Những sai lầm khi chế biến rau củ sản sinh độc tố, làm mất hết dinh dưỡng
Những sai lầm khi chế biến rau củ sản sinh độc tố, làm mất hết dinh dưỡng
Những thói quen khá nhiều người mắc phải khi chế biến rau tưởng chừng như tốt nhưng chính ra lại khiến rau củ mất đi hết chất dinh dưỡng, thậm chí còn sản sinh độc tố ảnh hưởng tới sức khỏe.
Rau xanh là một trong những thực phẩm có lợi cho sức khỏe, cung cấp nhiều chất xơ, vitamin A, vitamin B1, vitamin C, kali, Canxi, cùng với nhiều khoáng chất khác. Rau xanh không những có lợi cho sức khỏe mà còn giúp nâng cao thể trạng, ngoại hình, giảm cân an toàn, tốt cho làn da, tăng tuổi thọ. Do đó, rau xanh là một trong những món ăn thường xuyên xuất hiện trong các mâm cơm của gia đình Việt. Nhưng trong quá trình sơ chế rau xanh một số bà nội trợ chế biến sai cách khiến rau củ mất đi hết chất dinh dưỡng
Những sai lầm khi chế biến rau củ làm mất hết dinh dưỡng, sản sinh độc tố
Thêm quá nhiều dầu khi xào rau
Khi sơ chế các món rau xào khá nhiều người có thói quen cho nhiều dầu vào món rau xào để chúng trở nên xanh mướt, béo ngậy, hấp dẫn. Nhưng khi làm nóng, dầu có nhiệt độ rất lớn khi đó, xào rau sẽ khiến vitamin của chúng nhanh chóng bị đốt cháy và mất hết dinh dưỡng.
Do đó, để đảm bảo sức khỏe chỉ nên tráng nhẹ chảo với một ít dầu, sau đó xào trên lửa to đến khi vừa chín tới là mang xuống ngay để giảm thiểu thất thoát dưỡng chất của rau.
Nấu rau quá kỹ, quá lâu
Một số loại rau xanh không nên nấu quá kỹ, quá lâu trên bếp sẽ khiến chúng mất hết các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Các chất dinh dưỡng, vitamin A, vitamin C, vitamin B, cùng với các khoáng chất có trong rau rất "nhạy cảm", nếu bị nấu dưới ngọn lửa nhỏ âm ỉ trong một thời gian dài sẽ khiến chúng bị phân hủy sạch sẽ, khi ăn chẳng còn mang lại lợi ích gì cho sức khỏe
Khi chế biến rau củ nên chế biến dưới ngọn lửa to, đặc biệt là không được kéo dài thời gian nấu. Các bà nội trợ cần hạn chế cho quá nhiều nước để giảm thiểu việc thất thoát vitamin của rau.
Bỏ đi những bộ phận giàu dinh dưỡng trên rau củ
Khi sơ chế rau một số người thường bỏ đi một số bộ phận vì nghĩ là không ăn được, chẳng hạn như cuống và lá của súp lơ xanh, vỏ dưa leo, vỏ cà rốt… Nhưng những phần này luôn chứa nhiều dưỡng chất mà các bộ phận khác không có, thậm chí là có hàm lượng vitamin cao hơn hẳn. Tốt nhất là bạn nên rửa sạch và sử dụng luôn chứ đừng cắt bỏ đi.
Sơ chế trước khi rửa rau, để quá lâu không nấu
Khá nhiều người khi sơ chế rau có thói quen cắt tỉa hết phần ngoài của rau sau đó đem rửa lại với nước nhiều lần cho sạch bụi bẩn, đất cát, thuốc trừ sâu cho sạch. Nhưng chín thói quen sơ chế rau này lại khiến rau mất dần dinh dưỡng, làm chúng mất đi những lợi ích sức khỏe vốn có.
Bởi vitamin tồn tại trong rau củ thường dưới dạng chất lỏng, rễ bị hòa tan trong nước khi đó rửa rau nhiều lần với nước sẽ khiến vitamin trong rau trôi theo dòng nước. Bên cạnh đó, cắt rau và rửa rau xong mà không nấu ngay cũng khiến cho lượng vitamin có trong rau thất thoát khá lớn qua quá trình bốc hơi nước.
Ngâm rau với nước muối quá lâu
Khi sơ chế rau, nhiều người có thói quen ngâm rau với nước muối 30 phút trước khi nấu, để làm sạch thuốc trừ sâu và giun sán còn tồn đọng lại bám trên rau củ. Nhưng chính thói quen này không hề làm giảm lượng hóa chất bám trên rau mà còn khiến hương vị rau bị thay đổi. Ngâm rau sống trên 10 phút sẽ làm mất đi hầu hết các dưỡng chất vốn có của rau, khiến cho các vitamin bị mất đi.
Do vậy, cách tốt nhất chính là rửa trực tiếp từng lá rau dưới vòi nước để loại bỏ trứng giun sán, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hóa chất còn bám lại.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin khác
-
Những thực phẩm tuyệt đối không bọc trong giấy bạc
Giấy bạc là vật dụng quen thuộc nên được nhiều người sử dụng trong chế biến, làm chín thức ăn nhưng có những loại thực phẩm dưới đây tuyệt đối không nên bọc trong giấy bạc để tránh gây ảnh hưởng sức khỏe, cơ thể bị hấp thụ kim loại. -
5 đồ dùng nhà bếp cần bỏ đi càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe
Những loại đồ dùng nhà bếp nếu có những dấu hiệu dưới đây cần bỏ đi càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe, tránh nhiễm chất độc hại. -
Thực phẩm tăng cường sức khỏe phổi nên ăn nhiều
Những loại thực phẩm quen thuộc dưới đây khi biết tận dụng đúng cách sẽ tăng cường sức khỏe phổi, phòng ngừa các bệnh hô hấp hiệu quả. -
Top 3 loại rau là thuốc quý ít người sử dụng
Có những loại rau vừa được sử dụng làm thực phẩm nhưng vừa có thể dùng làm thuốc để trị bệnh nhưng ít người sử dụng, thậm chí coi chúng là cỏ dại thường bị nhổ bỏ đi. -
Top 5 loại thực phẩm càng ăn nhiều lại càng hại thận
Nếu thường xuyên ăn các loại thực phẩm này không chỉ gây ảnh hưởng hệ vi sinh đường ruột mà còn gây hại thận. Để bảo vệ sức khỏe thận, tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh hiệu quả chúng ta cần tránh tiêu thụ quá nhiều. -
Top 5 loại trái cây phổ biến dễ nhiễm thuốc kích thích
Những loại trái cây dưới đây sở hữu ngoại hình hấp dẫn nhưng rất dễ nhiễm thuốc kích thích nên cẩn trọng khi mua để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe. -
Bị căng cơ quá mức nên ăn thực phẩm nào
Căng cơ qua mức khiến cơ bắp bị kéo căng hoặc rách gây ảnh hưởng đến vận động của cơ thể. Ngoài việc nghỉ ngơi, tránh hoạt động gây đau, uống thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ hãy bổ sung các thực phẩm dưới đây giúp quá trình phục hồi khi bị căng cơ quá mức được nhanh chóng. -
Nước gạo lứt: bí quyết vàng giúp gan khỏe, dưỡng thận
Uống thường xuyên nước gạo lứt sau ăn 30 phút mỗi ngày không chỉ nâng cao sức khỏe mà còn giúp gan khỏe, dưỡng thận, hạ đường huyết hiệu quả. -
Cẩn trọng khi ăn cá: những ai không nên ăn cá
Cá là thực phẩm bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng những nhóm người dưới đây không nên ăn cá kẻo gây hại cho sức khỏe. -
Uống nước mía: 5 điều nhất định cần phải biết để tránh ảnh hưởng sức khỏe
Nước mía là loại đồ uống được nhiều người yêu thích trong mùa hè nắng nóng nhưng khi uống cần nhớ những điều sau để tránh gây hại sức khỏe, tăng đường huyết, tăng cân.