Hướng dẫn cách nuôi cá koi trong bể kính
Nhiều người yêu thích vẻ đẹp của cá koi muốn nuôi làm cảnh nhưng vì điều kiện kinh tế chưa cho phép hoặc diện tích nhà nhỏ không có khoảng sân vườn rộng để làm hồ nuôi cá. Đừng lo lắng bởi người nuôi có thể nuôi cá koi tại bể kính nên hàng ngày bạn vẫn có thể ngắm nhìn những chú cá koi bơi tung tăng trong làn nước. Nuôi cá koi trong bể kính người nuôi cần chú ý những điều kiện sau:
Bể kính nuôi cá koi
Sử dụng những bể kính có kích rộng, vách kính nên có kích thước từ 1.2m trở nên để thuận tiện cho cá koi thoải mái bơi lội. Việc sử dụng bể kích có kích thước nhỏ sẽ khiến cá koi không có không gian khoải mái bơi lội, không có thêm không gian để trang trí, nguồn nước nuôi nhanh bị nhiễm bẩn.
Chất liệu hồ kính nên sử dụng hồ kính được làm từ kính cường lực có độ dày khoảng từ 10mm trở lên để đảm bảo áp suất của nước.
Vị trí đặt bể nuôi cá koi
Nên đặt nơi thoáng mát tránh đặt bể kính nuôi cá koi ở những nơi thiếu ánh sáng, không khí kém lưu thông sẽ khiến cá koi sinh trưởng chậm, còi cọc dễ bị nhiễm bệnh. Không nên để bể cá koi ở những nơi ánh sáng chiếu trực tiếp sẽ khiến nhiệt độ nước trong bể cá tăng lên cũng không tốt cho sự phát triển của koi. Tránh xa các nơi phát ra nhiều tiếng ồn như ti vi, đài, loa, gần nơi có nhiều xe cộ qua lại.
Ánh sáng cho bể cá Koi
Đặt bể cá koi ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời chiếu vào bể nuôi cá koi. Người nuôi có thể lắp đặt thêm hệ thống đèn chiếu sáng như đèn công suất nhỏ cho bể cá koi với liều lượng khoảng vài giờ trên/ngày. Nếu để bể cá koi ở ngoài trời cần tạo bóng mát, hạn chế tác động từ nắng, mưa lên bể cá koi.
Nhiệt độ
Để cá koi phát triển nhiệt độ bể nuôi nên đặt ở mức 26 - 28 độ C. Nếu chênh vài độ thì cá sống vẫn tốt. Nhưng đối với những tỉnh miền Bắc do mùa đông nhiệt độ thường lạnh giá nên người nuôi cần đảm bảo cá koi được sởi ấm. Người nuôi có thể sử dụng đèn sởi cho bể cá koi. Đối với các tình miền Nam thì không cần quá quan tâm đến vấn đề nhiệt độ.
Lượng oxy trong bể cá koi
Người nuôi cần cung cấp đủ oxy cho cá koi phát triển. Hãy bật oxy trong bể cá thường xuyên 24/24h, đối với bể nuôi cá koi trên 60cm nên trang bị thêm máy lọc nước
Nước nuôi cá koi
Nước nuôi cá koi phải là nước sạch, không bị ô nhiễm, lẫn tạp chất hay có mùi hóa chất lạ không chứa ammonia, nitrite, kim loại nặng,…
+ Nếu sử dụng nước máy người nuôi phải xử lý hàm lượng Clo trong nước máy rồi mới cho vào bể nuôi cá koi. Để khử Clo người nuôi có thể để trong các chậu, thay rồi đem phơi nắng 1 ngày để Clo bốc hơi hết. Nếu không có thời gian người nuôi có thể sử dụng dung dịch khử clo trong nước máy bán tại các cửa hàng cá cảnh. Tiến hành nhỏ khoảng 5 giọt cho 20 lít nước, sau 5 phút là có thể dùng để nuôi cá Koi.
+ Sử dụng nước giếng nuôi cá koi: Do nước giếng thường có độ pH thấp khoảng 4,5 và hàm lượng oxy thấp hoặc một số nơi nước giếng bị nhiễm phèn nặng nên cần phải xử lý nước nuôi thật kỹ. Để xử lý nước giếng người nuôi có thể chứa nước giếng trong các bể chứa, kết hợp xủi oxy thật mạnh để tăng hàm lượng oxi và tăng pH, cho thêm san hô vụn vào hộp lọc để tăng độ pH.
Đối với nước giếng bị nhiễm phèn người nuôi sử dụng than hoạt tính vào bồn chứa nước. Trung bình số lượng than chiếm 1/3 thể tích bồn chứa nước để khử.
+ Nước mưa: Nước mưa có độ pH thấp nên cần xử lý như nước giếng và thêm các yếu tố khác. Tuy nhiên vì nước mưa làm cho cá Koi có tảo rêu nên bạn hạn chế sử dụng.
Hướng dẫn cách thay nước bể kính cá KOI
Khi thay nước bể nuôi cá koi không thay toàn bộ lượng nước nuôi trong bể kính mà hãy nước cũ từ 30 – 50% và chêm nước mới vào từ từ nhẹ nhàng để cá có thể thích nghi, hạn chế tình trạng cá bị sock nước do chênh lệch pH và nhiệt độ…
Người nuôi có thể sử dụng ống nhựa xiphong hoặc ống bơm nước nhựa bằng tay có bán ở các cửa tiệm cá cảnh và dùng ống bơm tay này hút thức ăn dư thừa, cặn bã dưới đáy hồ, sau đó cho nước mới vào.
Hướng dẫn cách thả cá Koi vào bể kính
Để tránh tình trạng cá koi bị sock nước dẫn đến chết thì cá mới mua về cần ngâm bịch cá trong hồ khoảng 15 đến 20 phút. Sau đó, mới mở miệng túi ra và múc 1 ca nước từ trong bể vào túi cá.
Sau đó hạ miệng túi xuống, tay mở miệng túi to ra, tay kia kéo từ từ đáy túi lên, để cá trôi ra khỏi túi. Tuyệt đối không đổ liền 1 lúc nên thực hiện từ từ.
Hướng dẫn cách lựa chọn thức ăn cho cá Koi
Cá koi là loài ăn tạp nên chúng có thể ăn được nhiều loại thức ăn. Nhưng hiện nay chủ yếu các người nuôi cá koi lâu năm thường chọn thức ăn sẵn cho cá koi ăn.
Người nuôi có thể cho cá ăn các loại thức ăn đóng túi bán sẵn từ các thương hiệu đến từ Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc hoặc của Việt Nam sản xuất.
Thời gian cho cá koi ăn thức ăn:
Để cá koi phát triển tốt nhất nên cho cá ăn 1 ngày 2 lần vào bữa sáng và tối, hoặc ít nhất 1 ngày 1 lần. Nếu thời tiết mát mẻ thì chỉ nên cho chúng ăn 1 lần/ngày. Nếu nắng nóng thì 2 lần/ngày.
Thời gian cho cá ăn trong ngày với buổi sáng sáng từ 8-10h, chiều từ 16h chiều. Thông thường lượng thức ăn vào buổi chiều sẽ ít hơn buổi sáng.
Chỉ kéo dài thời gian cho cá ăn trong 5 phút là hợp lý.
Khi cá ăn no, chúng sẽ ngừng lại, nếu cho ăn cám viên nổi tự ép mà còn thừa thức ăn trên mặt thì nên vớt bỏ tránh làm ô nhiễm nguồn nước nuôi trong hồ nuôi cá koi.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Chăm sóc cá koi vào mùa mưa cần nhớ điều gì?
- Chăm sóc cá koi vào mùa đông những điều cần nhớ
- Chăm sóc cá koi mùa hè: Những điều lưu ý
- Hướng dẫn quy trình chăm sóc cá koi sinh sản đạt tỷ lệ cao
- Nuôi và chăm sóc cá koi: Những điều cần lưu ý
- Chuyên gia bật mí cách chăm sóc cá koi khỏe mạnh, lên màu đẹp
- Hướng dẫn cách chăm sóc cá koi bướm chuẩn
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.