Bảo vệ thận hãy bỏ ngay 7 thói quen cực xấu này
Bảo vệ thận hãy bỏ ngay 7 thói quen cực xấu này
Thận là một trong những cơ quan cực quan trong cơ thể vì nó phụ trách nhiều quá trình thiết yếu nhưng nếu hằng ngày vẫn duy trì những thói quen xấu này sẽ ảnh hưởng thận rất nhiều.
Thận là một phận cực kỳ quan trọng trong cơ thể vì nó phụ trách nhiều quá trình thiết yếu trong cơ thể. Hai chức năng chính của thận là làm sạch, thải độc cơ thể. Từ đây nước tiểu sẽ được tạo ra và máu sẽ được làm sạch. Thận có trách nhiệm loại bỏ chất lỏng dư thừa và chất thải, hỗ trợ sức khỏe cho xương, tăng lượng hồng cầu, điều hòa huyết áp và cân bằng điện giải trong cơ thể. Nếu bất kỳ chức năng nào của thận có vấn đề thì cả cơ thể sẽ gặp nguy hiểm thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng. Để bảo vệ sức khỏe thận hãy bỏ ngay 7 thói quen tưởng chừng như vô hại lại gây ảnh hưởng rất nhiều đến thận.
Uống nước ngọt, bia, rượu
Bia rượu, đồ uống có cồn, nước ngọt cũng không nên uống nhiều tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của thận. Nước ngot chứa nhiều đường, nhiều axit với độ pH cao, gây ảnh hưởng đến hoạt động của thận. Bởi thận là cơ quan điều chỉnh độ pH của cơ thể, nếu uống quá nhiều nước ngọt trong một thời gian dài sẽ rất dễ có nguy cơ mắc bệnh suy thận, tiểu đường,...
Đồng thời các loại đồ uống như bia, rượu, đồ uông có cồn nếu uống quá nhiều, uống trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chức năng lọc và thải độc khỏi máu của thận. Việc uống nhiều bia rượu sẽ gây ứ đọng acid uric, làm tắc nghẽn ống thận và khiến thận bị suy một cách nhanh chóng.
Uống ít nước lọc
Thói quen uống ít nước, lười uống nước khiến lượng nước nạp vào cơ thể quá ít từ đó hệ tiết niệu cũng hoạt động ít hơn thông thường. Do vậy phải mất một thời gian để tích trữ nước tiểu cho một lần đào thải. Nước tiểu khi đó sẽ trở nên đậm đặc hơn, các chất thải lắng đọng xuống dễ hình thành sỏi thận, lâu ngày ảnh hưởng đến hoạt động của thận gây bệnh thận. Ngược lại, việc uống nhiều nước quá cũng không tốt cho thận, uống nhiều nước khiến thận phải làm việc nhiều hơn từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của thận. Khi thận bị thổn thương các chức năng bài tiết nước tiểu, chất cặn bã, chất độc cũng sẽ bị giảm sút từ đó, sẽ xảy ra tình trạng nhiễm độc niệu, đe dọa đến tính mạng.
Chế độ ăn giàu đạm, nhiều muối
Một chế độ ăn giàu đạm, nhiều muối cũng gây ảnh hưởng đến thận rất nhiều. Bởi đạm là dưỡng chất thiết yếu với sức khỏe con người, giúp bổ sung dinh dưỡng, vitamin cho cơ thể nhưng không nên ăn quá nhiều. Trong thực đơn của khá nhiều người thường thịt, cá ít rau xanh. Việc nạp vào cơ thể quá nhiều đạm trong thời gian dài khiến thận, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng
Bên cạnh đó, thói quen ăn mặn, ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều muối khiến cơ thể của chúng ta phải hấp thụ lượng muối cao từ đó dẫn đến tình trạng tăng huyết áp, thận sẽ phải chịu áp lực lớn, buộc phải làm việc nhiều hơn, từ đó dẫn đến bệnh suy thận, sỏi thận, thận nhiễm mỡ
Thường xuyên thức khuya
Thức khuya thường xuyên trong thời gian dài cũng gây ảnh hưởng đến thận cần bỏ ngay. Khi thức khuya nhiều sẽ khiến thận phải làm việc quá sức, xuất hiện các triệu chứng như quầng thâm mắt, cơ thể thiếu sức sống, mệt mỏi ngày hôm sau
Bỏ bữa sáng
Do nhiều yếu tố khác nhau, ngủ dậy muộn, lười ăn sáng nên khá nhiều người chỉ ăn bữa trưa, bữa tối bỏ luôn bữa sáng hằng ngày. Nhưng buổi sáng là thời gian túi mật hoạt động bài tiết dịch để chuẩn bị cho việc tiêu hoá thức ăn trong một ngày. Nếu như túi mật không có thức ăn để tiêu hoá sẽ làm cho dịch mật tích tụ lâu hơn trong cơ thể, thời gian dài sẽ tạo điều kiện hình thành sỏi mật, sỏi thận, từ đó dẫn đến bệnh suy thận.
Nhịn tiểu
Nhịn tiểu thường xuyên cũng gây ảnh hưởng thận rất nhiều, nhịn tiểu sẽ làm nước tiểu ứ đọng bên trong bàng quang, gây áp lực lên bộ phận này của cơ thể. Khi đó, bàng quang sẽ trở thành nơi cho các vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào cơ thể, từ đó gây viêm nhiễm bàng quang, suy thận
Tự ý dùng thuốc
Sử dụng thuốc sai cách, không đúng liều lượng, tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ có thể dẫn đến tổn thương thận, suy thận. Một số loại thuốc có thể gây tổn thương thận khi dùng dài ngày với liều lượng không thích hợp như thuốc kháng sinh nhóm aminoglycoside, thuốc kháng lao, hoá chất điều trị ung thư, thuốc cản quang, một số thuốc đông y không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm định chất lượng
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Trị sỏi thận bằng rau ngổ: Những điều lưu ý
Những biến chứng nguy hiểm của sỏi thận
Chế độ ăn cho bệnh nhân mắc 4 loại sỏi thận thường gặp
Có biểu hiện này bạn đã mắc sỏi thận hãy đi khám ngay
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Thói quen xấu khiến sỏi thận dễ tích tụ cần bỏ ngay
- Sỏi thận ở chó: dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa
- Dừng ngay những thói quen gây sỏi thận
- Trị sỏi thận bằng rau ngổ: Những điều lưu ý
- Hãy duy trì 5 thói quen ngăn ngừa mắc bệnh sỏi thận
- Những phương pháp đơn giản đánh bay sỏi thận
- Bí quyết phòng tránh sỏi thận cực đơn giản
- Những đối tượng nào có nguy cơ mắc sỏi thận
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.