Các bài thuốc hay từ cây ngải cứu
Ngải cứu trong Đông y có vị đắng, tính ấm nên từ lâu được nhiều người sử dụng để điều trị đau bụng kinh, suy nhược cơ thể, kén ăn, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh… Dưới đây là các bài thuốc hay từ cây ngải cứu rất hiệu nghiệm.
Ngải cứu có tên khoa học là Artemisia vulgaris L., thuộc họ Cúc, chúng còn được biết đến với tên gọi khác là ngải diệp. Ngải cứu từ lâu được biết đến là một loại dược liệu tốt cho sức khỏe, vừa được sử dụng làm thuốc, nguyên liệu trong một số món ăn. Khi hái cây ngải cứu tươi về phơi khô, tán nhỏ, rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung, được các danh y dùng làm mồi cứu để kích thích huyệt trong phương pháp châm cứu.
Những bài thuốc hay từ cây ngải cứu cực hiệu quả
An thai
Những người đang trong quá trình mang thai nếu xuất hiện tình trạng đau bụng, ra máu hãy sử dụng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống/ngày. Bài thuốc từ ngải cứu này có tác dụng an thai tốt được các danh y xưa áp dụng.
Ngải cứu trị mụn, mẩn ngứa
Khi làn da bị mụn trứng cá, mẩn ngứa hãy sử dụng lá ngải cứu tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt.
Sơ cứu vết thương
Khi bị thương, hãy lấylá ngải cứu tươi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối đắp lên vết thương, cầm máu nhanh, giảm đau nhức, hạn chế vết thương trở nên nặng hơn.
Lưu thông máu lên não
Lấy 1 nắm lá ngải cứu, xắt nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm vừa miệng, đổ vào chảo chiên chín rồi ăn giúp cải thiện tình trạng máu lên não kém.
Trị đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt
Trị đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt bằng cách lấy 300gr ngải cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong (ruồi, nghệ), vắt lấy nước uống trưa, chiều. Uống liên tục trong vòng 1-2 tuần.
Điều kinh, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh
+ Điều kinh:
Trước kỳ kinh nguyệt dự kiến khoảng một tuần chúng ta sử dụng 6 - 12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5-10g) hay dạng cao đặc (1-4g).
+ Kinh nguyệt không đều:
Khi bị kinh nguyệt không đều, hàng tháng đến ngày bắt đầu kỳ kinh và cả những ngày đang có kinh, lấy ngải cứu khô 10g, thêm 200ml nước, sắc còn 100ml, thêm chút đường để dễ uống, chia 2 lần/ngày.
+ Đau bụng kinh:
Khi bị đau bụng kinh trong thời kỳ kinh nguyệt, mỗi ngày lấy khoảng 6-12g lá ngải sắc đặc với nước, hoặc có thể hãm với nước sôi để uống như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày,uống mỗi ngày.
Cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, kén ăn
Cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể, kén ăn bằng cách lấy 250gr ngải cứu, 2 quả lê, 20gr câu kỷ tử, 10gr đinh quy, 1 con gà ri (gà ác) 150gr, hầm trong 0,5 lít nước (thêm gia vị) còn 250ml. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày. Liên tục 1-2 tuần.
Trị cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh
Phương pháp 1: Lấy 300gr ngải cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh) nấu trong 2 lít nước. Sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút.
Phương pháp 2: Nấu lá ngải cứu với 100gr lá tía tô, 100gr tần dầy lá , 50gr lá sả trong 1 lít nước còn 0,5 lít. Uống mỗi lúc khát, liên tục trong 3- 5 ngày.
Lá ngải cứu mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe, trừ cảm, làm đẹp da,… nhưng nếu lạm dụng lá ngải cứu sẽ gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.Nếu dùng quá nhiều ngải cứu, thần kinh trung ương có thể bị hưng phấn quá mức, dẫn tới cục bộ hoặc toàn thân co giật.Tinh dầu có trong ngải cứu có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa bệnh nhưng cũng là thành phần độc tính. Khi dùng ngoài da quá nhiều có thể khiến niêm mạc da bị nóng rát, đỏ ửng.
Trong quá trình mang thai nếu ăn 1 - 2 lần/tuần sẽ mang lại nhiều công dụng cho cả mẹ lẫn thai nhi trong bụng, xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng, cung cấp những dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra, ngải cứu còn được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp. Nhưng nếu phụ nữ mang thai ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu mang thai sẽ làm tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung, dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
Nếu người bị viêm gan ăn ngải cứu, khi đó dược chất đi vào gan sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa của tế bào gan, dẫn tới viêm gan cấp tính do trúng độc và viêm gan vàng da, khiến cho gan to, nước tiểu đục, nước tiểu có lẫn dịch mật (chứng bệnh biliuria).
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Lạm dụng lá ngải cứu gây ảnh hưởng gì cho sức khỏe?
Có nên uống nước ngải cứu hàng ngày?
Ngải cứu khô mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?
Bật mí cách dùng ngải cứu trị gàu, giảm nhờn cực hiệu quả
Ngâm chân bằng lá ngải cứu mang lại lợi ích gì cho sức khỏe
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Bí quyết dưỡng trắng da bằng lá ngải cứu tại nhà
- Cách dùng rau ngải cứu chữa rối loạn tiền đình hiệu quả
- Các bài thuốc chữa đau đầu cực hay từ ngải cứu
- Lạm dụng lá ngải cứu gây ảnh hưởng gì cho sức khỏe?
- Có nên uống nước ngải cứu hàng ngày?
- Ngải cứu khô mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?
- Bật mí cách dùng ngải cứu trị gàu, giảm nhờn cực hiệu quả
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.