Những loại rau nào nên, không nên dùng để ăn lẩu tránh ảnh hưởng sức khỏe

1/6/2023 8:30:00 AM
Mùa đông lạnh món lẩu trở thành món ăn yêu thích của nhiều người. Trong các nguyên liệu để ăn cùng với lẩu thì rau xanh là một trong những nguyên liệu không thể thiếu.

 

Những loại rau nào nên, không nên dùng để ăn lẩu tránh ảnh hưởng sức khỏe

Mùa đông lạnh món lẩu trở thành món ăn yêu thích của nhiều người. Trong các nguyên liệu để ăn cùng với lẩu thì rau xanh là một trong những nguyên liệu không thể thiếu. Nhưng không phải loại rau nào cũng có thể ăn cùng với lẩu, bởi một số loại rau dưới đây khi nhúng lẩu có thể sinh độc, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trong các món lẩu gà, lẩu hải sản, lẩu cá kèo, lẩu riêu cua, lẩu bò,.... thì không thể nào thiếu các loại rau xanh để nhúng ăn kèm với lẩu. Các loại rau xanh kết hợp để ăn cùng với lẩu giúp cân bằng hương vị và dinh dưỡng, cũng như hỗ trợ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn, cung cấp nhiều vitamin, chất xơ, có lợi cho dạ dày. Nhưng không vì thế mà chúng ta có thể tùy hứng kết hợp các loại rau khi ăn lẩu bởi một số món lẩukhông phải loại rau nào cũng có thể ăn kèm bởi chúng có thể sinh độc, ảnh hưởng tới sức khỏe nếu ăn quá nhiều.

Những loại rau không nên nhúng lẩu

Không nhúng rau kinh giới vào lẩu gà

Khi ăn lẩu gà hay các loại lẩu có nguyên liệu chính là thịt gà tuyệt đối không sử dụng rau kinh giới để ăn cùng. Bởi trong Đông y cho biết thịt gà thuộc phong mộc về tạng, khi ăn có tác dụng giúp bổ phổi, tốt cho người khí hư suy yếu, người có mụn nhọt, phụ nữ rong kinh, băng huyết, nhuận phế, trừ lao, ích thận, chữa chứng tràng tích, kiết lỵ, phụ nữ bị hậu sản hư lao… trong khi đó kinh giới vị cay tính ấm phá kết khí, hạ ứ huyết. Nếu ăn ăn thịt gà mà kèm rau kinh giới có thể xảy ra hiện tượng chóng mặt, ù tai, run rẩy, ngứa ngáy… cơ thể từ đoảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.

Các loại rau lạ, nấm lạ

Khi ăn lẩu khá nhiều gia đình có sở thích ăn các loại rau rừng, nấm rừng,... nhưng điều này có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe thậm chí gây ngộ độc nếu như chúng ta không nắm rõ về các loại nấm rừng, rau rừng đó có gây ngộ độc hay ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta hay không. Bởi nếu như ăn phải các loại rau rừng, nấm rừng có chứa độc tố khi ăn phải chúng ta có thể bị ngộ độc, thậm chí là tử vong sau một thời gian ngắn nếu không phát hiện, điều trị kịp thời. Do vậy khi chọn nấm, rau để ăn lẩu chỉ nên lựa chọn những loại rau như rau muống, rau cải, rau mùng tơi, hay các loại rau rừng không chứa độc, chọn nấm nên chọn nấm kim châm, nấm đùi gà, nấm đông cô, nấm mỡ, nấm sò,... rõ nguồn gốc xuất xứ

Tránh cho cà chua vào lẩu hải sản

Khi chế biến các món lẩu hải sản khá nhiều người thường cho thêm cà chua vào trong lẩu hải sản để tạo món ăn ngon, hấp dẫn, kích thích vị giác. Tuy nhiên, cà chua giàu vitamin C cùng nhiều khoáng chất khác. Vitamin C trong cà chua lại kỵ với hải sản bởi, khi kết hợp với asen pentavenlent có trong tôm, cua, sò ốc… có khả năng sẽ tạo thành asen trioxide (thạch tín). Do vậy khi chúng ta ăn nhiều, ăn trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, đối mặt nguy cơ bị ngộ độc

Không ăn các loại rau dễ gây dị ứng

Những loại rau dễ gây bị ứng như dọc mùng, nấm lạ, rau lạ, rau dại, lá môn ngứa…khi sử dụng để nhúng lẩu. Bởi những loại rau này khi dùng để nhúng lẩu có thể gây tình trạng ngứa gáy, nổi mụn,...

Không nhúng lẩu bằng cách loại rau không có nguồn gốc

Những loại rau không rõ nguồn gốc, không rõ cơ sở sản xuất, không được kiểm đinh chất lượng tuyệt đối không sử dụng để nhúng lẩu. Bởi các loại rau này có thể chứa các loại hóa chất trừ sâu, thuốc tăng trưởng, cùng nhiều kim loại độc khác hay có thể được trồng ở những nơi ô nhiễm, nguồn nước bị ô nhiễm. Nếu ăn phải các loại rau không rõ nguồn gốc có thể khiến chúng ta gặp tình trạng đau bụng, buồn nôn thậm chí là ngộ độc cực nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy chúng ta khi ăn lẩu nên lựa chọn các loại rau sạch, có nguồn gốc rõ ràng, rau được kiểm định. Khi sơ chế rau để ăn lẩu nên loại bỏ rễ, rửa sạch bằng nhiều lần nước, ngâm kỹ bằng nước muối hoặc dung dịch rửa rau chuyên dụng

Những loại rau nên dùng để nhúng lẩu

Đối với các món lẩu mỗi một loại lẩu sẽ có những loại rau ăn kèm riêng như vậy mới tạo nên sự hấp dẫn cho món ăn. Từ đó các loại rau phát huy được hết được công dụng có lợi cho sức khỏe, tránh ngộ độc, dị ứng.

+ Đối với món lẩu riêu cua nên chọn các loại rau nhúng lẩu nư rau sống, xà lách, hoa chuối, mồng tơi, rau muống, các loại rau thơm như kinh giới, tía tô, rau răm,...

+ Món lẩu vịt nên lựa chọn các loại rau nhúng lẩu như rau muống, rau ngổ, rau muống, rau mồng tơi, rau rút, rau cải ngọt, một số loại nấm....

+ Đối với món lẩu rốc nên chọn các loại rau nhúng lẩu gồm có rau tía tô thái mỏng, rau xà lách, rau muống chẻ, đậu phụ rán, mùi tàu, hành lá, một số loại nấm...

+ Món lẩu hải sản ưu tiên chọn lựa các loại rau như hành tươi, dứa, các loại rau thơm, rau muống, rau cần, cải ngồng, cải bẹ xanh, bắp cải thảo, giá đỗ, rau muống, các loại nấm,...

+ Món lẩu gà nên chọn các loại rau nhúng lẩu như rau cải xanh, bắp chuối, rau muống, ngải cứu, xà lách, rau cải xoong, bắp chuối thái mỏng,...

+ Món lẩu bò nên chọn các loại rau nhúng như dứa tươi, chuối xanh, cải thảo, rau cải ngọt, cải thìa, rau cần nước, một số loại nấm...

Những điều cần lưu ý khi ăn lẩu

+  Không nên kéo dài bữa lẩu quá 2 tiếng đồng hồ tránh khiến cho hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức

+ Nhiệt độ bên trong nồi nước lẩu có thể lên tới mức 100 độ C do vậy không nên ăn quá nhanh, uống nước lẩu nóng sẽ khiến lớp da mỏng trong miệng bị tổn thương, lớp màng nhầy trong dạ dày bị ảnh hưởng dẫn tới gây viêm loét dạ dày

+ Không nên đeo kính áp tròng khi ăn lẩu bởi mỗi lần ăn chúng ta sẽ thường ăn trong khoảng từ 1-1,5 tiếng khi đó hơi nước từ nồi lẩu bốc lên kính áp tròng sẽ làm tròng kính co lại, tác động vào mắt gây tổn thương mắt.

+  Nên thay nước lẩu sau 60 phút bởi nước lẩu sôi trên bếp thời gian kéo dài sẽ khiến vitamin bị phân hủy, chất béo bị bão hòa, không tốt cho sức khỏe

+ Nên ăn nhiều các loại rau củ, quả để giúp cơ thể giải nhiệt bởi thông thường trong nước lẩu luôn sử dụng rất nhiều gia vị nóng như: hành, tỏi, ớt, sả...

+ Nên nhúng các loại thịt, các loại hải sản, các loại rau chín kỹ rồi mới ăn để tránh bị nhiễm vi khuẩn, trứng giun sán, ký sinh trùng

+ Không dùng chung một đôi đũa để gắp đồ sống, đồ chín, nên sử dụng đũa riêng để gắp các đồ sống

+  Không uống đồ lạnh cùng lúc khi ăn lẩu bởi nước lạnh có thể kích thích dạ dày co bóp, giảm tiết dịch tiêu hóa, gây cản trở quá trình tiêu hóa.

+ Nên ăn thêm cơm, bún, mỳ để giúp cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể do lẩu thường ăn kèm với nhiều thịt, hải sản, các loại rau củ

+ Phụ nữ đang mang bầu không nên ăn quá nhiều gia vị cay nóng, không nên ăn lẩu có nhiều gia vị. Những người mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, mỡ máu, phong thấp nên hạn chế hoặc không nên ăn các loại lẩu nhiều đạm mỡ

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Những thực phẩm nên dùng sau bữa ăn giúp thúc đẩy tiêu hóa, thải độc hiệu quả

6 món ăn cực tốt giúp cải thiện sức khỏe đường ruột

Những kiểu chế biến rau làm giảm dinh dưỡng, gây hại cho sức khỏe

Bật mí cách giảm cơn đau bụng do dị ứng thực phẩm hiệu quả nhất

9 thực phẩm nên ăn khi bị cúm, 4 điều nên tránh

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác