Những kiểu chế biến rau làm giảm dinh dưỡng, gây hại cho sức khỏe
Những kiểu chế biến rau làm giảm dinh dưỡng, gây hại cho sức khỏe
Rau xanh từ lâu được biết đến là một trong những loại thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe. Nhưng trong quá trình chế biến, ăn rau nếu mắc phải những sai lầm dưới đây không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng có trong rau xanh mà còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Các loại rau xanh chứa nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin B, vitamin K, giàu chất xơ cùng nhiều khoáng chất khác có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ phòng ngừa các bệnh như dạ dày, ung thư đại tràng, huyết áp, giảm cân, kiểm soát cân nặng, dưỡng da,....
Tuy nhiên, trong quá trình chế biến, ăn rau một số người mắc phải một số sai lầm tai hại dưới đây không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng có trong rau xanh mà lâu dần có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
Những sai lầm khi sử dụng rau xanh gây hại cho sức khỏe, giảm giá trị dinh dưỡng của rau
Xào rau quá kỹ
Việc xào rau quá kỹ cũng có thể làm mất các chất dinh dưỡng có trong rau xanh, việc xào rau quá kỹ khiến cho các vitamin dễ bị phân hủy. Tốt nhất khi xào rau chỉ nên xào với ngọn lửa lớn, không nên cho quá nhiều nước để giảm thiểu tổn thất vitamin trong quá trình chế biến, tiết kiệm thời gian nấu nướng
Cho quá ít nước khi luộc rau
Một số người vì tiết kiệm thời gian nấu nướng, tiết kiệm gas, điện nên khi luộc rau thường sử dụng ít nước để luộc. Nhưng điều này lại khiến rau lâu chín, rau bị thâm đen, các chất dinh dưỡng có thể bị mất đi. Vì vậy, khi luộc rau chúng ta nên cho lượng nước vừa đủ, đun lửa to để rau nhanh chín, giữ được các chất dinh dưỡng, vitamin
Chỉ ăn rau sống
Không phải loại rau xanh nào ăn sống cũng tốt, cũng có thể giữ nguyên được các giá trị dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất có trong rau. Bởi một số loại rau bị mất hết các chất dinh dưỡng khi chúng được chiên, nướng ở trên nhiệt độ cao trong thời gian dài. Bởi dưới tác động của nhiệt độ cao, có thể phá hủy các chất dinh dưỡng trong rau, thậm chí còn có thể sản sinh ra các chất độc hại gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu sử dụng trong thời gian dài
Khi chế biến một số loại rau xanh ở nhiệt độ, thời gian phù hợp giúp phá vỡ thành tế bào của rau xanh, giúp dạ dày có thể dễ dàng tiêu hóa hơn từ đó các chất dinh dưỡng có trong rau xanh được hấp thụ tốt hơn. Đơn giản như cà chua được nấu chín giúp tăng cường cung cấp lycopene chống ung thư, có lợi cho sức khỏe
Đảm bảo các chất dinh dưỡng có trong rau được giữ nguyên khi chế biến các món rau xanh nên nấu rau trong càng ít chất lỏng càng tốt, thay vào đó nên hấp, xào hoặc nếu các món rau luộc nên giữ lại nước để làm súp, nước sốt để có thể hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng trong rau
Gọt bỏ hết vỏ rau củ
Khi sơ chế một số loại rau củ nhiều người quan niệm rằng phần vỏ rau củ như: bí đỏ, củ cải, cà rốt, cà tím… tiếp xúc với đất trồng dễ bị đất bẩn, vi khuẩn bám vào nên thường gọt bỏ đi hết. Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết một số loại rau củ phần vỏ rau củ lại chứa nhiều vitamin C cùng nhiều khoáng chất hơn cả các bộ phận khác của rau.
Do đó, để có thể giữ lại những giá trị dinh dưỡng có trong rau củ, các loại bí đỏ, củ cải, cà rốt, cà tím không nên gọt hết vỏ rau củ chỉ cần rửa lại sạch nhiều lần với nước sạch trước khi chế biến, tạo nhiều màu sắc hấp dẫn cho món ăn
Luộc rau quá nhừ
Nhiều người khi luộc rau thường luộc rau quá nhừ nhưng rau bị đun lâu dẫn đến vitamin C, vitamin B1 cùng nhiều khoáng chất có lợi khác bên trong rau sẽ bị tiêu tan hết. Do vậy, khi luộc rau nên cho vào nước một chút muối để giữ màu xanh của rau, đun to lửa cho đến khi nước sôi sùng sục mới bỏ rau vào, đậy nắp kín, không luộc rau quá nhừ
Nhưng một số loại rau củ như dưa chuột, khi ăn sống thì sẽ có nhiều chất dinh dưỡng hơn là khi nấu. Nên chúng ta chỉ cần rửa sạch nhiều lần với nước, có thể ăn sống
Để rau đã nấu chín qua đêm
Hàm lượng nitrat trong các loại rau xanh khá nhiều nếu để rau đã nấu chín qua đêm sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn phân hủy, lượng nitrat sẽ lại tạo thành nitrite - chất gây ung thư từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe
Cắt rau trước khi rửa
Thói quen cắt nhỏ rau trước khi rửa khá nhiều người mắc phải khi rửa rau. Bởi các vitamin tồn tại ở trong rau dưới dạng nước nên dễ bị hòa tan trong nước khi rửa. Do vậy, không nên cắt rau trước khi rửa để đảm bảo chất lượng của rau, giúp, hạn chế thất thoát vitamin, khoáng chất trong rau
Rửa rau không kỹ
Nhiều người có thói quen rửa rau xanh qua loa, rửa rau 2-3 lần nước hoặc hoàn toàn không rửa với nước nhưng điều này có thể khiến chúng ta đang ăn phải dư lượng hóa chất có thể gây đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa thậm chí là ngộ độc thực phẩm
Ngâm rau với nước muối lâu
Việc ngâm rau với nước muối quá lâu không trừ được giun sán, thuốc trừ sâu mà khiến mùi vị rau bị thay đổi, ngâm rau sống quá lâu trên 10 phút có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng trong rau xanh. Do vậy chúng ta cần nhặt sạch, rửa nhiều lần bằng nước sạch, rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy để loại trừ trứng giun sán, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất trừ sâu còn bám trên lá rau, kẽ của lá rau,...
Ăn rau không nấu chín
Một số loại rau như đậu lăng, khoai tây và giá đỗ cần phải nấu chín hoàn toàn để tiêu diệt độc tố. Việc ăn một số loại rau không nấu chín kỹ có thể khiến chúng ta gặp tình trạng đau bụng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Những sai lầm khi chế biến rau củ sản sinh độc tố, làm mất hết dinh dưỡng
Những món ăn để qua đêm dễ gây ngộ độc, ung thư không nên ăn
Mách bạn cách nhận biết 6 loại rau dễ tồn dư nhiều hóa chất
14 loại rau giàu chất dinh dưỡng nhất cho cơ thể
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.