Các cách sơ cứu khi bị sứa lửa tấn công khi tắm biển
Các cách sơ cứu khi bị sứa lửa tấn công khi tắm biển
Khi đi tắm biển nhiều người bị sứa lửa tấn công khiến cho dị ứng, nổi mẩn đỏ, ngứa, rát, phỏng nước ngoài da làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Bài viết dưới đây hướng dẫn cách nhận biết, sơ cứu khi bị sứa lửa tấn công khi tắm biển.
Mùa hè đến, nắng nóng nhiệt độ tăng cao nên nhiều người thích ngâm mình dưới làn nước mát của biển cả để giải tỏa nóng nực, căng thẳng cũng như tham gia nhiều hoạt động thú vị. Nhưng biển cả luôn ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm, một trong những mối nguy hiểm nhiều người gặp phải nhất chính là bị sứa lửa tấn công khiến cho vùng da tiếp xúc với nọc độc của sứa bị dị ứng, nổi mẩn đỏ, ngứa, rát, phỏng nước ngoài da, gây sẹo,…
Sứa là một trong những loài sinh vật biển có thể bắt gặp ở nhiều vùng biển của nước ta và nhiều vùng biển khác trên thế giới. Sứa phát triển mạnh mẽ vào mùa hè, thời điểm này thuận lợi cho sứa phát triển, sinh sôi, Thường tại vùng biển ở Việt nam, thường bắt gặp 2 loài sứa gồm sứa thường, sứa lửa.
Sứa thường (sứa không độc) thường được chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau như: nộm sứa xoài xanh, nộm sứa hoa chuối, gỏi sứa hoa chuối, bún sứa, lẩu sứa biển, canh sứa thịt lợn viên, sứa xào thịt bò, canh sứa cá rô,… Khác với sứa thường chỉ gây dị ứng, ngứa ngáy nhẹ, sau khi bôi thuốc vùng da sẽ không gặp vấn đề gì nghiêm trọng thì loài sứa lửa thực sự là nỗi khiếp đảm của nhiều du khác, ngư dân nếu không may bị chúng chích, tấn công trong quá trình đi tắm biển, đánh bắt cá, tham gia các hoạt động ngoài biển.
Sứa lửa sở hữu màu sắc sặc sỡ như xanh, đỏ, vàng hay trắng, hồng tím óng ánh hoặc màu cam hay đỏ khi sống ở vùng nước sâu, màu của chúng càng sặc sỡ thì càng nguy hiểm. Khi quan sát bên ngoài, chúng có dạng hình tròn khá trong suốt với nhiều đốm nhỏ bên trong. Chính vì vẻ ngoài dễ thương, xinh sắn nên nhiều người ví chúng như bánh mochi. Chúng được mệnh danh là sứa lửa bởi vết đốt của chúng sẽ khiến dùng da tiếp xúc của chúng ra có cảm giác bỏng rát như lửa đốt.
Các xúc tua chứa độc của chúng khi tiếp xúc với vùng da của con người nếu nhẹ thì chỉ bị nổi mẩn đổ, ngứa rát, phỏng nước ngoài ra. Nọc độc của sứa làm hoại tử vết thương và kích thích giải phóng histamin rất nhanh gây sốc phản vệ, nếu bị nặng không xử lý kịp thời sẽ có thể gây khó thở, choáng váng, buồn nôn, chóng mặt, thậm chí là suy tim dẫn đến tử vong nguy hiểm cho tính mạng.
Dấu hiệu nhận biết sứa lửa tấn công
Trong quá trình vui chơi, hoạt động ngoài biển khu vực có sự xuất hiện của sứa lửa nếu nhận thấy vùng da xuất hiện những dấu hiệu sau có thể bạn đã bị sứa lửa tấn công:
+ Khi sứa lửa đốt vùng da tiếp xúc với nọc độc của sứa sẽ xuất hiện tình trạng nóng, đau rát, vùng da bị phồng rộp lên, mụn nước.
+ Vùng da bị đốt sẽ có cảm giác ngứa râm ran, tê bì gây tình trạng khó chịu, nổi mẩn đỏ
+ Để lâu vùng da bị sứa lửa tấn công sẽ chuyển sang màu đỏ hoặc tím
+ Tê bì toàn thân, yếu cơ, vã mồ hôi, sốt và buồn nôn, chóng mặt, khó thở, suy thận hoặc biến chứng như nhồi máu cơ tim, viêm phổi dẫn đến tử vong
Hướng dẫn các cách sơ cứu khi bị sứa lửa tấn công
Khi bị sứa lửa tấn công phải thực hiện các biện pháp cứu hộ dưới nước đối với nạn nhân tránh đuối nước. Hãy yêu cầu nạn nhân bị sứa lửa đốt thả lỏng cơ thể, hạn chế cử động để tránh tăng cảm giác đau đớn. Sau khi lên bờ tiến hành các biện pháp sơ cứu như sau:
Cách 1:
Bước 1: Sử dụng vật dụng như chai, lọ cốc múc nước biển sạch rửa nhẹ nhàng lên vùng da bị sứa lửa tấn công.
Bước 2: Đeo găng tay cao su nhẹ nhàng dùng tay lấy các xúc tu khỏi vết cắn, loại bỏ những xúc tu còn dư, giảm bớt độc tố
Bước 3: Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để nhờ sự trợ giúp của bác sĩ
Cách 2:
Bước 1: Rửa rửa ngay chỗ bị đốt với nước muối hoặc giấm tuyệt đối không rửa bằng nước lọc, nước suối đóng chai
Bước 2: Cẩn thận nhổ các xúc tu có thể nhìn thấy với một cái nhíp nhỏ rồi ngâm da trong nước nóng nhiệt độ khoảng 43 - 45 độ từ 20 – 45 phút giúp giảm đau, ngăn chặn độc tố lây lan sang các vùng da khác trên cơ thể
Bước 3: Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để nhờ sự trợ giúp của bác sĩ, có phương pháp xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Cách 3:
Bước 1: Khi bị sứa lửa tấn công hãy nhanh nhanh chóng lấy nước biển rửa
Bước 2: Dùng các dụng cụ như dao, que kem hay thìa cào những nọc của sứa trên da để không để tế bào kích ứng kịp vỡ ra
Bước 3: Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để nhờ sự trợ giúp của bác sĩ, có phương pháp xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Những điều cần lưu ý khi đi tắm biển
+ Không nên tắm biển tại các khu vực có sự xuất hiện của sứa biển
+ Khi xuống tắm biển nếu thấy cơ thể bị ngứa cần lên bờ ngay để kiểm tra xem có phải do sứa lửa tấn công hay không
+ Không sử dụng nước lọc đóng chai để vệ sinh vùng da bị sứa lửa đốt khi sơ cứu
+ Không tiếp xúc gần với sứa lửa dù nhìn chúng đẹp, rực rỡ đến đâu
+ Nhà có trẻ em nên chú ý quan sát tránh để trẻ tiếp xúc với sứa lửa.
MH
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Kỹ năng sơ cứu khi bị rắn biển cắn đúng cách
Kỹ năng sống sót khi bị rơi xuống hố băng lạnh giá
Kỹ năng ứng phó với căng thẳng, nên kiểm soát căng thẳng như thế nào?
Phải làm gì khi bị sứa tấn công khi đi biển
Kỹ năng thoát hiểm khi bị rắn tấn công
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau -
Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà
Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào? -
Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay
Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương. -
Bí quyết giúp uống rượu bia không say
Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan. -
Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ
Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?