Tiêm filler môi bị vón cục: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết

4/13/2022 11:17:00 AM
Tiêm filler môi có độ an toàn cao nhưng có một số trường hợp tiêm filler bị vón cục ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến cho nhiều người hoang mang, lo lắng.

 

Tiêm filler môi bị vón cục: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết

Tiêm filler môi có độ an toàn cao nhưng có một số trường hợp tiêm filler bị vón cục ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến cho nhiều người hoang mang, lo lắng. Nguyên nhân nào gây tình trạng vón cục sau tiêm filler môi, dấu hiệu nhận biết như thế nào cũng như cách xử lý hiệu quả

Tiêm filler môi sử dụng chất làm đầy sinh học, được cấu tạo từ axit hyaluronic, đánh giá khá an toàn với sức khỏe của con người khi sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, có nguồn gốc xuất xứ, chất lượng được kiểm định, trình độ chuyên môn của người thực hiện. Thường sau khi tiêm filler vào môi cơ thể thường không gặp các vấn đề nghiêm trọng chỉ xuất hiện các tình trạng sưng sấy, đỏ da, bầm tím, ngứa nhẹ ở vùng tiêm. Đây chỉ là những phản ứng bình thường do khả năng miễn dịch của cơ thể do đó đừng quá lo lắng. Tình trạng này thường kết thúc sau khoảng 1-3 ngày sau tiêm filler.

Nhưng có một số trường hợp sau tiêm filler có xuất hiện tình trạng vón cục gây hoang mang lo lắng, có thể do một trong những nguyên nhân dưới đây.

Tiêm filler môi bị vón cục: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết

Những nguyên nhân gây tình trạng vón cục sau tiêm filler môi

Chất làm đầy kém chất lượng

Sử dụng chất làm đầy kém chất lượng, silicon lỏng, filler nhái các hãng nổi tiếng để tiêm cho khách hàng. Do không đảm bảo về sự an toàn, chất lượng khiến cho cơ thể không thể tự đào thải các chất này ra ngoài mà phản ứng ngay sau đó. Từ đó xuất hiện tình trạng filler bị vón cục tại chỗ, thậm chí xuất hiện tình trạng hoại tử, ảnh hưởng nặng đến nhan sắc, sức khỏe thậm chí là tính mạng.

Sử dụng quá nhiều chất làm đầy

Việc tiêm quá liều chất làm đầy khiến cho vị trí tiêm filler xuất hiện tình trạng sưng phồng, căng cứng, thậm chí nếu tiêm quá nhiều có thể gây tắc nghẽn lưu thông máu

Nhiễm trùng sau khi tiêm filler

Do dụng cụ tiêm filler chưa được khử trùng cẩn thận trước khi thực hiện cũng gây tình trạng nhiễm trùng từ đó gây ra vón cục sau tiêm filler môi

Kỹ thuật tiêm không tốt

Kỹ thuật viên thực hiện tiêm filler chưa có kinh nghiệm, tay nghề kém khiến cho khả năng tiêm nhầm vào mạch máu rất dễ xảy ra dẫn đến tình trạng máu đông tích tụ, khiến cho toàn bộ vùng được tiêm xuất hiện triệu chứng vón cục, đông cứng.

Chăm sóc sau tiêm filler môi tại nhà chưa đúng

Tiêm filler môi bị vón cục: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết

Tình trạng xuất hiện các vết vón cục sau tiêm filler có thể là do hệ quả của chế độ chăm sóc thiếu khoa học, chưa đúng cách. Sau tiêm filler không chịu tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng dùng chất kích thích, hút thuốc lá, vết tiêm cằm sẽ rất lâu hồi phục, dùng tay chạm vào khu vực tiêm, nằm ngủ sai tư thế, vận động mạnh, xông hơi, chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng chưa hợp lý, không khiêng các thực phẩm dễ gây mưng mủ, sưng tấy,…

Dấu hiệu nhận biết tiêm filler môi bị vón cục

Tình trạng món cục có thể nhầm lẫn với nhiều triệu chứng phản ứng phổ biến của cơ thể khi tiêm filler.

+ Môi bị sưng, vều và đau nhức, khó chịu ở khu vực tiêm filler

+  Xuất hiện nhiều hạt nhỏ, cứng nổi lên trong lòng môi

Tiêm filler môi bị vón cục có nguy hiểm không?

Những cục u, vón cục thường khá nhẹ, kéo dài trong khoảng thời gian ngắn sau 1-2 ngày sau tiêm filler chúng ta không cần quá hoang mang lo lắng. Mà thay vào đó hãy chú ý đến chăm sóc sau tiêm filler môi tại nhà. Nếu gặp phải các triệu chứng nặng như sưng tím, ngứa, viêm đỏ vùng tiêm hãy đến ngay các cơ sở y tế hoặc địa chỉ thẩm mỹ uy tín để được thăm khám và điều trị. Nếu không xử lý kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ hoại tử, biến dạng ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ của gương mặt sau này.

Cách khắc phục tiêm filler bị vón cục hiệu quả

Khi phát hiện những vết sưng, vón cục sau khi tiêm filler môi đừng hoang mang, lo sợ mà lúc này cần bình tĩnh theo dõi tình trạng này tại nhà trong khoảng 48 tiếng.

Nếu trong khoảng 48 tiếng các triệu chứng trên không nghiêm trọng, giảm dần trong thời gian này, bạn có thể yên tâm và tiếp tục chăm sóc sau tiêm filler tại nhà, uống đủ nước,  bổ sung các loại quả mọng nho, dâu tây, lựu, việt quất, mâm xôi. Bổ sung các loại rau củ quả như cà rốt, ớt chuông, bông cải xanh, súp lơ, bắp cải, rau mầm, khoai lang, khoai tây, cải xoăn, rau bina, mù tạt xanh, rau diếp cá … Tuyệt đối không sử dụng tay hay vật dụng nào để gãi, va chạm mạnh hoặc đè vào môi vì có thể làm mất dáng gây chảy máu, tụ máu. Tuân thủ theo lời dặn bác sĩ, theo đúng lịch trình hút dịch, tháo nẹp và uống thuốc theo chỉ định

Nếu tình trạng vón cục không thuyên giảm hãy liên hệ bác sĩ hay các trung tâm làm đẹp uy tín để được thăm khám, kiểm tra tình trạng vùng tiêm filler từ đó có giải pháp điều trị phù hợp

+ Trường hợp vùng tiêm bị sưng do cơ địa thông thường

Bác sĩ sẽ thực hiện massage nhẹ vùng sưng, sau đó hướng dẫn chi tiết các để khắc phục tình trạng này.

+ Trường hợp tiêm filler bị vón cục và sưng nhẹ do phản ứng của cơ thể:

Để giảm tình trạng vón cụ, sưng nhẹ các bác sĩ kê một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm để uống. Nhằm đẩy nhanh quá trình hồi phục và cải thiện tình trạng khó chịu cho vùng da bị tổn thương.

+ Trường hợp tiêm filler bị biến chứng nặng:

Các bác sĩ và chuyên viên điều trị sẽ tiến hành tiêm hòa tan filler hoặc rút filler ra khỏi cơ thể để loại bỏ nguy cơ hoại tử, phá hủy làn da.

Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý xây dựng lại chế độ sinh hoạt hàng ngày của mình. Bạn nên tránh thức khuya, cố gắng ngủ đủ giấc và thường xuyên vận động nhẹ nhàng. Hãy luôn chú ý thực hiện theo những hướng dẫn của bác sĩ và đừng quên tái khám định kỳ để được theo dõi theo lịch hẹn.

Để hạn chế các biến chứng cũng như phòng ngừa vón cục sau tiêm filler môi hãy lựa chọn chất tiêm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được cấp phép sử dụng từ các cơ quan Y tế, các cơ sở thẩm mỹ, bệnh viện thẩm mỹ chất lượng, các bệnh viện cơ sở có giấy phép hoạt động, được cấp phép trực tiếp bởi Bộ Y tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm, chuyên môn cao.

Dù đây là thủ thuật nhỏ nhưng tiêm filler đòi hỏi quy trình thực hiện phải đúng chuẩn an toàn và vô trùng tuyệt đối, nên thực hiện tiêm filler môi tại những cơ sở được cấp phép, có khả năng xử trí cấp cứu ban đầu bởi "bất kỳ tiêm chất gì vào cơ thể cũng có khả năng gây sốc" nguy hiểm đến tính mạng.

Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, một giấc ngủ sâu giúp cơ thể được thả lỏng, các cơ quan được nghỉ ngơi và quá trình phục hồi sau phẫu thuật diễn ra nhanh hơn. Uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày cũng giúp ổn định và có được kết quả tiêm filler tốt.

MH

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Những biến chứng có thể gặp khi tiêm filler môi cần biết

Môi nổi mụn sau tiêm filler môi phải xử lý như thế nào?

Chăm sóc chuẩn sau tiêm filler cằm phòng ngừa biến chứng

Tiêm filler: nguyên nhân gây mù và biến chứng khác

Sự thật về tiêm filler nâng mũi, độn cằm

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác