Kỹ năng sơ cứu khi tiếp xúc với bạch tuộc đốm xanh
Kỹ năng sơ cứu khi tiếp xúc với bạch tuộc đốm xanh
Bạch tuộc đốm xanh là một trong những sinh vật biển có nọc độc gây nguy hiểm nhất thế giới. Đây được là loài động vật biển độc duy nhất gây độc cho người bằng cả hai con đường tiếp xúc và do ăn. Vậy làm thế nào xử trí khi tiếp xúc với bạch tuộc đốm xanh tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Bạch tuộc đốm xanh có tên khoa học là Hapalochlaena, gọi chung là bạch tuộc hay mực tuộc. Chúng phân bổ ở vùng biển tây Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương trong đó có Việt Nam. Chúng sinh sống chủ yếu ở các rạn đá, vùng nước nông, có thủy triều nên khi đi biển con người dễ gặp chúng.
Bạch tuộc đốm xanh là một trong những loài bạch tộc độc nhất gây nguy hiểm cho tính mạng của con người nếu tiếp xúc hay bị chúng tấn công. Có thể dễ dàng nhận biết chúng so với các loài bạch tuộc thông thường khác chính là những đốm màu xanh bên ngoài da của chúng. Kích thước cơ thể của bạch tuộc đốm xanh tương đối nhỏ, chiều dài 6-20cm, có 8 vòi. Màu sắc của bạch tuộc đốm xanh thay đổi theo điều kiện môi trường, độ chiếu sáng của mặt trời, độ sâu của nước. Tùy thuộc vào điều kiện sinh sống chúng có thể có màu xanh lục đến nâu đỏ, màu sắc xuất hiện sặc sỡ khi chúng bị kích động hay chuẩn bị tấn công.
Thức ăn chủ yếu của bạch tuộc đốm xanh chủ yếu là các loài động vật nhỏ như cua, tôm, các loài giáp xác khác trong môi trường biển. Do kích thước tương đối nhỏ, bản tính hiền lành khi chúng bị đe dọa, tấn công loài bạch tuộc độc này sử dụng nọc độc có chứa chất độc thần kinh tetrodotoxin vô cùng mạnh gây nguy hiểm cho các loài khác lẫn con người.
Chất độc thần kinh tetrodotoxin vẫn có thể tồn tại ở nhiệt độ cao hay khi bạch tuộc đã chết. Chất tetrodotoxin chủ yếu có trong nước bọt của bạch tuộc, đồng thời còn có ở các phần mềm khác ở thân. Chỉ cần 25g nọc độc của loài bạch tuộc này có thể giết chết 10 người nặng trên 70kg. Do đó chúng được biết đến là một trong những loài động vật biển gây nguy hiểm nhất.
Thông thường bạch tuộc đốm xanh với bản tính hiền lành nên chúng thường lẩn trốn hơn là tấn công. Nhưng nếu chúng bị tấn công, đối mặt với những tình huống nguy hiểm khẩn cấp hay cần tự vệ nó sẽ phóng ra chất độc gây tê liệt đối phương. Do đó, tại các vùng biển nông, bãi đá con người hay đụng độ, phải vào bạch tuộc đốm xanh từ đó sẽ nhanh chóng bị chúng tấn công phóng chất độc.
Do sơ ý nếu bị bạch tuộc đốm xanh cắn phải thường sẽ khó nhận ra bởi vết cắn rất nhỏ với 2 lỗ thủng do răng sắc nhọn và thường không gây đau đớn mà chỉ hơi ngứa, nhưng độc tố tetrodotoxin có trong nước bọt của bạch tuộc xanh sẽ ngấm vào máu rất nhanh nên nhiều người không hề nhận ra cho tới khi suy hô hấp và tê liệt (sau 20 phút), rối loạn hoạt động của hệ thần kinh cơ, rối loạn hoạt động của tế bào và dẫn đến nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện sớm.
Hiện nay chưa có thuốc để điều trị các trường hợp bị bạch tuộc đốm xanh do đó để đảm bảo an toàn trong quá trình đánh bắt, vui chơi hay tham gia các hoạt động ngoài biển, tắm biển không nên tiếp xúc với bạch tuộc đốm xanh, cũng như không sử dụng các món ăn được chế biến từ loài bạch tuộc này.
Các triệu chứng khi ăn bạch tuộc đốm xanh
Bởi nếu ăn phải thịt bạch tuộc đốm xanh thì sau khoảng 30 phút đến 3 giờ đồng hồ sau khi ăn sẽ xuất hiện các triệu chứng như sau:
+ Cơ thể khó chịu, mặt đỏ
+ Đồng tử co rồi giãn ra
+ Xuất hiện tình trạng buồn nôn, tiêu chảy
+ Chân tay mỏi rũ mất khả năng vận động
+ Nhiều người cảm thấy lạnh, rét run, đầu ngón chân, ngón tay tê dại.
+ Huyết áp giảm, khó thở, sau cùng là liệt cơ hô hấp, ngừng thở, trụy tim mạch và chết.
Các triệu chứng khi tiếp xúc bạch tuộc đốm xanh qua da
Khi bị bạch tuộc đốm xanh cắn hoặc do sơ ý cầm, nắm hoặc da tiếp xúc trực tiếp, lúc này cơ thể có cảm giác như:
+ Hơi khó chịu ở da
+ Vùng da bị cắn có vệt đỏ, căng và ngứa
+ Tê hay rát bỏng môi, miệng, liệt cơ lan xuống
+ Đau bụng quằn quại, nôn mửa, chóng mặt, đau đầu, toát mồ hôi
+ Khi ngộ độc nặng, nạn nhân sẽ bị cứng hàm, cứng lưỡi, mất khả năng vận động, cơ, co giật, trụy tim mạch và tử vong.
Hướng dẫn kỹ năng sơ cứu khi tiếp xúc với bạch tuộc đốm xanh
Khi ăn nhầm phải bạch tuộc đốm xanh hãy sử dụng than hoạt tính súc rửa dạ dày cho nạn nhân khi còn tỉnh liều 30g pha với 250ml nước sạch. Đối với trẻ từ 1-12 tuổi, dùng liều 25g than hoạt tính với 100-200ml nước sạch. Đối với trẻ dưới 1 tuổi thì dùng 1g than hoạt tính/1kg cân nặng pha với 50ml nước sạch
Nếu tiếp xúc qua da hãy băng ép bất động vùng chi bị nhiễm độc. Nếu ngừng thở tiến hành hô hấp nhân tạo, di chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất
Do đó, để đảm bảo an toàn khi đi biển, tắm biển, đánh bắt cá không tiếp xúc với các loài bạch tuộc có màu sắc sặc rỡ, có đốm xánh trên cơ thể. Nếu trong quá trình đánh bắt bạch tuộc xanh vướng vào lưới hãy đeo găng tay cao su gỡ bạch tuộc khỏi lưới đánh bắt, không sử dụng tay để gỡ tránh bạch tuộc có thể tấn công, phóng chất độc gây nguy hiểm cho tính mạng. Không sử dụng bạch tuộc đốm xanh để làm thực phẩm, khi bị bạch tuộc cắn phải nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời
MH
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Kỹ năng thoát hiểm khi bị rắn tấn công
Các cách sơ cứu khi bị sứa lửa tấn công khi tắm biển
Kỹ năng sơ cứu khi bị rắn biển cắn đúng cách
Ngộ độc ốc biển, cách sơ cứu khi bị ngộ độc
Dạy kỹ năng thoát hiểm khi bị trói ở dưới nước
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau -
Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà
Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào? -
Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay
Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương. -
Bí quyết giúp uống rượu bia không say
Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan. -
Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ
Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?