Kinh nghiệm chăm sóc chim bồ câu sinh sản
Hiện nay khá nhiều hộ nuôi chim bồ câu sinh sản để bán con giống nhằm tăng thêm thu nhập. Theo các chuyên gia, khi nuôi chim bồ câu sinh sản các hộ nuôi cần đảm bảo được đầy đủ các điều kiện sau thì con giống mới phát triển khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh tật sau này.
Lựa chọn chim bồ câu sinh sản
Để được lứa chim bồ câu non khỏe mạnh, phát triển tốt việc lựa chọn chim bồ câu bố mẹ rất quan trọng. Khi lựa chọn chim bồ câu mái, bồ câu trống người nuôi lựa chọn dựa theo tiêu chí sau:
+ Chim bồ câu trống: Lựa chọn những con trồng có đầu thô, thân hình to, khỏe mạnh, có phản xạ gù mái, khoảng cách giữa hai xương chậu hẹp. Bộ lông dày và mượt, không bị mắc các dị tật bẩm sinh, mắt sáng, lanh lợi, đuôi nhọn, hoạt bát
+ Chim bồ câu mái: Lựa chọn những con mái có trọng lượng nhỏ hơn chim trống, khoảng cách giữa hai xương chậu rộng, đầu nhỏ và thanh. Bộ lông mềm và mượt, không mắc bị mắc các dị tật bẩm sinh, hoạt bát, không mắc các bệnh truyền nhiễm,…
Bồ câu mái thường đẻ 2 trứng/lứa, thời gian đẻ mỗi quả sẽ cách nhau chứ không liền một lúc. Qủa trứng đầu tiên bồ câu mái sẽ thường đẻ vào buổi chiều và sau khoảng 2 ngày bồ câu mái sẽ đẻ tiếp trứng thứ hai. Trong một số trường hợp chim mái đang đẻ hoặc đang ấp trứng mà trứng gặp vấn đề thì sau khoảng 10-14 ngày chim mái sẽ đẻ lứa trứng mới.
Sau khi được ấp trứng sẽ nở sau 15-17 ngày. Chim bồ câu non sau khi nở sau khoảng 3 tuần là có thể xuất bán con giống. Mỗi cặp bồ câu sinh sản trong 5 năm trong điều kiện nuôi nhốt nhưng sau 3 năm đẻ khả năng sinh sản giảm người nuôi nên thay cặp chim bố mẹ mới.
Xây dựng chuồng nuôi chim bồ câu sinh sản
Vị trí đặt chuồng nuôi chim bồ câu sinh sản nên đặt nơi yên tĩnh, thoáng đãng, ít người qua lại, không đặt vị trí gần đường nhất là những đường lớn nơi có nhiều xe cộ qua lại. Không đặt chuồng nuôi nơi hay bị nước mưa hắt vào nên đặt nơi có ánh sáng mặt trời, có ổ đẻ trứng.
Nếu nuôi thả thì chuồng phải có thêm mái che mưa, nắng, tránh gió lùa nhất là các tỉnh miền Bắc nơi có mùa đông lạnh giá. Chuồng có thể làm bằng phên tre, nứa hoặc gỗ, lưới kẽm… Chia chuồng thành các ô nhỏ với kích thước sâu 60 cm, rộng 50 cm và cao 40 cm cho mỗi cặp chim sinh sản
Nguồn nước nuôi chim bồ câu sinh sản
Nguồn nước uống phải đảm bảo sạch sẽ, không bị ô nhiễm, không lẫn các chất độc hại. Có thể tận dụng nguồn nước giếng khoan, giếng đào sâu để cho chim bồ câu sinh sản uống, không sử dụng nguồn nước lấy từ sông hồ, kênh mương, ao tù,…
Hàng ngày cung cấp đủ nước cho chim bồ câu bố mẹ uống. Nhu cầu nước uống đối với chim bố mẹ trong giai đoạn nuôi con là rất lớn, trung bình mỗi ngày là từ 500ml – 750ml/ngày. Nếu không cung cấp đủ nước chim non sẽ chậm phát triển, suy dinh dưỡng. Để đảm bảo đủ nguồn nước hàng ngày cho chim người nuôi nên sử dụng các máng đựng nước có dung tích khoảng 500ml nước.
Cách 3 ngày nên thay nước mới cho chim một lần để tránh trường hợp nước bị bẩn do phân chim, bụi bẩn, thức ăn lẫn trong nước, vệ sinh sạch sẽ bình đựng nước sau mỗi lần thay nước.
Nếu những cặp chim bồ câu bố mẹ có thói quen vãi phân vào trong máng uống hãy thay nước hàng ngày để tránh vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của chim bố mẹ.
Thức ăn cho chim bồ câu sinh sản
Thức ăn chim bồ câu khá đang dạng người nuôi cho chim ăn các loại hạt như ngô, gạo, các loại hạt đậu, cao lương, bo bo, hạt kê, hướng dương,...Lượng thức ăn của chim bồ câu không nhiều như gà, vịt nên sẽ tiết kiệm được chi
Bên cạnh đó nên cung cấp các loại hạt như: hạt đậu xanh, đậu đen, đỗ tương, hướng dương, bo bo,…Những loại hạt này chứa nhiều chất béo nên chỉ cần cho chim ăn với số lượng vừa đủ. Để chim hấp thụ tốt nhất nên rang trước khi cho chim ăn. Bên cạnh đó nên cung cấp thêm trong khẩu phần ăn của chim một lượng sạn sỏi nhỏ để hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Ngoài những loại thức ăn chuyên biệt người nuôi có thể kết hợp bổ sung thêm cám con cò, bột ngũ cốc, hạt kê, hạt cao lương, gạo lức để cung cấp thêm năng lượng cho chim phát triển trong giai đoạn đẻ trứng và nuôi con.
Nên cho chim ăn vào giờ đã quy định để tạo thói quen, thông thường một ngày cho chim ăn 2 lần vào 6 giờ sáng và 1 giờ chiều.
Chuẩn bị ổ đẻ cho chim bồ câu sinh sản
Người nuôi tiến hành làm ổ đẻ cho chim càng sớm càng tốt để tập cho chim bồ câu mái quen dần với ổ. Tránh tình trạng chim mái đẻ trứng dưới sàn làm ảnh hưởng đến trứng.
Ổ đẻ của chim người nuôi có thể tự làm ổ đẻ có thể làm ổ theo hình chữ nhật với kích thước cao 10cm, rộng 20 cm, dài 25cm hoặc tận dụng những chiếc rổ nhựa. Đối với ổ nhựa người nuôi khi lót rơm nên dùng rơm cọng dài, đan theo kiểu tóc đuôi sam (thắt rít) sao cho độ dài bằng với độ rộng bên trong của ổ đẻ và đường kính (to) khoản từ 2-3cm và tạo thành một vòng rơm đặt trong rổ là được.
Chăm sóc kỳ đẻ và ấp trứng chim bồ câu sinh sản
Khi chim bồ câu mái đẻ lứa trứng đầu tiên người nuôi để chim mẹ ấp khoảng 5 ngày. Sau 5 ngày tiến hành thu lấy trứng bỏ đi để chim mái đẻ lứa trứng tiếp theo. Việc này giúp kích thích mắn đẻ ở chim và thường lứa trứng đầu tiên thì khoảng 80% là trứng nhỏ hoặc không thụ tinh nên cần bỏ đi để thứ nhất tiết kiệm chi phí.
Thời gian chim mái đẻ trứng thứ nhất và thứ 2 cách nhau từ 1-2 ngày, người nuôi tiến hành đánh dấu và ghi chép lại ngày đẻ để theo dõi trứng, canh chừng ngày trứng nở.
Lưu ý:
+Trong quá trình chim mái ấp trừng người nuôi hạn chế lấy trứng ra khỏi ổ chỉ khi nào soi trứng mới lấy ra.
+ Không nên thay rơm mới vào ổ, chim bồ câu mái sẽ bỏ trứng không ấp.
+ Khu vực ấp trứng cần yên tĩnh, không để chó, mèo, chuột vào khu vực ấp trứng, không gây tiếng động ồn ào.
Kỹ thuật soi trứng
Chim bồ câu mái ấp trứng khoản 8 ngày là có thể soi trứng đẻ xem trứng có nên hay không.
Trứng nên: khi soi bằng đèn pin vào trứng ta sẽ thấy phôi trứng hình thành có màu sẫm kết chặc với vỏ trứng, thấy đường gân máu xuất hiện. Nhìn bên ngoài vỏ trứng lán mịn và có màu hơi sẫm.
Trứng hỏng: Khi soi đèn pin vào không thấy dấu hiệu phôi, gân máu, mà chỉ thấy lòng đỏ của trứng. Võ trứng bên ngoài trong giống như trứng mới đẻ, lắc lắc quả trứng ta sẽ nghe được âm thanh ột ột của trứng.
Sau khoảng 18 ngày chim sẽ nở trứng thứ nhất, trứng thứ 2 sẽ nở cách trứng thứ nhất từ 1-2 ngày khi nhiệt độ ấp trứng ổn định. Nếu nhiệt độ không ổn định thì ngày trứng nở sẽ giao động trong khoản từ 17-20 ngày.
Kỹ thuật ghép trứng, ghép con
Khi ấp trứng không phải nào 2 trứng sau khi ấp đều nở 2 con như ta mong đợi. Sẽ có một số ổ2 trứng mà chỉ có một trứng nên, có ổ thì 2 trứng đều có phôi nhưng khi nở thì chỉ được có một con thôi nếu cứ để chim bồ câu bố mẹ nuôi như vậy sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Do đó cần phải tiến hành ghép trứng, ghép con ngay khi có thể
Kỹ thuật ghép trứng: 2 trứng ở hai ổ khác nhau được ghép với nhau về một ổ thì điều kiện là 2 trứng đó đẻ cách nhau từ 1-2 ngày.
Kỹ thuật ghép con: 2 con ở hai ổ khác nhau được ghép với nhau về một ổ thì điều kiện là 2 con đó nở cách nhau từ 1-3 ngày.
Người nuôi cũng có thể ghép tối đa được 3 trứng hoặc tối đa ghép được 3 con. Nhưng thể trạng của chim con lớn lên sẽ không được tốt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tốt nhất chỉ nên ghép 2 trứng.
Kỹ thuật tách chim con xuống ổ phụ: Sau khi chim bồ câu non đã nở được khoản 10-14 ngày tuổi, người nuôi tiến hành tách chim non xuống ổ phụ, thay rơm mới ổ chính để chuẩn bị cho lứa đẻ tiếp theo.
Vệ sinh ổ đẻ:
Sau mỗi lứa người nuôi tiến hành vệ sinh ổ đẻ và thay rơm mới lại. Việc này giúp tránh sự tích tụ phân trong ổ vì đó là nơi lý tưởng cho ký sinh trùng, vi khuẩn và virus gây bệnh ở chim, đặc biệt là bệnh đậu trái vào thời kỳ giao mùa.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Câu trắc nghiệm Sinh học lớp 7 Bài 43 có đáp án: Cấu tạo trong của chim bồ câu
- Câu trắc nghiệm Sinh học lớp 7 Bài 41 có đáp án: Chim bồ câu
- Cách chọn chim bồ câu ngon, khử mùi hôi thịt chim bồ câu
- Phòng và điều trị một số bệnh thường gặp ở chim bồ câu
- Những bài thuốc dân gian chữa bệnh từ chim bồ câu
- Kinh nghiệm chăm sóc chim bồ câu non khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh
- Hướng dẫn cách lựa chọn thức ăn nuôi chim bồ câu
- Hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng nuôi chim bồ câu
- Mãn nhãn với đôi giày thiết kế mang hình chim bồ câu
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.