Những kiểu ngủ cực kỳ có hại cho sức khỏe
Có rất nhiều người chia sẻ với các chuyên gia về sức khỏe rằng họ vẫn ngủ đủ giấc nhưng cứ đến sáng hôm sau thức dậy đều cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, đau lưng, cảm lạnh,…Tất cả những dấu hiệu này có thể liên quan đến kiểu ngủ của chúng ta chưa đúng cách khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.
Nằm áp mặt vào gối khi ngủ
Nằm áp mặt vào gối khi ngủ sẽ khiến một phần má của bạn ảnh hưởng tới độ đàn hồi của vùng da má và gây ra những nếp nhăn xấu xí. Khi bạn áp mặt lên gối thì lỗ chân lông sẽ bị bí và tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, gây nhờn mặt và làm mụn trứng cá xuất hiện nhiều hơn.
Bật đèn khi ngủ
Rất nhiều người có thói quen bật đèn khi đi ngủ vì một số lý do nào đó. Nhưng theo bác sĩ Jared Bunch, một chuyên gia của Trung tâm chăm sóc sức khỏe tim Intermountain đã tổng hợp một số nghiên cứu và chỉ ra rằng: "Đèn ngủ quá sáng có thể gây ra bệnh béo phì, cholesterol tăng cao, thiếu ngủ, là những yếu tố gây hại cho sức khỏe tim mạch".
Não của chúng ta có cơ quan nội tiết gọi là tuyến tùng quả. Vào ban đêm khi cơ thể chúng ta chìm vào giấc ngủ, tuyến tùng quả này sẽ sản xuất một lượng lớn melatonin, mạnh nhất là vào khoảng từ 11 giờ đêm cho đến sáng sớm hôm sau. Khi trời sáng nó sẽ ngừng tiết ra hoóc-môn này. Hoóc-môn này không chỉ ức chế sự kích thích thần kinh giao cảm của cơ thể mà còn dẫn đến làm giảm huyết áp, chậm nhịp tim… Do đó, một giấc ngủ tốt trong bóng tối sẽ khiến cho tim mạch được nghỉ ngơi, hồi phục thể lực và đóng một vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt tế bào ung thư.
Ngủ ở nơi quá thông thoáng
Khá nhiều người khi đi ngủ thường chọn nơi thoáng khí vì cho rằng phòng ngủ thoáng khí sẽ tốt cho sức khỏe hơn nhất là vào mùa hè thời tiết oi bức. Nhưng theo các chuyên gia sức khỏe cho biết ngủ nơi quá thông thoáng dù cảm thấy mát mẻ khi ngủ nhưng lại dễ gây bệnh về lâu dài. Khi chìm vào giấc ngủ, độ thư giãn của cơ thể và tâm trí sẽ giảm xuống và khả năng thích nghi với thế giới bên ngoài cũng sẽ giảm đi. Khi đó, các virus, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể gây ra các vấn đề về bệnh. Sau khi thức dậy qua một đêm ngủ say có thể bạn sẽ bị đau lưng, đau người thậm chí là cảm lạnh.
Nằm ngửa khi ngủ
Nhiều người cảm thấy khi ngủ nghiêng rất khó chịu và họ thoải mái hơn khi nằm ngửa khi ngủ. Nhưng tư thế nằm ngửa khi ngủ rất dễ khiến các cơ và xương của cơ thể ở trạng thái căng thẳng, không thể loại bỏ sự mệt mỏi trong cơ thể. Một số người có thói quen đặt tay lên ngực khi ngủ ở tư thế nằm ngửa, thói quen này dễ khiến cơ thể gặp ác mộng, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ lâu dần tình trạng này khiến sức khỏe trầm trọng hơn.
Bật ti vi khi ngủ
Rất nhiều người thường xem ti vi rồi ngủ quên mất nhất là những người lớn tuổi. Theo các nhà nghiên cứu, melatonin được tiết ra bởi tuyến tùng gần mắt. Khi mắt cảm nhận được bóng tối, tuyến tùng sẽ mặc định màn đêm đã tới, bắt đầu tiết hormon melatonine, lượng tiết ra đạt trạng thái cao nhất là vào thời điểm trước khi ngủ. Tuy nhiên, ngoài tác dụng hỗ trợ giấc ngủ, melatonine còn có tác dụng điều tiết estrogen và progesteron thụ thể, hai loại hormon này đều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nếu ban đêm tiếp xúc quá nhiều với ánh đèn của ti vi, đèn ngủ, lượng tiết melatonine sẽ giảm mạnh, từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh nở của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
Nghe nhạc trong khi ngủ
Có rất nhiều người có thói quen nghe nhạc trong khi đi ngủ nhất là các bạn trẻ bởi họ cho rằng việc nghe nhạc trong khi ngủ sẽ khiến họ ngủ ngon hơn, thưởng thức được bản nhạc hay trong khi ngủ, sẽ cảm thấy thư giãn hơn,... Nhưng việc nghe nhạc trong khi ngủ này vô tình khiến giấc ngủ của bạn không sâu, gây mơ màng, chập chờn và có thể làm xuất hiện ác mộng. Do vậy sau khi thức dậy họ thường cảm thấy bị đau đầu.
Mặc quần áo quá chật khi ngủ
Việc mặc quần áo quá chật sẽ làm giảm nhịp sinh học, nồng độ melatonin, đồng thời tăng nhiệt độ cơ thể, gây ra phản ứng ngược khiến bạn khó ngủ ngon và sâu. Do đó khi đi ngủ hãy lựa chọn những bộ đồ thoáng mát, thoải mái và rộng rãi một chút để có một giấc ngủ thật ngon.
Ngủ ngồi
Thói quen ngủ ngồi dễ dẫn đến nhịp tim chậm, tim mở rộng sẽ làm giảm lượng máu chảy đến các cơ quan khác nhau, dạ dày không được cung cấp đủ máu, gánh nặng đường tiêu hóa cũng sẽ tăng lên, từ đó dẫn đến chứng khó tiêu. Bên cạnh đó, não không được cung cấp đủ máu, cuối cùng do thiếu oxy nên sẽ dẫn đến ù tai và chóng mặt.
Để tóc ướt khi ngủ
Một số người có thói quen để tóc ướt hoặc vẫn còn ẩm khi đi ngủ. Nhưng lượng nước đọng trên bề mặt da đầu không được sấy khô nhất là vào mùa đông, để tóc ướt đi ngủ khiến bạn có thể cảm thấy tê ở da đầu, kèm theo đó là những cơn đau âm ỉ hoặc xuất hiện những triệu chứng chóng mặt.
Há miệng khi ngủ
Khi ngủ há miệng rất rất dễ khiến các loại vi khuẩn và virus từ không khí, môi trường bên ngoài xâm nhập vào miệng từ đó gây ra các vấn đề về nhiễm trùng. Nó thậm chí có thể ảnh hưởng đến dạ dày, phổi và các cơ quan hô hấp, các bệnh về hô hấp. Bên cạnh đó việc há miệng khi ngủ sẽ khiến bạn dễ bị ho, viêm họng trong mùa đông lạnh giá.
Trùm chăn kín đầu khi ngủ
Kiểu ngủ trùm chăn kín đầu khiến lượng khí ôxy hít vào cơ thể sẽ giảm, khí carbonic tăng, làm giảm sự trao đổi khí trong cơ thể với môi trường bên ngoài. Khi ngủ chùm chăn kín đầu sẽ khiến bạn tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn, virus do chăn mền không được giặt thường xuyên có thể ẩn chứa vi khuẩn, bụi,…
Dùng tay gối đầu khi ngủ
Một số người có thói quen dùng tay gối đầu sẽ khiến họ cảm thấy thoải mái hơn khi ngủ. Nhưng thói quen này sẽ ảnh hưởng đến lưu thông máu cục bộ, gây đau và tê ở cánh tay, đồng thời cũng khiến áp lực trong ổ bụng tăng cao, từ đó gây gây trào ngược thực quản, theo thời gian dẫn đến viêm thực quả.
Ngủ khi bị say rượu
Một chuyên gia từ Đức đã quan sát sự nguy hiểm của việc uống rượu trước khi đi ngủ trong 15 năm thấy rằng, uống rượu xong đi ngủ ngay có thể xuất hiện ngừng thở 2 lần, khoảng 10 giây mỗi lần. 10 giây này có thể gây ra tổn thương lớn cho cơ thể: dễ thấy nhất là tổn thương mạch máu, gây tăng huyết áp, huyết áp cao sẽ liên lụy đến tim, dẫn đến tăng nhịp tim, rối loạn nhịp tim và cuối cùng là bệnh tim.
Mặc áo ngực khi ngủ
Tại một cuộc khảo sát được tiến hành tại một bệnh viện tại Mỹ trên 5.000 phụ nữ và phát hiện ra rằng những phụ nữ mặc áo ngực khi ngủ có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 2,1 lần so với những người không mặc áo ngực. Do khi ngủ mặc áo ngực sẽ nén ngực trong thời gian dài, tắc nghẽn dẫn lưu bạch huyết và giữ lại các chất có hại trong vùng ngực.
Kê gối cao khi ngủ
Khi lựa chọn gối ngủ nhiều người thích chọn những gối cao để dễ ngủ hơn nhưng việc này sẽ khiến bạn cảm thấy đau mỏi cổ sau khi thức dậy. Khi ngủ gối cao quá trình thông máu sẽ bị ảnh hưởng, từ đó làm giảm chất lượng giấc ngủ và khiến bạn ngủ không sâu giấc, ảnh hưởng tới đốt sống cổ và lưng.
Buộc tóc chặt khi ngủ
Một số người có thói quen buộc tóc khi đi ngủ vì nghĩ rằng thói quen này giúp tóc không bị rối, tóc không lòa xòa trước mặt. Nhưng việc buộc tóc chặt trên đỉnh đầu thì phần da đầu sẽ bị kéo căng, gây đau nhức nếu giữ lâu suốt cả một đêm, khiến bạn gặp tình trạng đau mỏi cổ vào sáng hôm sau.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
- 4 bí quyết ăn uống cực hay giúp ngừa béo phì, bệnh tim mạch
- Nghiên cứu mới: Tắm hơi giúp người cao tuổi giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
- Bài thuốc kỳ diệu điều trị tắc nghẽn mạch máu ngừa bệnh tim mạch
- Đi bộ nhanh hàng ngày giảm thiểu nguy cơ bệnh tim mạch vành
- Buồn phiền thường xuyên là nguyên nhân gây bệnh tim mạch
- Anh phát hiện gen làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở phái nữ
- Những thói quen đơn giản giúp phòng ngừa bệnh tim mạch
- Các thực phẩm giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.