Tại sao nọc độc rắn lại có khả năng cứu người?

5/7/2019 4:05:00 PM
Dù rất độc có thể giết chết người chỉ với một lượng nhỏ nhưng ngày nay khoa học phát triển đã biết cách tận dụng chất độc này để chữa một số bệnh hiểm nghèo.

 

Hàng năm theo số liệu thống kê đã có hàng nghìn người bị thiệt mạng do bị rắn độc cắn. Nọc độc của rắn là một loại vũ khí tấn công hay phương pháp phòng vệ của rắn được tiến hóa trong nhiều năm. Dù rất độc có thể giết chết người chỉ với một lượng nhỏ nhưng ngày nay khoa học phát triển  đã biết cách tận dụng chất độc này để chữa một số bệnh hiểm nghèo.

Khi bị rắn độc cắn nọc độc của rắn gây loạn thần kinh, đặc biệt là cơ quan kiểm soát việc hô hấp và tuần hoàn, dẫn đến co rút cơ bắp, nôn ói, co giật và tê liệt. Tác động lên máu hay mạch máu, phá hủy tế bào máu, gây xuất huyết hoặc làm đông máu khiến nạn nhân chết do tắc mạch. Ngoài ra, nọc rắn tấn công và hủy hoại mô cơ, gây hoại tử và bộ nhiễm.

Dù nọc độc rắn cực kỳ nguy hiểm nhưng với sự phát triển của y học, các nhà khoa học đã dùng nọc độc rắn chế tạo huyết thanh kháng nọc, chữa cho những người không may bị rắn cắn.

Theo thống kê có khoảng 400 loài rắn có nọc độc và huyết thanh chế từ loài nào chỉ chữa được cho người bị loài rắn đó cắn. Hiện gần 100 quốc gia đã chế tạo trên dưới 200 loại huyết thanh. Tại Việt Nam các nhà nghiên cứu đã điều chế thành công loại huyết thanh kháng nọc rắn hổ đất, lục tre, hổ chúa và chàm quạp.

Bên cạch được điều chế huyết thanh kháng độc nọc rắn còn được điều chế trong thuốc giảm đau, chống viêm trong thấp khớp, đau cơ, đau dây thần kinh... dưới dạng tiêm hay thuốc mỡ.

Tại Brazil nọc độc rắn hổ mang có chất captopril gây hạ huyết áp rất nhanh khiến con mồi bủn rủn, tê liệt. Các nhà khoa học đã mô phỏng và chế tạo được chất này để chữa trị bệnh tăng huyết áp.

Loại nọc độc làm đông máu được ứng dụng chế tạo thuốc cầm máu, chống chảy máu nội tạng.

Bên cạnh đó dưới sự phát triển của y học từ nọc độc của rắn hổ mang, các nhà khoa học đã trích ra một chất có tên là contortrastin, có khả năng khống chế tế bào ung thư, làm chậm sự lan truyền của các khối u. GS. Manjunatha Kini từ Đại học quốc gia Singapore cho biết, thuốc giảm đau điều chế từ nọc độc của hổ mang chúa có hiệu quả cao gấp 20-200 lần so với morphin.

Theo Zing

Các tin liên quan

Các tin khác