Kỹ năng ứng phó với căng thẳng, nên kiểm soát căng thẳng như thế nào?
Kỹ năng ứng phó với căng thẳng, nên kiểm soát căng thẳng như thế nào?
Khó khăn trong mưu sinh, áp lực học tập, cạnh tranh công việc... trong thời kỳ hội nhập, công nghệ số khiến con người luôn căng thẳng, lo âu, mệt mỏi... Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những kỹ năng vượt qua trở ngại, áp lực trong cuộc sống để thích nghi, chấp nhận hoặc vượt lên để có được niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống
Các phương pháp ứng phó và kiểm soát căng thẳng
Giao tiếp và trò chuyện cùng người khác
Giao tiếp với bạn bè, người thân trong gia đình là cách hiệu quả nhất giúp chúng ta có thể kiểm soát và cân bằng lại những lệch lạc về cảm xúc.
Lời khuyên: Cởi mở, chia sẻ những cảm xúc của bản thân, những vấn đề đang phải chịu đựng để nhận lại sự đồng cảm, quan tâm của người khác.
Tránh các tình huống gây căng thẳng
Tránh các tình huống gây căng thẳng là kỹ năng ứng phó tốt nhất với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc hiệu quả. Các cụ xưa thường dạy rằng “lùi 1 bước để tiến 3 bước” là vậy.
Lời khuyên: Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định hoặc lựa chọn tình huống nào, luôn nhớ khẩu hiệu “Né tránh – thay đổi – thích nghi - chấp nhận” để tránh những xung đột đáng tiếc có thể xảy ra.
Thay đổi tình huống
Trường hợp không thể lẩn trốn và tránh né các tình huống gây căng thẳng, hãy cố gắng thay đổi nó, thể hiện cảm xúc của bản thân rõ ràng, không che giấu.
Nếu một sự việc hoặc một người nào đó làm chúng ta phiền lòng hãy thẳng thắn nói ra suy nghĩ của bản thân với thái độ tôn trọng, chân thành và cởi mở.
Chấp nhận những điều không thể thay đổi
Trong thực tế có rất nhiều tình huống mà chúng ta không thể lẩn trốn hoặc thay đổi. Để xử lý tình huống này, cách tốt nhất chính là chấp nhận đối mặt.
Trong các kỹ năng, đây là một kỹ năng khó nhưng khi rèn luyện được, chúng ta sẽ dễ dàng ứng phó với hầu hết các tình huống căng thẳng, đặc biệt là các vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát.
Ngoài bốn phương pháp trên, hãy học cách tha thứ, buông bỏ. Cuộc sống không có gì là hoàn hảo, đôi khi chúng ta phải đối diện với những điều tồi tệ và những sai lầm không thể khắc phục. Bởi vậy, điều cần nhất lúc này là mỉm cười và chấp nhận với một trạng thái tích cực. Đây chính là kỹ năng khó nhất nhưng cũng ưu việt nhất để ứng phó với căng thẳng.
Song hành với những phương pháp trên, cần duy trì tập các môn thể thao như: chạy bộ, đạp xe, bơi, tập yoga... vận động giúp gia tăng khả năng sản sinh các hormone hạnh phúc và làm giảm thiểu các cảm xúc tồi tệ mà chúng ta đang gặp phải.
Lời kết
Ứng phó với căng thẳng là các kỹ năng giúp chúng ta có thể giữ được bình tĩnh khi đối diện với các tình huống cản trở, khó khăn trong công việc, học tập.
Trong thực tế, căng thẳng là nguồn động lực giúp bản thân cố gắng và nỗ lực hơn mỗi ngày. Tuy nhiên, không phải sự căng thẳng nào cũng tốt. Nếu không biết cách kiểm soáat cảm xúc, căng thẳng sẽ khiến tâm trạng xuống dốc, suy nghĩ trở nên tiêu cực. Vì vậy, việc rèn luyện các kỹ năng ứng phó, vững vàng đối mặt và vượt qua là vô cùng cần thiết để tránh những hệ lụy nguy hiểm có thể xảy ra.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo
Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng. -
Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP
SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây. -
Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng
Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn. -
Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng
Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau. -
Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit
Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau -
Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà
Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào? -
Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay
Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương. -
Bí quyết giúp uống rượu bia không say
Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan. -
Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ
Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?