Ngộ độc ốc biển, cách sơ cứu khi bị ngộ độc
Một số loài ốc biển có khả năng gây ra tình trạng ngộ độc ốc biển, nếu không được sơ cứu kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách nhận biết triệu chứng, sơ cứu khi bị ngộ độc ốc biển.
Ốc biển được chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau như: ốc biển xào mẹ, ốc biển hấp, ốc biển nướng,…Tuy nhiên, một số loài ốc biển chứa độc tố có khả năng gây ra tình trạng ngộ độc nặng, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được xử lý kịp thời.
Một số loài ốc biển có chứa các độc tố gây ngộ độc. Những độc tốc gây độc này thường chỉ có ở tuyến nước bọt của ốc biển. Một số loài ốc biển có thể không gây ngộ độc cho người ăn nhưng chúng có thể đột nhiên trở lên độc do ốc biển ăn phải các loại tảo độc và lâu dần những chất trong tảo độc tích lỹ trong cơ thể của ốc hoặc có khi không rõ nguyên nhân.
Ốc mặt trăng
Độc tố của ốc biển thường có 2 loại chính là Saxitoxin và Tetrodotoxin.
+ Độc tố Saxitoxin là độc tố vi tảo tích lũy trong các loài ốc mặt trăng, ốc đụn, ốc trám, trong các sinh vật hai mảnh vỏ, một số loài cua, rạn.
+ Độc tố Tetrodotoxin có trong ốc tù và, ốc hương Nhật Bản, ốc tù và gai miệng đỏ, ốc bùn, ốc ngọc, một số loài cá nóc, mực đốm xanh hay con so biển...
Độc tố Saxitoxin và Tetrodotoxin đều thuộc loại độc tố thần kinh cực mạnh, có trọng lượng phân tử thấp cấu trúc hóa học khá đặc biệt. Nên độc tố này không bị phân huỷn, biến tính trang quá trình sơ chế, chế biến ngay cả khi ở nhiệt độ cao, xào nấu hay đóng hộp và cấp đông.
Triệu chứng khi bị ngộ độc ốc biển
Sau khi ăn phải ốc biển có chứa độc tốc Tetrodotoxin hay Saxitoxin sau khoảng 20 phút đến 3 giờ sau khi ăn sẽ xuất hiện các triệu chứng ngộ độc cấp tính như:
+ Tê, rát bỏng ở môi và đầu lưỡi
+ Đau đầu, chóng mặt
+ Đau cánh tay, đi đứng không vững, loạng choạng, liệt
+ Rối loạn ý thức, hôn mê
+ Khó thở, hô hấp nhanh, nông và ngưng thở…
Nếu không được cấp cứu kịp thời bệnh nhân sẽ bị suy hô hấp cấp, trụy tim mạch và dẫn đến tử vong chỉ sau 30 phút hoặc 8 giờ
Sơ cứu khi bị ngộ độc ốc biển
Hiện nay chưa có thuốc giải đặc hiệu cho các trường hợp ngộ độc do độc tố tetrodotoxin và saxitoxin ở ốc biển. Cách sơ cứu trường hợp bị ngộ độc ốc biển hữu hiệu nhất chính là kích thích phản ứng nôn cho người bị ngộ độc.
+ Hãy kích thích phản ứng nôn cho nạn nhân (nôn càng nhiều càng tốt)
+ Súc rửa dạ dày bằng than hoạt tính để thải loại bớt chất độc bên trong cơ thể
+ Nếu nạn nhân có biểu hiện khó thở, lập tức phải tiến hành hô hấp nhân tạo, cho thở bằng máy.
+ Nhanh chóng di chuyển người bị ngộ độc ốc biển đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ kịp thời xử trí.
Phòng ngừa ngộ độc ốc biển
+ Tuyệt đối không không sử dụng các loại ốc biển nghi ngờ có độc như các loài ốc biển lạ, màu sắc sặc sỡ
+ Tránh tò mò cầm nắm, đụng chạm vào một số loài ốc biển lạ.
+ Khi sơ chế ốc biển làm thức ăn cần sơ chế thật kỹ, ngâm, thả vào nước muối nhạt, nước vôi nhạt hoặc giấm ăn để kích thích ốc đào thải hết cặn bã, chất tiết trong ruột, tuyến bọt.
+ Rửa sạch ốc biển bằng nước sạch, để ráo
+ Tuyệt đối không ăn sống, ăn tái, ăn mà không qua sơ chế kỹ.
+ Khi ăn ốc biển phải đun chín kỹ và ăn ngay sau khi chế biến
+ Nếu sau khi ăn bất kỳ loại ốc biển nào có triệu chứng như rát bỏng ở môi và đầu lưỡi, đau đầu, đau bụng, buồn nôn… cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
+ Không nên ăn quá nhiều ốc
+ Không ăn ốc chung với những thực phẩm có chứa Vitamin C. Bởi Vitamin C kết hợp với hải sản sẽ tạo ra chất asen hóa trị 3 có thể dẫn đến ngộ độc.
+ Khi ăn ốc không chung với bia vì sẽ hạn chế quá trình bài tiết chất đạm dư thừa ra khỏi cơ thể dễ sinh ra nhiều bệnh như gout
+ Những người bị bệnh tiểu đường, thận, huyết áp cao, gout, viêm khớp, bị ho, hen, phụ nữ mang thai, cho con bú, hay bị dị ứng, người đang bị chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa không nên ăn ốc
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau -
Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà
Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào? -
Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay
Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương. -
Bí quyết giúp uống rượu bia không say
Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan. -
Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ
Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?