Kỹ năng hợp tác: Tiêu chí để thành công
Kỹ năng hợp tác: Tiêu chí để thành công
Đàm phán, thương lượng thường xảy ra giữa các đối tác trong kinh doanh. Có những cuộc đàm phán kéo dài, không hồi kết... Ngược lại, có những cuộc đàm phán ngắn gọn, gặp nhau ở điểm chung, kết thúc tốt đẹp, cả hai bên đều có lợi. Vì vậy, để đạt được thành công, ngoài tài năng và bản lĩnh không thể thiếu kỹ năng thương lượng và đàm phán.
Kỹ năng đàm phán
1) Phân tích vấn đề, lựa chọn phương án phù hợp
Điều đầu tiên, để cuộc đàm phán đạt kết quả cần có sự phân tích về đối tác và các cơ hội đàm phán như: điểm mạnh yếu, cơ hội, nguy cơ; phân tích vị thế đàm phán để lựa chọn phương án tốt nhất.
Khi đánh giá được đối tác, thực lực của chính mình chúng ta sẽ đưa ra mục tiêu và lựa chọn phương án đàm phán phù hợp.
2) Chuẩn bị tài liệu chi tiết
Sự chuẩn bị các tài liệu rất quan trọng để đàm phán thành công. Tài liệu bao gồm những thông tin chi tiết về sản phẩm, thị trường,chính sách pháp luật, thói quen tiêu dùng của người dân….Tổ hợp các yếu tố trên giúp chúng ta chủ động trước mọi diễn biến trong cuộc đàm phán.
3) Xác định mục tiêu, mức độ mong muốn trong đàm phán
Những nhà đàm phán chuyên nghiệp thường xác định rõ mục tiêu mong muốn và cụ thể hóa mục tiêu đó. Nhờ có mục tiêu rõ ràng họ sẽ chủ động hướng cuộc đàm phán và đạt được thỏa thuận.
4) Xây dựng lòng tin
Lòng tin đặc biệt quan trọng trong kinh doanh. Do đó hãy chân thành xây dựng lòng tin ở khách hàng. Cách làm hiệu quả nhất để xây dựng lòng tin đó là sự thành thật.
Thành thật thể hiện sự đáng tin cậy với nói lời dễ nghe, biểu cảm gương mặt và ánh nhìn thẳng, trực tiếp, sẵn sàng giải đáp những thắc mắc của khách hàng.
5) Bình tĩnh, kiên trì và thân thiện
Một trong những sai lầm của các nhà đàm phán là bộc lộ cảm xúc quá mức. Cần tiết chế, kiểm soát cảm xúc bản thân.
Hãy giữ bình tĩnh, kiên trì và thân thiện, kể cả khi đối tác mất bình tĩnh. Khi cả hai đều nóng sẽ không mang lại hiệu quả gì. Vì vậy hãy bình tĩnh, kiên trì để đạt tới mục tiêu cuối cùng.
6) Hướng tới hai bên cùng có lợi
Hai bên cùng có lợi là nguyên tắc cơ bản của thương lượng, đàm phán hiện đại ở các cấp độ. Hai bên cùng có lợi hướng tới kết quả trong đàm phán, hợp tác với nhau, cùng tôn trọng và chấp nhận nguyên tắc “đôi bên cùng có lợi” (win-win) hoặc “các bên cùng có lợi” (win-win-win).
7) Chuẩn bị sẵn hợp đồng
Trước mỗi buổi đàm phán cần chuẩn bị hợp đồng đầy đủ và chi tiết theo yêu cầu của công ty và khả năng cung ứng của đối tác.
Thông thường, các cuộc đàm phán kéo dài. Vì vậy, cần ghi lại thông tin, những quan điểm hai bên đã đồng ý trong buổi đàm phán. Những thông tin đó sẽ được cập nhật sổ sung kịp thời vào bản hợp đồng ngay sau khi cuộc đàm phán thành công.
Kỹ năng thương lượng, đàm phán giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về bản chất, những yếu tố cần thiết trong kinh doanh. Qua đó khẳng định bản lĩnh, vị trí của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập.
Hải Anh
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Những kỹ năng rèn sự tự tin để làm chủ cuộc sống
Kỹ năng ứng phó với căng thẳng, nên kiểm soát căng thẳng như thế nào?
Xây dựng bài thuyết trình hiệu quả cần có những bước gì?
Kỹ năng thuyết trình: những điều lưu ý quan trọng
Dạy trực tuyến giáo viên cần nhớ những điều gì?
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau -
Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà
Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào? -
Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay
Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương. -
Bí quyết giúp uống rượu bia không say
Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan. -
Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ
Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?