Hóa giải mâu thuẫn để làm chủ cuộc sống
HÓA GIẢI MÂU THUẪN ĐỂ LÀM CHỦ CUỘC SỐNG
Mâu thuẫn là việc thường gặp trong cuộc sống. Mâu thuẫn xảy ra giữa các thành viên trong gia đình, thành viên trong công ty, đối tác....khi các bên bất đồng quan điểm dẫn đến những hệ lụy, gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ. Bằng những phương pháp đặc thù, các mâu thuẫn sẽ được hóa giải giúp cho các mối quan hệ, nghề nghiệp phát triển tốt đẹp, bền vững.
Lắng nghe và cảm nhận
Khi xung đột xảy ra, mọi người chủ yếu nói nhiều hơn nghe, thậm chí không muốn nghe người khác nói gì. Việc này khiến xung đột càng gia tăng vì nói trong khi tức giận sẽ dẫn đến sơ xuất, gây tổn thương đến đối phương khiến sự việc ngày càng trầm trọng hơn.
Lời khuyên: Bình tĩnh, lắng nghe và cảm nhận. Khi thực sự lắng nghe, chúng ta sẽ kết nối sâu sắc hơn với nhu cầu và cảm xúc của chính bản thân và những người khác. Ngoài ra, lắng nghe còn giúp người khác ghi nhận và dễ dàng hiểu bạn hơn khi đến lượt bạn nói.
Uu tiên giải quyết xung đột
Thông thường, khi các cuộc xung đột xảy ra, ai cũng muốn mình là người đúng và chiến thắng. Tuy nhiên, việc thắng hay thua đều làm các bên sứt đầu, mẻ chán, thậm chí trở thành đối nghịch.
Lời khuyên: Đặt ưu tiên giải quyết xung đột thay vì chiến thắng hoặc là đúng. Tuân thủ nguyên tắc duy trì, củng cố mối quan hệ. Kể cả khi mình đúng cũng cần tôn trọng người khác, quan điểm của họ. Kiểm soát, tiết chế lời nói, hành động quá khích khi xung đột là bản lĩnh của những người thành công. Cổ nhân có câu “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Tập trung hiện tại
Nếu bạn đang giữ mối hận thù dựa trên những xung đột trong quá khứ, khả năng bạn nhìn thấy thực tế của tình huống hiện tại bị suy giảm, thậm chí về 0.
Lời khuyên: Thay vì nhìn về quá khứ và quy tội, hãy tập trung vào những gì có thể làm trong thời điểm hiện tại để giải quyết vấn đề một cách êm đẹp nhất.
Chọn thỏa hiệp hoặc buông bỏ
Mâu thuẫn có thể bào mòn và rút cạn sức lực của bạn, vì vậy điều quan trọng làcân nhắc liệu vấn đề có thực sự xứng đáng với thời gian và năng lượng của chúng ta đang mất đi hay không.
Lời khuyên: Chọn cách thỏa hiệp (nếu xác đáng) hoặc buông bỏ để dành tâm sức cho những việc làm thiết thực hơn.
Tha thứ để cuộc sống tốt đẹp hơn
Giải quyết xung đột chỉ thành công khi chúng ta tha thứ và bỏ qua lỗi lầm cho người khác. Xung đột không giải quyết dứt điểm sẽ trở thành ung nhọt thôi thúc trừng phạt và làm cạn kiệt năng lượng tích cực của bạn, gây ảnh hưởng sâu sắc đến công việc và cuộc sống.
Lời khuyên:Biết khi nào nên tha thứ, nên bỏ qua để đi đến một thỏa thuận đồng nhất. Khi xung đột được hóa giải, mỗi ngày mới bắt đầu là một ngày vui để chúng ta cảm nhận và tận hưởng cuộc sống.
Sử dụng sự hài hước
Trên thực tế, giao tiếp hài hước có thể tránh nhiều cuộc đối đầu và giải quyết tranh luận. Cách áp dụng khiếu hài hước có thể giúp chúng ta nói những điều có thể khó diễn đạt mà không xúc phạm tới ai.
Khi sự hài hước được sử dụng để giảm căng thẳng và tức giận, điều chỉnh lại các vấn đề theo đúng quy luật, cuộc xung đột sẽ được hóa giải và có thể trở thành cơ hội cho sự kết nối thân mật hơn.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Những kỹ năng rèn sự tự tin để làm chủ cuộc sống
Kỹ năng xác định giá trị bản thân
Kỹ năng ứng phó với căng thẳng, nên kiểm soát căng thẳng như thế nào?
Kỹ năng hợp tác: Tiêu chí để thành công
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ cứu nhanh khi bị bỏng mắt
Bỏng mắt là một trong những tai nạn khá nhiều người gặp phải do nhiệt độ nóng hay các chất hóa học từ mỹ phẩm, nước tẩy rửa tiếp xúc với mắt. Nếu không biết cách sơ cứu đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến mắt. -
Cách xử lý khi trẻ bị kẹt ngón tay vào cửa
Khi vui chơi nhiều trẻ sơ ý nên thường bị kẹp ngón tay, ngón chân vào cửa khiến trẻ bị chấn thương ngoài da. Nếu cha mẹ không biết cách xử lý có thể trẻ bị chấn thương nặng hơn, tâm lý trẻ bị ảnh hưởng. -
Kỹ năng thoát hiểm khi bị mắc kẹt ở vùng cát lún
Cát lún thường xuất hiện ở bờ biển, đầm lầy, bờ sông hồ nếu không biết cách thoát hiểm có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. -
Kỹ năng xử lý khi trẻ bị kẹp chân vào xe đạp chuẩn xác
Trẻ nhỏ bị kẹp chân vào xe đạp là tình trạng khá nhiều trẻ gặp phải, để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi sự cố, tránh ảnh hưởng tới bàn chân hãy nhanh chóng thực hiện các bước như sau. -
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau