Bí kíp trồng cây trầu bà lụa phát triển tốt, đem may mắn tài lộc
Bí kíp trồng cây trầu bà lụa phát triển tốt, đem may mắn tài lộc
Cây trầu bà lụa là một trong những loại cây cảnh phong thủy được nhiều người ưa chuộng chọn trồng với mong muốn mang lại nhiều may mắn, tài lộc. Nhưng để cây phát triển tốt, lá xanh tươi hãy áp dụng cách trồng chuẩn sau đây.
Loài cây cảnh này có tên khoa học là Scindapsus pictus cv. argyraeus; thuộc họ Araceae, có xuất xứ từ Indonesia và Philippin nhưng ngày nay chúng được nhiều nơi trồng trong đó có Việt Nam. Ngoài tên trầu bà lụa cây còn có tên gọi khác là trầu bà minh ty trắng, trà bà sữa, trầu bà lụa vằn
Theo đó, cây là loài cây thân leo phát triển ra nhiều thân nhánh, đi theo nhiều hướng nên thường được đặt ở cửa sổ, ban công, tường, để ở bàn làm việc,... Thân của cây trầu bà tương đối tròn nhỏ, có màu xanh, lá ở dạng đơn dày, to có hình tim bầu dục. Hình dáng lá hơi nhọn ở ngọn, hơi tim ở gốc, bề mặt lá sẽ phủ đầy các đốm trắng hoặc là mảng màu bạc, phiến lá trơ bóng và không có lông, hai mép nguyên nên tạo vẻ đẹp độc đáo mà ít loai cây cảnh nào có được.
Cây trầu bà trong phong thủy được biết đến là một trong những loại cây cảnh mang ý nghĩa may mắn, tài lộc sinh sôi, thuận lợi về đường con cái, phát triển thịnh vượng, tư tưởng hanh không, mọi việc thuận lợi, đẩy lùi năng lượng tiêu cực thúc đẩy năng lượng tốt.
Không chỉ mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy mà chúng có lợi rất nhiều cho sức khỏe. Cây trầu bà lụa có khả năng hấp thụ các sóng điện tử từ các thiết bị điện tử như máy tính, sóng wifi, tia bức xạ từ lò vi sóng, bếp từ, vô tuyến. Ngoài ra, cây trầu bà lụa còn loại bỏ độc tố trong không khí như formal dehyd, trichloroethene, toluene, xylene và benzen giúp không khí trong văn phòng, nhà ở được trong sạch hơn. Khi được sử dụng làm tiểu cảnh trong các bể nuôi cá cảnh rễ cây trầu bà có thể hấp thụ nitrat từ đó giúp nước nuôi cá cảnh sạch hơn, giúp ích cho cá phát triển khỏe mạnh, ngăn ngừa bệnh nguy hại đến cá cảnh. Tuy nhiên, lá của cây trầu bà độc nếu vô tình ăn phải vì chúng có chứa chất độc calcium oxalate gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc miệng. Do đó, không thích hợp trồng ở những gia đình có trẻ nhỏ, trẻ hiếu động.
Hướng dẫn cách trồng cây trầu bà lụa phát triển khỏe mạnh
Nhân giống cây trầu bà lụa
Cây trầu bà lụa có thể nhân giống bằng cách giâm cành, cách thực hiện cũng khá đơn giản, không quá cầu kỳ chỉ cần thực hiện theo các bước chuẩn sau:
Bước 1: Chuẩn bị giá thể để nhân giống gồm hỗn hợp sơ dưa, tro trấu, đất thịt và một ít phân bò trộn theo tỷ lệ vừa phải, tưới nước lên giá thể.
Bước 2: Chọn những cây trầu bà lụa to khỏe, mập mạp không bị sâu bệnh, nấm hại, lá xanh tươi tốt.
Bước 3: Dùng dao hoặc kéo đã được tiệt trùng cắt 1 đoạn ngắn có 1 đốt thân và 1 lá, và nếu có rễ thì càng tốt.
Bước 4: Đem giâm vào giá thể đã chuẩn bị trước, tưới nước giữ ẩm, để nơi cây ở những chỗ râm mát. Sau khoảng thời gian từ 2-4 tuần cây phát triển dễ, ra chồi non, lúc này chúng ta tiến hành chăm sóc bình thường.
Độ ẩm và nước tưới
Cây thích hợp được trồng ở những nơi có độ ẩm cao, nhu cầu về nước trung bình. Tưới nước định kỳ khoảng 1-2 ngày 1 lần, vào mùa hè không khí nóng nực, nước thoát hơi nhanh có thể tưới 1 lần/ngày vào buổi sáng sớm. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc cây chúng ta không để cây vào tình trạng bị ngập nước gây ra thối rễ sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cây, tạo điều kiện cho các loài nấm, vi khuẩn trong đất có cơ hội phát triển.
Vị trí đặt cây trầu bà lụa
Cây trầu bà lụa là dạng thân leo nên có thể đặt chúng ở ngoài cửa sổ vừa trang trí làm đẹp, lọc oxy cho cả phòng hoặc có thể đặt chúng ở trong phòng làm việc để khử khuẩn, thanh lọc không khí vượng phong thủy. Ngoài ra có thể mắc giàn treo trước cổng, hay tường rào bao quanh tạo nét cổ kính đẹp mắt cho tổng thể của ngôi nhà.
Ánh sáng
Cây trầu bà lụa có thể phát triển trong cả điều kiện ánh sáng gián tiếp cùng ánh sáng yếu nhưng lại không chịu được ánh sáng trực tiếp, đặc biệt là ánh mặt trời. Do đó nên đặt cây trầu bà ở phòng làm việc, những nơi có ánh sáng yếu.
Đất trồng
Cây thích nghi với mọi loại đất, nhưng đất trồng phải thoát nước tốt, đất trồng nên trộn thêm các giá thể như sơ dưa, tro trấu, đất thịt và một ít phân bò giúp cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây.
Nhiệt độ
Cây không chịu được lạnh, chúng phát triển thuận lợi khi được trồng ở nhiệt độ từ 18-24 độ C. Vào mùa đông nếu nhiệt độ dưới 10 độ C, cây sẽ bị sốc và có thể dẫn đến chết. Do đó, những tỉnh miền bắc nếu trồng cây trầu bà lụa vào mùa đông nên di chuyển cây vào những nơi có khu vực ấm áp, nhiệt độ phòng giúp cây phát triển tốt trong mùa đông, tránh tình trạng sốc nhiệt
Cắt tỉa cây trầu bà
Trong quá trình chăm sóc chúng ta nên cắt tỉa thường xuyên giúp cây phân nhánh nhanh và trở nên sum suê hơn. Mùa xuân chính là thời điểm tốt nhất để cắt tỉa lại cây, vào mùa đông không nên cắt tỉa cây. Khi phát hiện cây phát triển quá tốt có thể cắt tỉa bớt các nhánh thân để nhân giống thêm chậu trồng mới.
Phân bón
Nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trong quá trình chăm sóc cây có thể bón thêm phân khi vào xuân, nên sử dụng phân vô cơ tổng hợp NPK mà có hàm lượng đạm cao để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Đồng thời, có thể tận dụng bã trà để làm phân bón cho cây, giúp đất tơi xốp hơn.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây kim ngân thủy sinh đúng chuẩn
Kinh nghiệm chăm sóc lan Hoàng Thảo Long Nhãn đúng chuẩn
Bật mí cách trồng cây kim tiền phát triển tốt, đem lại nhiều may mắn
Cách sử dụng thuốc kích rễ đúng chuẩn nhất
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa lan mặt khỉ
- Các bước chăm sóc hoa lan sau khi chơi Tết đúng chuẩn
- Hướng dẫn chăm sóc hoa hồng William Shakespeare
- Kinh nghiệm chăm sóc hoa lan Đuôi Chồn hoa nở nhiều
- Bí quyết trồng và chăm sóc hoa Lan Phi Điệp
- Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng vào mùa đông để cây phát triển tốt, nở hoa rực rỡ
- Chăm sóc hoa hồng vào mùa hè: những điều cần lưu ý
- Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng Rouge Royale rose
- Kỹ thuật chăm sóc hoa hồng Midnight Blue
- Chăm sóc hoa hồng Lavender Crystal
- Chăm sóc hoa ly nở đúng dịp Tết âm lịch hãy làm theo các bước sau
- Chăm sóc hoa Hồng Anh cho ngôi nhà rực rỡ sắc hoa
- Cách chăm sóc hoa triệu chuông nở rực rỡ quanh năm
- Kỹ thuật chăm sóc hoa Thu hải đường cho sắc màu rực rỡ, cuốn hút
- Cách chăm sóc hoa Hương Tuyết cầu cho ban công chung cư đẹp ngỡ ngàng
- Chăm sóc hoa dạ yến thảo cho ban công nhà bạn mãi luôn tràn ngập sắc hoa
- Mách bạn cách trồng và chăm sóc hoa cúc xanh
- Bạn đã biết cách chăm sóc hoa hồng xanh đúng cách
- Hướng dẫn các bạn cách chăm sóc hoa lay ơn cho nhiều nụ
- Hướng dẫn cách chăm sóc hoa hồng tỉ muội luôn xanh tốt cho hoa nở quanh năm
Các tin khác
-
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt. -
Hướng dẫn cách thu hoạch, bảo quản khế
Khế mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng để thuận tiện cho việc cất trữ, sử dụng khi cần thiết cần có phương pháp bảo quản phù hợp, đúng cách. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh ở cây khế
Đảm bảo cây khế phát triển mạnh mẽ, đạt năng suất cao việc phòng trừ sâu bệnh hại trên cây là điều cực kỳ quan trọng. -
Hướng dẫn cách trồng khế tại nhà chuẩn xác
Khế không chỉ là một loại trái cây mà còn sử dụng để chữa trị nhiều bệnh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc khế tại nhà giúp cây phát triển khỏe mạnh, ít nhiễm sâu bệnh. -
Kinh nghiệm thu hoạch, bảo quản cây mật nhân chuẩn xác
Cây mật nhân hay cây bách bệnh được dùng làm thuốc bổ, điều trị nhiều bệnh. Để đảm bảo dược liệu khi thu hoạch, sơ chế, bảo quản mật nhân cần lưu ý điều gì?