Kinh nghiệm chăm sóc chim bồ câu non khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh
Chim bồ câu khi mới nở thường yếu ớt, di chuyển chậm chạm phụ thuộc chủ yếu vào chim bố mẹ chăm sóc. Từ 40 ngày tuổi trở đi chim đã tự biết ăn và tách khỏi chim bố mẹ. Giai đoạn này chim rất cần sự chăm sóc của người nuôi đến khi ra ràng. Để chim bồ câu non khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh tật khi chăm sóc cần chú ý những điều sau đây.
Hướng dẫn cách chăm sóc chim bồ câu non
Giai đoạn chim bồ câu non từ khi mới nở đến 10 ngày tuổi
Thời điểm này chim chủ yếu sống dựa vào chim bồ câu bố mẹ. Thức ăn, nước uống chủ yếu được nhận từ chim bố mẹ. Do đó để chim non phát triển khỏe mạnh người nuôi bổ sung thêm nhiều thức ăn dinh dưỡng cho chim bố mẹ kết hợp với cám gà để chim non phát triển và lớn nhanh hơn.
Giai đoạn này sức đề kháng của chim non còn yếu người nuôi cần nhỏ thuốc phòng bệnh Newcastle loại LASOTA hệ 1 : nhỏ 1 giọt vào mũi và 2 giọt vào miệng chim non. Cùng với đó cho chim bố mẹ uống thêm các vitamin, bổ sung thức ăn dinh dưỡng.
Tránh để các loài vật như: chó, mèo, chuột, rắn lại gần khu vực chuồng chim non, không gian yên tĩnh, tránh ồn ào.
Đảm bảo chuồng trại được ấm áp khi mùa đông, mát mẻ khi mùa hè, tránh nước mưa hắt vào chuồng khiến chim bị lạnh.
Giai đoạn chim bồ câu non từ 20-30 ngày tuổi
Giai đoạn này chim được sự chăm sóc của chim bồ câu bố mẹ đã bắt đầu mọc lông gần đầy đủ. Nhưng thức ăn vẫn được chim bố mẹ bón cho ăn và đang học dần cách ăn.
Chim được 10 – 15 ngày tuổi nên tách khỏi tổ đẻ đưa xuống tổ nuôi cho chim bố chăm sóc để sẵn sàng tổ cho chim mẹ đi đẻ tiếp .
Thời gian này người nuôi có thể cung cấp các thức ăn mềm như cám gà được bày bán ở các cửa hàng thức ăn gia cầm.
Tránh để các loài vật như: chó, mèo, chuột, rắn lại gần khu vực chuồng làm hại chim bồ câu non
Cho chim uống thêm các vắc xin phòng bệnh Gumboro , IB, và cách bệnh đường tiêu hóa
Giai đoạn chim bồ câu non từ 40-60 ngày tuổi
Giai đoạn này chim bồ câu non đã được chuyển qua chuồng nuôi mới bắt đầu tự lập.
Người nuôi cần đáp ứng chuồng nuôi, thức ăn, môi trường sống, phòng bệnh cho chim như sau:
Chuồng nuôi: Chuồng nuôi chim bồ câu non phải đảm bảo yếu tố yên tĩnh, thoáng mát, tránh nước mưa hắt vào, không đặt nơi có gió lùa, mùa đông cần che chắn chuồng cẩn thận tránh gió lạnh khiến chim bồ câu non bị cảm lạnh.
Chuồng nuôi phải quét dọn vệ sinh sạch sẽ máng đựng thức ăn, nước uống thường xuyên.
Hạn chế để chó, mèo, rắn, chuột vào khu vực chuồng nuôi, tránh để phân chim vương vãi khắp nơi dọn.
Thức ăn:
Thức ăn của chim bồ câu khá đa dạng chủ yếu là các loại hạt như ngô, gạo, các loại hạt đậu, cao lương, bo bo, hạt kê, hướng dương,...
Bên cạnh đó nên cung cấp các loại hạt như: hạt đậu xanh, đậu đen, đỗ tương, hướng dương, bo bo,…
Ngoài những loại thức ăn chuyên biệt người nuôi có thể kết hợp bổ sung thêm cám con cò, bột ngũ cốc, hạt kê, hạt cao lương, gạo lức để cung cấp thêm năng lượng cho chim phát triển trong giai đoạn ra ràng.
Hàng ngày, người nuôi nên cho chim ăn 2 lần/ngày. Buổi sáng nên cho ăn lúc 8-9h, buổi chiều từ 14h-15h là tốt nhất.
Thức ăn chính của chim bồ câu chính là lúa và ngô. Khi chọn loại thức ăn này cho chim bồ câu người nuôi phải đảm bảo yêu cầu:
+ Không bị ẩm mốc, mối mọt,…Nếu các loại thức ăn này xuất hiện nấm mốc, mùi lạ cần loại bỏ không cho chim ăn tránh bị các bệnh về đường tiêu hóa.
+ Các loại hạt phải sạch không có chất bảo quản.
Phòng bệnh: Giai đoạn này sức khỏe đề kháng của chim còn yếu do đó người nuôi cần cho chim các thuốc đề kháng các bệnh như: thương hàn, E.Coli, tụ huyết trùng, Newcastle, và bệnh đậu gà,… Dù chim bồ câu có sức đề kháng với dịch bệnh khá tốt nhưng nếu nuôi theo đàn, kiểu mô hình công nghiệp, bán công nghiệp khả năng mắc các bệnh rất lớn.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Câu trắc nghiệm Sinh học lớp 7 Bài 43 có đáp án: Cấu tạo trong của chim bồ câu
- Câu trắc nghiệm Sinh học lớp 7 Bài 41 có đáp án: Chim bồ câu
- Cách chọn chim bồ câu ngon, khử mùi hôi thịt chim bồ câu
- Kinh nghiệm chăm sóc chim bồ câu sinh sản
- Phòng và điều trị một số bệnh thường gặp ở chim bồ câu
- Những bài thuốc dân gian chữa bệnh từ chim bồ câu
- Hướng dẫn cách lựa chọn thức ăn nuôi chim bồ câu
- Hướng dẫn kỹ thuật làm chuồng nuôi chim bồ câu
- Mãn nhãn với đôi giày thiết kế mang hình chim bồ câu
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.