Chăm sóc chuẩn sau tiêm filler cằm phòng ngừa biến chứng

4/6/2022 11:35:00 AM
Chăm sóc sau tiêm filler cằm không chỉ giúp phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra mà còn giúp quá trình hồi phục được diễn ra nhanh chóng, sở hữu chiếc cằm V-line như mong muốn.

 

Chăm sóc chuẩn sau tiêm filler cằm phòng ngừa biến chứng

Chăm sóc sau tiêm filler cằm không chỉ giúp phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra mà còn giúp quá trình hồi phục được diễn ra nhanh chóng, sở hữu chiếc cằm V-line như mong muốn. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc sau tiêm filler cằm chuẩn xác nhất.

Tiêm filler cằm được dùng để nâng mô dưới da hoặc tăng kích cỡ của vùng cần tạo hình lại. Những vị trí thường cần tiêm filler để cải thiện cấu trúc khuôn mặt như cằm môi, mũi, hàm, mắt, giải quyết được những dấu hiệu cằm ngắn, cằm lẹm, dáng cằm không cân xứng và thiếu tự nhiên. Các chất làm đầy được sử dụng thông thường là Hyaluronic acid (HA), Axit poly-L-lactic, Canxi hydroxylapatite (CaHA), Axit poly-L-lactic, cấy mỡ tự thân, Polymethylmethacrylate (PMMA).

Quy trình tiêm filler cằm thực hiện như thế nào?

Tại các cơ sở thẩm mỹ, bệnh viện thẩm mỹ trước khi tiêm filler cằm, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và kiểm tra tiền sử bệnh để trán xảy ra rủi ro. Tại đây các bác sĩ sẽ hỏi cụ thể tình trạng dị ứng, các vấn đề về da, thần kinh hoặc thuốc bạn đang sử dụng.

Bước 1: Sau khi chọn được loại filler phù hợp, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá tổng thể kết cấu gương mặt của bạn và vùng cần tạo hình. Sau đó tiến hành đánh dấu vị trí phù hợp để tiêm filler cằm.

Bước 2: Sát khuẩn chỗ tiêm bằng dung dịch cồn, bôi thuốc gây tê để giảm đau tại chỗ

Bước 3: Tiêm filler cằm thường chỉ mất từ 15 phút đến 1 tiếng. Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm chất làm đầy vào cằm, nắn chỉnh và có thể tiêm bổ sung nếu thấy cần thiết.

Bước 4: Các vết đánh dấu vị trí tiêm sẽ được làm sạch, lúc này bạn sẽ có thể cần một túi chườm đá để giảm sưng và đỡ khó chịu hơn.

Hướng dẫn cách chăm sóc sau tiêm filler cằm chuẩn xác

Sau khi thực hiện tiêm filler cằm việc chăm sóc sau tiêm cực kỳ quan trọng, giúp cho vết thương nhanh lành, hạn chế các biến chứng có thể xảy ra. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc sau tiêm filler cằm tại nhà.

Chăm sóc chuẩn sau tiêm filler cằm phòng ngừa biến chứng

Phương pháp tiêm filler cằm được đánh giá khá an toàn nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. Nếu bị biến chứng và nhiễm trùng sẽ rất khó để sửa chữa, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khuôn mặt,…Do vậy việc chăm sóc sau tiêm filler cằm phải cẩn thận, kiêng một số những điều dưới đây.

Tư thế ngủ đúng sau khi tiêm filler cằm

Sau khi tiêm filler cằm, filler chưa cố định hoàn toàn do đó cần hạn chế nhưng va chạm đến khu vực cằm. Do đó nằm ngủ sai tư thế có thể ảnh hưởng đến cằm.

Hãy nằm ngủ trong tư thế nằm ngừa và kê cao gối, hoặc sử dụng gối hình chữ U của dân văn phòng, thêm vào đó có thể đặt 2 bên 2 chiếc gối ôm hai bên hông. Làm như vậy để ngăn chặn hành động trở mình trong lúc ngủ, rất dễ khiến vùng cằm bị va chạm và ma sát.

Hãy giữ tư thế nằm ngửa khi ngủ trong khoảng 3 – 4 tuần sau khi tiêm filler. Khi cằm đã vào form và cố định, có thể ngủ theo những tư thế mang lại cho bạn sử thoải mái nhất. Tuy nhiên, tuyệt đối không nằm sấp vì tư thế này tạo áp lực cực lớn lên cằm, rất dễ ảnh hưởng tới cằm, làm lệch sang một bên gây mất thẩm mỹ, cằm lệch, cằm mất cân đối,…

Những điều cần nhớ sau khi tiêm filler cằm

Để giúp quá trình hồi phục được diễn ra nhanh chóng, sở hữu chiếc cằm V-line như mong muốn hãy ghi nhớ những điều quan trọng dưới đây

+ Trái cây sở hữu hàm lượng vitamin cao giúp kích thích được quá trình hồi phục được diễn ra nhanh chóng. Bên cạnh đó có một số loại trái cây có chứa thành phần chống oxy hóa nên sau khi sử dụng có thể ngăn ngừa được các biến chứng xấu tồn tại.

+ Uống đủ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày cũng giúp ổn định và có được kết quả tiêm filler tốt.

+ Tuyệt đối không sử dụng tay hay vật dụng nào để gãi, va chạm mạnh hoặc đè vào cằm vì có thể làm mất dáng gây chảy máu, tụ máu.

+ Mặc quần áo có nút cài phía trước để tránh việc kéo quần áo qua đầu.

+ Không vận động mạnh, không tập thể thao và không đeo kính ít nhất 4 tuần.

+ Tránh các biểu hiện quá mức trên khuôn mặt, chẳng hạn như cười lớn.

+ Thời gian này không nên trang điểm cho đến khi lành hẳn để đảm bảo vết thương không bị nhiễm trùng.

+ Tuân thủ theo lời dặn bác sĩ, theo đúng lịch trình hút dịch, tháo nẹp và uống thuốc theo chỉ định bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất và đẹp nhất.

+ Thời gian này nên tránh để nước tiếp xúc với vùng phẫu thuật tiêm filler.

+ Không đi xông hơi ít nhất 1 tháng sau tiêm filler bởi sẽ làm chất lượng filler bị ảnh hưởng

+ Sử dụng theo đúng kê đơn về liều lượng và tần suất sử dụng trong ngày để có được kết quả tốt nhất. Không uống bất kỳ thuốc khác nếu chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

+ Đánh răng nhẹ nhàng để hạn chế cử động của môi trên, môi dưới.

+ Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, một giấc ngủ sâu giúp cơ thể được thả lỏng, các cơ quan được nghỉ ngơi và quá trình phục hồi sau phẫu thuật diễn ra nhanh hơn.

+ Thiết lập độ dinh dưỡng khoa học như bổ sung các loại quả mọng nho, dâu tây, lựu, việt quất, mâm xôi. Bổ sung các loại rau củ quả như cà rốt, ớt chuông, bông cải xanh, súp lơ, bắp cải, rau mầm, khoai lang, khoai tây, cải xoăn, rau bina, mù tạt xanh, rau diếp cá … Những loại củ quả này giúp bổ sung đủ lượng carbohydrate lành mạnh, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Các loại ô liu, bơ, dầu dừa, quả hạch, hạt hướng dương… giúp nhanh lành vết thương và ngừa sẹo. Các loại ngũ cốc như lúa mì nguyên chất, lúa mạch đen, yến mạch, quinoa,…

Những thực phẩm nên kiêng sau khi tiêm filler

Rau muống

Rau muống có khả năng gây ra sẹo lồi do vậy sau khi tiêm filler nên tạm thời “khai tử” nó ra khỏi thực đơn hàng ngày.

Thịt bò

Thịt bò giàu protein, khoáng chất có lợi cho sức khỏe nhưng với những người tiêm filler không nên ăn thịt bò. Bởi khi ăn thịt bò sẽ khiến vùng da cằm có màu đậm hơn những vùng da xung quanh

Hải sản, đồ tanh, da gà

Các loại sản hay đồ tanh như tôm, cua, cá, nghêu, sò, ốc, mực,… có khả năng gây ra dị ứng, ngứa ngáy khó chịu tại vùng vết thương đang ăn da non khiến cho cản trở quá trình phục hồi vết thương sau tiêm filler. Do đó, nên kiêng những loại thực phẩm này sau một thời gian để đảm bảo.

Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các chất kích thích

Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các chất kích thích làm tăng khả năng viêm nhiễm, cản trở quá trình phục hồi.

Đồ nếp

Tuyệt đối không nếp ăn đồ nếp sau khi tiêm filler. Bởi khi ăn đồ nếp sẽ khiến vết thương khó lành, mưng mủ, thậm chí có trường hợp còn gây biến dạng cằm và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

MH

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ;

Cẩn trọng hoại tử cằm khi tiêm filler cằm

Tiêm filler những vấn đề nhất định bạn phải quan tâm

Kỹ thuật tiêm filler chuẩn, điều kiện đối với bác sĩ thực hiện

Tiêm filler cằm: biến chứng, quy trình tiêm filler cằm

Thế nào là tiêm filler đúng cách

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác