Lạm dụng lá ngải cứu gây ảnh hưởng gì cho sức khỏe?
Lá ngải cứu mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe, trừ cảm, làm đẹp da,… nhưng nếu lạm dụng lá ngải cứu sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe như thế nào?
Ngải cứu hay ngải điệp, có tên khoa học là Artemisia Vulgaris, thuộc họ cúc, có lá màu xanh thẫm, vị đắng, mùi thơm, tính ấm, là loại cây thảo dược mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dù vậy ngải cứu cũng có chứa một số thành phần độc tính nếu lạm dụng quá nhiều ngải cứu sẽ gây ra một số tác dụng phụ như ngộ độc, chân tay rung giật, ảo giác, viêm thần kinh, sảy thai...
Ảnh hưởng thần kinh
Nếu dùng quá nhiều ngải cứu, thần kinh trung ương có thể bị hưng phấn quá mức, dẫn tới cục bộ hoặc toàn thân co giật.
Sau vài lần dùng quá nhiều ngải cứu có thể khiến chân tay co cứng, nói nhảm, thậm chí tê liệt do các tế bào não bị tổn thương.
Nếu được phát hiện điều trị kịp thời, sau khi được điều trị, cơ thể của chúng ta vẫn có thể phải hứng chịu một số di chứng về mất trí nhớ, ảo giác...
Da bị nóng rát, đỏ ửng
Tinh dầu có trong ngải cứu có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa bệnh nhưng cũng là thành phần độc tính. Khi dùng ngoài da quá nhiều có thể khiến niêm mạc da bị nóng rát, đỏ ửng.
Dễ gây sảy thai
Trong quá trình mang thai nếu ăn 1 - 2 lần/tuần sẽ mang lại nhiều công dụng cho cả mẹ lẫn thai nhi trong bụng, xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng, cung cấp những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, ngải cứu còn được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp.
Nhưng nếu phụ nữ mang thai ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung, dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
Gây biến chứng đối với người bị viêm gan
Nếu người bị viêm gan ăn ngải cứu, khi đó dược chất đi vào gan sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria).
Gây ngộ độc
Nếu dùng với liều 3 - 5g ngải cứu khô (9 - 15g ngải cứu tươi), có thể giúp kích thích dạ dày tăng tiết dịch vị, tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn. Nhưng chúng ta dùng liều cao, dùng thường xuyên ngải cứu có thể phản tác dụng, bị ngộ độc.
Khi cơ thể bị ngộ độc sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình như: miệng và họng bị kích thích nhẹ, cảm giác khô, khát. Sau khoảng nửa giờ do dạ dày, ruột bị viêm cấp tính, sẽ xuất hiện cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị; đau bụng, lợm giọng, buồn nôn, nôn… Khi phát hiện người bị ngộ độc do lạm dụng ngải cứu nên lập tức đưa đến các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để xử lý kịp thời tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.
Người bị rối loạn đường ruột cấp tính
Ngải cứu được biết đến với công dụng giúp cơ thể tăng việc đi tiểu, vì thế nó được xem là một vị thuốc nhuận tràng hiệu nghiệm. Nhưng đối với những người bị rối loạn đường ruột cấp tính cần phải tránh xa ngải cứu, nếu sử dụng nhiều ngải cứu sẽ khó kiểm soát tình trạng bệnh, ngày một trầm trọng hơn gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Để bảo đảm an toàn cho sức khỏe, những người mặc bệnh viêm gan cần tránh ăn ngải cứu vì trong ngải cứu có chứa các hoạt chất khi đi vào gan sẽ gây rối loạn chức năng. Hay những người bị xơ vữa động mạch vành, bệnh sỏi thận,… nên hạn chế không nên dùng nhiều. Những người trưởng thành, khỏe mạnh không nên ăn quá nhiều rau ngải cứu, chỉ nên ăn ngải cứu 1 - 2 lần/tuần là đủ.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Có nên uống nước ngải cứu hàng ngày?
Ngải cứu khô mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?
Bật mí cách dùng ngải cứu trị gàu, giảm nhờn cực hiệu quả
Ngâm chân bằng lá ngải cứu mang lại lợi ích gì cho sức khỏe
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Các bài thuốc chữa đau đầu cực hay từ ngải cứu
Ngải cứu không chỉ được trị mụn, chữa đau xương khớp, làm đẹp da mà ngải cứu còn được đặc trị các hội chứng đau đầu thường gặp. -
Các bài thuốc hay từ cây ngải cứu
Ngải cứu trong Đông y có vị đắng, tính ấm nên từ lâu được nhiều người sử dụng để điều trị đau bụng kinh, suy nhược cơ thể, kén ăn, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh… -
Có nên uống nước ngải cứu hàng ngày?
Uống nước ngải cứu mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe, hỗ trợ phòng ngừa bệnh nhưng có nên uống nước ngải cứu thường xuyên, nên uống như thế nào để ngải cứu phát huy hiệu quả cho sức khỏe. -
5 loại thực phẩm cực tốt cho giấc ngủ, giúp ngủ ngon
Những loại thực phẩm dưới đây không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn tốt cho giấc ngủ, giúp ngủ ngon hơn, cải thiện nâng cao chất lượng giấc ngủ mà lại còn dễ kiếm, giá thành không quá cao. -
Ngải cứu khô mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?
Lá ngải cứu khô không chỉ có tác dụng trừ cảm lạnh, đẹp da mà còn vô vàn tác dụng mang lại cho sức khỏe. -
Những loại thực phẩm chứa đầy độc tố tuyệt đối không nên ăn
Những loại thực phẩm, rau quả dưới đây tuyệt đối không an toàn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe không nên ăn. -
Biến chứng do ngộ độc khí CO nguy hiểm ra sao?
Lượng khí CO sinh ra lớn trong các vụ hỏa hoạn khiến nhiều người gặp tình trạng ngộ độc khí CO từ đó nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng. -
Hồi phục sức khỏe sau khi ngạt khí do hỏa hoạn như thế nào?
Các biện pháp hồi phục sức khỏe, chăm sóc sức khỏe do ngạt khí, khói bụi do hỏa hoạn gây nên được nhiều người quan tâm. Việc bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp, nghỉ ngơi hợp lý,... giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sau cơn hỏa hoạn. -
Có nên ăn đậu phụ sống hay không?
Đậu phụ sống chưa qua chế biến được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon, tươi mát khác biệt so với đậu phụ được chế biến trên nhiệt độ cao. Nhưng liệu ăn đậu phụ sống có được hay không, nên ăn đậu phụ sống như nào để an toàn cho sức khỏe.