5 loại hải sản tiềm ẩn ký sinh trùng cần cận trọng khi ăn
Khi ăn 5 loại hải sản này cần lựa chọn, chế biến cẩn thận bởi chúng tiềm ẩn ký sinh trùng cao nên cần thận trọng khi ăn để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Các ký sinh trùng, trứng giun sán, ấu trùng sán lá phổi,… ký sinh trong một số loại hải sản dưới đây khi xâm nhập vào cơ thể có thể tàn phá sức khỏe con người gây ra các loạt bệnh nghiêm trọng như nhiễm trùng tiêu hóa, tổn thương gan, hệ thần kinh, thậm chí dẫn đến mù lòa thậm chí có thể gây nguy hiểm cho tính mạng nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
Lươn biển
Lươn biển chủ yếu sống ở vùng nước sâu, nhiệt độ ổn định, tầng đáy đại dương nơi có nhiều bùn cát, ký sinh trùng. Cấu tạo da lươn nhày nhớt nên đây là môi trường lý tưởng cho khuẩn, giun sán, ký sinh trùng bám vào. Nếu ăn phải các loại lươn biển chưa nấn chín kỹ, sơ chế không đúng cách, ăn lươn biển sống có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao. Nếu không được phát hiện sớm các loại ký sinh trùng trong lươn biển sẽ xâm nhập vào cơ thể gây rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng gan và hệ thần kinh.
Cá hồi
Cá hồi là một trong những thực phẩm có lợi cho sức khỏe nhưng cũng cần lựa chọn cá hồi đảm bảo an toàn để tránh nhiễm ký sinh trùng. Bởi khi ăn cá hồi nhiều người thường thích ăn sống như các món cá hồi sashimi hay sushi. Nhưng đây cũng là một trong những loại hải sản có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là giun anisakis. Chúng ký sinh trong cá hồi nếu chúng ta tiêu thụ cá hồi sống, chưa qua chế biến kỹ loài ấu trùng này sẽ bám vào thành ruột, gây đau bụng dữ dội, buồn nôn, tiêu chảy, thậm chí thủng ruột nếu không được phát hiện sớm.
Thậm chí, một số loài cá hồi sống trong môi trường hoang dã cũng có thể bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng từ nguồn nước ô nhiễm, không đảm bảo. Nếu không được chế biến kỹ có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao nên cẩn thận trọng khi ăn.
Mực
Mực cũng là một trong những loại hải sản có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng rất cao do môi trường sinh sống của chúng. Các loại mực, đặc biệt là mực nang, mực ống có thể nhiễm giun anisakis giống như cá hồi. Khi chúng ta ăn phải các loại mực có chứa giun anisakis nếu ăn mực sống hoặc chưa chín kỹ, ấu trùng giun này sẽ bám vào thành ruột, gây viêm loét, đau quặn bụng, thậm chí nôn ra máu, cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe.
Ngoài ra, một số khu vực biển bị ô nhiễm khiến cho các loại mực sinh sống tại môi trường ở đó có nguy cơ nhiễm các ký sinh trùng, vi khuẩn Vibrio rất cao,…
Sò điệp
Sò điệp là thực phẩm bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng đây cũng là thực phẩm dễ nhiễm ký sinh trùng nên cẩn trọng khi ăn, chế biến. Bởi sò điệp sinh sống dưới đáy biển, chúng lọc nước để hấp thụ thức ăn nên khiến chúng dễ tích tụ vi khuẩn, ký sinh trùng, kim loại nặng từ môi trường nước của chúng. Các loại ký sinh trùng trong sò điệp có thể gây ra các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm trùng gan,…
Tôm
Khi ăn tôm nên ăn tôm được nấu chín kỹ, sơ chế sạch sẽ tuyệt đối không ăn tôm sống, gỏi tôm sống để phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng. Cũng giống như một số loại hải sản khác môi trường sinh trưởng của chúng là ở dưới nước nên nếu điều kiện nước không đảm bảo, nước nuôi bị ô nhiễm, tôm rất dễ nhiễm kỹ sinh trùng rất cao. Các loại ký sinh trùng, giun sán, ấu trùng giun anisakis khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây tình trạng rối loạn tiêu hóa, đau bụng, cơ thể mệt mỏi, giảm cân,…
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, phòng ngừa nguy cơ nhiễm ký sinh trùng khi ăn các loại hải sản tránh ăn sống hoặc tái các loại hải sản có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng cao, khi chế biến nên rửa sạch, nấu chín kỹ hải sản, hoặc ít nhất là trên 60 độ C để tiêu diệt ký sinh trùng. Nếu muốn ăn sashimi hoặc sushi hải sản hãy chọn hải sản đã được cấp đông sâu ít nhất -20 độ C trong 7 ngày. Nên chọn các loại hải sản đảm bảo an toàn chất lượng, rõ nguồn gốc xuất xứ, nuôi trồng theo quy chuẩn, mua tại các cửa hàng uy tín,…
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
3 cách bảo quản giá đỗ gây mất dinh dưỡng, nhanh hỏng
Nếu vẫn duy trì thói quen bảo quản giá đỗ theo 3 kiểu này không chỉ khiến giá đỗ mất dinh dưỡng, nhanh hỏng, thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe. -
Cảnh báo 6 bộ phận của cá tuyệt đối không nên ăn
Cá là thực phẩm giàu dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng một số bộ phận của cá dưới đây tuyệt đối không nên ăn để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. -
Loại rau nhất định phải chần qua nước sôi để bảo vệ sức khỏe
Rau là thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa vô cùng tốt cho sức khỏe nhưng một số loại rau dưới đây cần chần qua nước sôi để bảo vệ sức khỏe, phòng tránh nguy cơ mắc sỏi thận, ung thư, ngộ độc,… -
5 thói quen ăn uống gây hại sức khỏe, tăng nguy cơ mắc ung thư
Duy trì thói quen ăn uống dưới đây không chỉ gây ảnh hưởng sức khỏe tim mạch, hệ tiêu hóa mà còn tăng nguy cơ mắc ung thư. -
Cảnh báo nguy cơ ngộ độc, ung thư khi dùng nồi chiên không dầu sai cách
Nồi chiên không dầu là thiết bị nhà bếp quen thuộc giúp tiết kiệm thời gian, hạn chế dầu mỡ nhưng nếu vẫn giữ những thói quen dưới đây khi dùng nồi chiên không dầu sẽ dẫn đến ngộ độc, tăng nguy cơ ung thư, ảnh hưởng sức khỏe. -
Thói quen dùng nước mắm âm thầm hủy hoại gan thận
Trong mâm cơm gia đình Việt nước mắm là thực phẩm quen thuộc không thể thiếu nhưng nếu vẫn duy trì thói quen dùng nước nắm dưới đây không chỉ âm thầm hủy hoại gan thận mà ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. -
Mẹo bảo quản đồ hộp tránh ngộ độc Botulinum
Bảo quản các loại đồ hộp đúng cách là một trong những bước quan trọng giúp ngăn ngừa ngộ độc Botulinum, ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa, bảo vệ sức khỏe cơ thể. -
5 loại thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng, tăng cường tuổi thọ
Những loại thực phẩm bổ dưỡng dưới đây được mệnh danh là bậc thầy kháng bệnh khi ăn thường xuyên giúp tăng cường tuổi thọ, hỗ trợ phòng ngừa bệnh hiệu quả. -
Bí quyết chạy bộ chậm giúp giảm mỡ máu nhanh chóng
Duy trì thói quen chạy bộ chậm mỗi ngày không chỉ có lợi cho xương khớp, cải thiện tim mạch mà còn giúp giảm mỡ máu nhanh chóng, an toàn cho sức khỏe.