nghi cúm, cần đeo khẩu trang để phòng ngừa lây nhiễm cúm A

Cần thường xuyên vệ sinh, dọn dẹp không gian sống và khu vực vui chơi của trẻ, đặc biệt là môi trường lớp học, các đồ chơi, vật dụng trẻ tiếp xúc hàng ngày… để phòng ngừa lây nhiễm cúm A

Thiết lập một chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, các loại trái cây, các loại hạt trong thực đơn hằng ngày.

Không ăn thực phẩm chưa được chế biến chín, thực phẩm sống, thịt các loài động vật hoang dã.

 Người lớn và người cao tuổi nên thể dục vừa sức thường xuyên để nâng cao đề kháng cho cơ thể

Giữ ấm cơ thể nhất là các khu vực: mũi, cổ, bàn tay, bàn chân. Tránh tiếp xúc với người bệnh đường hô hấp cấp tính sốt, ho, khó thở

Tiêm vaccine phòng cúm vào trước giao mùa khoảng 3 tháng (vào tháng 7-9 hàng năm) để cơ thể kịp sản sinh kháng thể cần thiết để chống lại virus gây bệnh và cần tiêm phòng nhắc lại hàng năm.

Khi sử dụng thang máy, cửa văn phòng tại nơi làm việc, nơi công cộng nên mở bằng khuỷu tay, hạn chế tiếp xúc với các nút bấm trong thang máy, tay nắm cửa. Hạn chế sử dụng thang máy khi đông người, giờ tan làm. Sau khi đi ra khỏi thang máy, mở cửa nơi làm việc cần phải rửa tay ngay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Cách phòng ngừa lây nhiễm cúm A/H1N1 hiệu quả

Điểm giống và khác nhau giữa bệnh COVID-19 và bệnh cúm mùa

Bạn đã biết 9 bước phòng ngừa bệnh cúm hiệu quả cho gia đình?

Bệnh đậu mùa khỉ

Vắc xin phòng bệnh đầu mùa khỉ

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác