Thói quen vào buổi sáng gây hại cho phồi cần bỏ ngay
Thói quen vào buổi sáng gây hại cho phồi cần bỏ ngay
Phổi là cơ quan hô hấp quan trọng của cơ thể con người không chỉ đóng vai trò hô hấp mà còn là nơi nơi tạo máu quan trọng, chỉ khi nào phổi khỏe mạnh thì mới có thể liên tục hít khí ôxy và thải ra khí cacbonic, duy trì được hoạt động sống của cơ thể con người. Nhưng có nhiều thói quen vào buổi sáng thức dậy cần bỏ ngay để tránh gây hại cho phổi. Vậy đó là những thói quen gây hại nào?
Phổi có nhiệm vụ chính là trao đổi khí bằng cách đem oxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi, sau đó đưa điôxít cacbon từ động mạch phổi ra bên ngoài. Ngoài ra, phổi có chức năng khác đó là chuyển hóa một vài chất sinh hóa, lọc một số độc tố trong máu. Do đảm nhiệm vai trò quan trọng cho sự sống nên phổi rất dễ bị tổn thương nếu không được chăm sóc đúng cách, hay có những những thói quen xấu khiến phổi bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, nếu buổi sáng sau khi thức dậy nếu có những thói quen xấu này cần loại bỏ ngay để bảo vệ sức khỏe phổi.
Những thói quen xấu cần loại bỏ ngay để bảo vệ sức khỏe phổi
Hút thuốc
Hút thuốc ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng là một trong những thói quen mà nhiều người thường mắc phải sau khi thức dây. Hút thuốc lá không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe dù là thời điểm nào trong ngày, nhưng hút vào buổi sáng, ngay sau khi thức dậy thì càng hại phổi gấp nhiều lần.
Bởi sau khi thức dậy sau một đêm dài phổi đang yếu, dễ bị tổn thương, cơ thể lúc này cũng đang mệt mỏi, thiếu năng lượng, hệ miễn dịch suy giảm, trong khi không khí trong nhà không được thoáng đãng. Khi hút thuốc nicotine trong thuốc lá sẽ trực tiếp đi vào phổi khiến chức năng phổi bị giảm sút, tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, bệnh ung thư, ung thư phổi,…
Tức giận, cáu kỉnh
Khá nhiều người sau khi thức dậy do một vài yếu tố nào đó thường cảm thấy khó chịu, không vui, cáu gắt thậm chí là tức giận. Những cảm xúc tiêu cực này không chỉ ảnh hưởng tới cảm xúc, tinh thần mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe phổi
Theo các chuyên gia sức khỏe cho biết, khi tức giận, xúc động sẽ dẫn tới tình trạng khó thở, các phế nang liên tục giãn nở, không thể nghỉ ngơi và thư giãn bình thường. Từ đó ảnh hưởng hưởng đến hoạt động của phổi, lâu ngày khiến phổi suy giảm chức năng và miễn dịch kém, dễ mắc
Ăn sáng nhiều dầu mỡ
Nhiều người có thói quen ăn nhiều đồ chiên rán hoặc chế biến nhiều dầu mỡ vào buổi sáng nhưng khi ăn các thực phẩm này không chỉ khiến chúng ta tăng cân mà còn tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa đường ruột, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe của phổi rất nhiều. Các đồ ăn chiên rán không có lợi cho việc thải các chất độc hại trong đường hô hấp, từ đó làm trầm trọng thêm tình trạng ho và đờm, không có lợi cho sức khỏe của phổi.
Tập thể dục quá sức
Tập luyện thể dục vào buổi sáng không chỉ tốt cho sức khỏe, phòng ngừa các bệnh về xương khớp, tim mạch kéo dài tuổi thọ nhưng nếu tập thể dục quá sức lại có thể gây hại cho phổi. Bởi khi tập các bài tập vận động quá mạnh, thời gian quá dài nếu không phổi sẽ gây hại cho phổi vì nó phải làm việc quá sức trong khi thiếu năng lượng và đang nhạy cảm, dễ tổn thương từ đó sức khỏe phổi bị ảnh hưởng.
Do đó nên kiên trì thay vì cường độ lựa chọn những môn có cường độ nhẹ đến vừa, tập trung vào sự dẻo dai như đi bộ, chạy bộ chậm, đạp xe, thể dục nhịp điệu, yoga... Thời gian tập thể dục tốt nhất là 15 - 30 phút trong khoảng từ 6h sáng đến 8h sáng.
Tuy nhiên, vào buổi sáng không nên tập thể dục khi mặt trời chưa lên, nhiệt độ không khí vẫn còn lạnh. Nên hạn chế tập thể dục ở những nơi quá đông người, có nồng độ khí thải công nghiệp, khí thải ô tô, khói bụi cao. Bởi vì không khí ô nhiễm ảnh hưởng đến đường hô hấp của con người, có thể gây viêm đường hô hấp trên cấp, viêm phế quản... và các bệnh về phổi khác thậm chí là ung thư phổi.
Để bảo vệ sức khỏe phổi bên cạnh loại bỏ những thói quen xấu ở trên hãy thường xuyên bổ sung những thực phẩm sau trong thực đơn hằng ngày nhằm bảo vệ sức khỏe phổi, phòng ngừa các bệnh về phổi.
Củ cải trắng:
Củ cải trắng khá phổ biến ở Việt Nam là một trong những nguyên liệu chế biến nhiều món ăn ngon hấp dẫn. Không chỉ giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe mà củ cải trắng còn rất tốt cho phổi. Củ cải trắng có tính hàn, vị hơi cay nên có thể loại bỏ nhiệt, tiêu đờm, giảm ho. Vào mùa đông thời tiết khô hanh nên nhiều người bị đờm khô, gây khô khó chịu cho phổi bạn chỉ cần ăn một chút củ cải luộc, hầm sẽ có hiệu quả tốt.
Quả lê
Lê là thức ăn quý đứng đầu trăm quả (bách quả chi tông) có tính mát, hơi chua, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho, thanh tâm giáng hỏa, dưỡng huyết, nhuận trường, tiêu độc. Sách Y học cổ truyền Trung Quốc ghi chép lại rằng lê có tác dụng làm sạch và giải độc, giữ ẩm phổi cho phổi. Đồng thời, lê còn là nguyên liệu để điều chế các bài thuốc giảm đờm, giảm ho hiệu quả. Quả lê rất tốt cho phổi dù dùng làm tráng miệng, nấu súp, hầm canh đều đem lại tác dụng
Củ sen:
Củ sen có thể dùng ăn sống, nấu xanh hoặc làm các món gỏi, món xào. Củ sen rất có lợi phổi của chúng ta. Khi bị ho nhất là vào mùa đông bạn có thể uống trà củ sen sẽ thấy tình trạng ho được cải thiện đáng kể.
Hương sen tỏa ra từ làn khói giúp làm sạch chất nhầy ở hệ hô hấp. Những người mắc các bệnh đường hô hấp như bệnh hen suyễn và bệnh lao có thể uống sinh tố củ sen.
Ngoài ra, các món ăn từ củ sen còn có thể giúp dưỡng ẩm, giải nhiệt, giảm cơn khát, có tác dụng nuôi dưỡng phổi, mát máu.
Trà hoa nhài:
Trà hoa nhài trắng sở hữu hương thơm nhẹ nhàng khiến bao người yêu thích. Không chỉ có tác dụng giảm stress, lo âu, căng thẳng, giảm cholesterol, chất béo không lành mạnh trong cơ thể, giảm cân, điều hòa sự lưu thông máu mà còn rất tốt cho phổi.
Hoa nhài rất giàu polyphenol - một chất hoạt động như chất chống oxy hóa, có thể chống lại các gốc tự do, chống lại các bệnh tim mạch
Khoai lang:
Khoai lang là một trong những loại củ được nhiều người yêu thích. Trong khoai lang có chứa carotenoids, chất này có tác dụng giúp bảo vệ sức khỏe của phổi. Đây là chất chống oxy hóa được chứng minh là có khả năng giảm nguy cơ mắc ung thư phổi. Bên cạnh đó, carotenoids cũng rất tốt cho các bệnh nhân bị hen suyễn trong việc giúp họ giảm những cơn đau.
Đậu xanh
Đậu xanh hay còn gọi là đỗ xanh là một trong những thực phẩm vô cùng quen thuộc trong gian bếp của mỗi gia đình. Đậu xanh rất giàu vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa, thuốc chống vi trùng, chống viêm, hạ huyết áp, chống đái tháo đường... Đồng thời, đậu xanh cũng là một nguồn protein cao, chất xơ, rất có lợi cho sức khỏe.
Người xưa hay sử dụng đậu xanh để bồi bổ cho phổi bởi đây là thực phẩm tốt để giải nhiệt, giải độc, có tác dụng làm sạch phổi và đồng thời bảo vệ gan, thận.
Củ cải đường
Củ cải đường có tên tiếng Anh là Beta vulgaris, đây là một dạng củ cải đường thuộc họ rau dền. Củ cải đường chứa nhiều giá trị dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ và điều trị một số bệnh. Cứ 100g củ cải đường chứa tới .4 gam protid, 3.7 gam glucid, 1.5 gam xenluloza, 40 mg canxi, 41 mg photpho; 1,1 mg sắt; 0.06 mg vitamin B1,... Những dưỡng chất trong củ cải đường có tác dụng hỗ trợ kiểm soát cân nặng, kiểm soát huyết áp, hỗ trợ sức khỏe não bộ, cải thiện sức khỏe tiêu hóa, giúp thanh lọc máu, giúp trái tim được khỏe mạnh, kiểm soát bệnh tiểu đường, ngăn chặn quá trình lão hóa,…
Ngoài ra củ cải đường giàu nitrat, đã được chứng minh là có tác động tích cực đến phổi. Do vậy để cải thiện sức khỏe phổi hãy bổ sung củ cải đường trong khẩu phần ăn hằng ngày. Có thể chế biến củ cải đường thành các món ăn ngon khác như như: củ cải đường xào trứng, dưa món củ cải đường, salad, thịt heo xào củ cải đường,…
Cà chua
Cà chua cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Cà chua giàu vitamin A, vitamin C, vitamin K, vitamin B6, kali, folate, thiamin, magiê, niacin, đồng và phốt pho,… những vi chất cần thiết để duy trì một sức khỏe tốt.
Bên cạnh đó, cà chua chứ rất ít cholesterol, chất béo bão hòa, natri và calo nên có lợi cho việc duy trì vóc dáng, cân nặng,…Cà chua còn giúp phòng chống ung thư, làm sáng da, dưỡng trắng, giảm mụn, cải thiện thị lực, giảm lượng đường trong máu, thúc đẩy giấc ngủ ngon, tốt cho mái tóc,…
Ngoài ra, những người sau khi khỏi Covid-19 bên cạnh việc tập luyện thể thao, tập luyện các bài tập thở hãy bổ sung cà chua vào thực đơn hàng ngày để cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19. Bởi cà chua có thể làm giảm viêm đường thở ở những người bị hen suyễn cũng như cải thiện chức năng phổi ở những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Bí ngô
Bí ngô (bí đỏ) là một loại quả chứa nhiều vitamin, dưỡng chất được các đầu bếp ưu tiên sử dụng khi nấu các món súp, canh... Bí ngô có chứa lượng chất xơ rất cao cũng như nhiều chất chống oxy hóa như beta carotene và Vitamin C.
Chất xơ giúp duy trì hệ vi sinh vật đường ruột khỏe mạnh, các chất chống oxy hóa giúp làm lành các tổn thương do viêm gây ra. Bên cạnh đó, bí ngô chứa nhiều carotenoid, bao gồm beta carotene, lutein và zeaxanthin có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm
Táo
Táo là một trong những loại trái cây yêu thích của nhiều người từ người lớn lẫn trẻ em. Táo chứa nhiều vitamin, khoáng chất, có lợi cho sức khỏe. Những người ăn táo thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và ung thư phổi thấp hơn so với những người ít khi ăn táo. Do vậy để cải thiện sức khỏe phổi hãy ăn táo thường xuyên.
Nghệ
Nghệ không chỉ là thành phần chính ở một số món ăn mà nghệ còn có công dụng trong lĩnh vực chăm sóc da, có lợi cho sức khỏe, giúp kiểm soát ho và cảm lạnh.
Nghệ được sử dụng nhiều trong việc chống viêm, chống oxy hóa và chống ung thư. Khi thường xuyên bổ sung nghệ trong thực đơn hằng ngày giúp tăng cường sức khỏe tổng thể. Thành phần hoạt chất chính trong nghệ - Curcumin đã được chứng minh là giúp cải thiện sức khỏe của phổi.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Tăng cường sức đề kháng, bảo vệ phổi với thực phẩm trắng
Bổ sung những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19
Cách cải thiện các vấn đề sức khỏe hậu Covid-19
Bổ sung những thực phẩm này giúp làm sạch, giữ ẩm phổi
Hướng dẫn 6 bài tập thở khi bị khó thở hậu Covid-19
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.