Trị sỏi thận bằng rau ngổ: Những điều lưu ý
Rau ngổ là gì?
Rau ngổ có tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae, còn có tên gọi khác là rau om, ngổ hương, ngổ thơm, ngổ điếc, thạch long vĩ. Rau ngổ được sử dụng như một loại rau gia vị dùng trong các món ăn của người Việt, Campuchia, Lào,Trung Quốc, Nhật Bản…Rau ngổ còn được biết đến với nhiều tác dụng quý như chữa bệnh sỏi thận, rắn cắn, trị ho, đầy hơi, khó tiêu, trị cảm.
Trong rau ngổ có chứa: nước (92%), protid (2,1%), 1,2% glucid, cenluloza (2,1%), tro (0,8%), vitamin B (0,29%), vitamin C (2,11%), caroten (2,11%), tinh dầu (0,1%), các nhóm hợp chất coumarine và flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn.
Trong đông y, rau ngổ có vị cay, hơi chát có tính mát, hơi độc có tác dụng lợi tiểu, chống co thắt, giãn cơ, sốt nóng, chống lão hóa, ngừa ung thư, chỉ khái, thanh nhiệt, tiêu thũng, tăng lượng nước tiểu, lực thân giúp tống sỏi thận ra ngoài nên được nhiều người áp dụng để điều trị sỏi thận.
Theo các nhà nghiên cứu cho biết trong rau ngổ có tác dụng chống oxy hóa. Do nước chiết rau ngổ bằng methanol và các tinh dầu của L. aromatica có khả năng thu các gốc tự do, các gốc no và chống được phản ứng per-oxy hóa lipid.
Ngoài ra có tác dụng kháng khuẩn vì chất flavonoid trong rau ngổ có tính diệt các vi khuẩn như Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, E. coli, Salmonella typhimurium bằng cách sát trùng đường ruột và đường tiểu.
Bên cạnh đó, rau ngổ còn có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư do có chứa nevadensin giúp diệt tế bào ung thư dalton lymphoma và Ehrlich ở chuột. Khả năng diệt tế bào lên đến 100% ở nồng độ 75mcg/ml
Những bài thuốc dân gian từ rau ngổ giúp trị sỏi thận hiệu quả
Bài 1: Bạn dùng 50 – 100g rau ngổ tươi để xay sinh tố và uống. Một cách khác là bạn nấu rau ngổ với 2 chén nước. Sau khi nước sôi 20 phút thì tắt bếp, đợi nước ấm và uống. Áp dụng bài thuốc này trong 15 – 30 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả.
Bài 2: Bạn rửa sạch 50g rau ngổ tươi và giã nát, vắt lấy nước và thêm ít muối để dễ uống. Bạn uống nước vắt này 2 lần/ngày, trong khoảng 5-7 ngày để có hiệu quả.
Bạn cũng có thể kết hợp rau ngổ với râu bắp, mã đề hoặc cây cối xay trong bài thuốc này.
Bài thuốc 3: Phơi khô rau ngổ và đem một ít đi sắc nước mỗi lần uống.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng rau ngổ trong những món ăn hàng ngày như nấu canh chua, phở…
Những lưu ý khi trị sỏi thận bằng rau ngổ
Thứ nhất: Trước khi sử dụng rau ngổ điều trị sỏi thận bạn cần rửa sạch với nước. Vì thân rau ngổ có nhiều lông tơ khiến vi khuẩn vẫn còn trú ngụ.
Thứ hai: Đừng nhầm lẫn rau ngổ với rau ngổ trâu vì hai loại này có hình dáng khá giống nhau. Do đó trước khi sử dụng hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia có chuyên môn hoặc các lương y.
Thứ ba: Hiệu quả điều trị sỏi thận bằng rau ngổ còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người do đó trước khi điều trị sỏi thận bằng rau ngổ hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia.
Thứ tư: Sau một thời gian điều trị sỏi thận bằng rau ngổ hãy đến các cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám và kiểm tra tình trạng. Nếu thấy sỏi thận không giảm thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- Thói quen xấu khiến sỏi thận dễ tích tụ cần bỏ ngay
- Sỏi thận ở chó: dấu hiệu, điều trị, phòng ngừa
- Dừng ngay những thói quen gây sỏi thận
- Hãy duy trì 5 thói quen ngăn ngừa mắc bệnh sỏi thận
- Những phương pháp đơn giản đánh bay sỏi thận
- Bí quyết phòng tránh sỏi thận cực đơn giản
- Những đối tượng nào có nguy cơ mắc sỏi thận
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.