Vì sao rắn có thể leo trèo trên mọi địa hình

5/23/2019 11:30:00 AM
Vì sao rắn có thể di chuyển trên mọi địa hình khác nhau từ bò dưới mặt đất đến bơi dưới nước hay quấn mình trên những cành cây cao, leo lên những bức tường thẳng đứng mà không có dùng chân hay tay.

 

Vì sao rắn có thể di chuyển trên mọi địa hình khác nhau từ bò dưới mặt đất đến bơi dưới nước hay quấn mình trên những cành cây cao, leo lên những bức tường thẳng đứng mà không có dùng chân hay tay. Vậy nếu không có chân để bám vào các địa hình này thì tại sao nó có thể dễ dàng trên mọi địa hình mà không bị trượt?

Bí mật giúp rắn có thể dễ dàng leo trèo trên mọi địa hình

Một số loài động vật có vú thường sử dụng móng vuốt để bám víu vào thân cây khi muốn leo lên cây, những loài thằn lằn hay ếch chọn cách dùng lớp đệm đặc biệt trên bàn chân có vô số những sợi lông nhỏ nhằm tạo ta lực Van der Waals để dính chặt vào thân cây. Loài rắn cũng vậy chúng sử dụng lực ma sát để có thể bò trên các bề mặt dốc nghiên hoặc thẳng đứng. Chúng không thể dùng lớp đệm đặc biệt như các ếch hay thằn dùng để di chuyển mà dùng chuyển động của cơ thể để tạo lực bám.

Vì sao rắn có thể leo trèo trên mọi địa hình

Ảnh minh họa.Nguồn Internet

Khi leo trèo hay di chuyển trên các địa hình chúng liên tục co giãn cơ thể trong một chuyển động gọi là chuyển động concertina. Do đó, rắn chỉ có thể bò lên các bề mặt nghiên và có nhiều chỗ bám víu như thân cây, nơi mà có có thể quấn quanh và hình thành nên những chiếc móc bằng cơ thể để bám vào.

Khi chúng bắt buộc phải di chuyển trên những bức tường thẳng đúng thì bề mặt phải gồ ghề hoặc có rãnh nhỏ để làm điểm tựa như tường gạch,... Khi đó, các cơ trên cơ thể rắn như bụng, lưng và mặt bên đều được huy động để tạo nên lực giúp rắn bám víu vào.

Bên cạnh đó rắn không có xương mỏ ác nên xương sườn của chúng có thể cử động động tự do trước sau trên mọi địa hình. Khi di chuyển sơ sườn co bóp làm cho xương sườn di động về phía trước. Nhờ đó vảy bụng hơi vểnh lên, đầu nhọn của vảy vệnh lên giống như bàn chân giẫm lên mặt đất hoặc vào vật thể khác, đẩy cơ thể tiến về phía trước.

Ngoài ra, xương sống của rắn trừ khớp xương thông thường lồi ra, còn có một đôi xương cung lồi của đốt trước với xương cung lõm của đốt sau xương sống trước tạo thành khớp, như vậy không chỉ làm cho xương sống của rắn nối với nhau vững chắc, mà còn làm tăng thêm khả năng uốn lượn sang trái phải của cơ thể, làm cho thân rắn vận động theo hình sóng. Mặt bên cơ thể rắn không ngừng gây áp lực với mặt đất, sẽ đẩy nó tiến lên phía trước. Sự vận động này kết hợp với hoạt động của vảy bụng sẽ làm cho rắn bò nhanh hơn, leo trèo trên mọi địa hình.

Rắn sở hữu da rất nhão, khi vảy tiếp xúc với mặt đất, trước hết trong cơ thể chuyển động trượt về phía trước, động tác này không những giúp cho rắn bò, mà còn là nguyên nhân để rắn có thể trèo cây không bị rơi xuống đất.

Suckhoecuocsong.vn/Theo VNE

Các tin liên quan

Các tin khác