Đi ô tô ngày nắng nóng cần làm gì để bảo vệ sức khỏe
Đi ô tô ngày nắng nóng cần làm gì để bảo vệ sức khỏe
Thời tiết mùa hè có những lúc có thể lên hơn 40 độ C nhưng việc di chuyển bằng ô tô những ngày nắng cũng có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro như là cháy nắng, sốc nhiệt, cháy nổ... Vậy cần làm gì để bảo vệ sức khỏe khi đi ô tô mùa nắng nóng?
Việc di chuyển bằng ô tô thay vì đi xe máy là điều vô cùng lý tưởng đối với nhiều người thay vì đi xe máy phải chịu cái nóng từ môi trường bên ngoài. Nhưng việc đi ô tô ngày nắng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu như không có biện pháp phòng ngừa phù hợp.
Những tiềm ẩn gặp phải khi đi ô tô mùa nắng nóng
Cháy nắng, ung thư da
Những ngày nắng nóng tia UV từ ánh nắng mặt trời ở mức khá cao nhưng khá nhiều người đi ô tô quan niệm rằng không cần phải thoa kem chống nắng để bảo vệ da. Nhưng nếu không bảo vệ da đúng cách khi đi ô tô cũng có thể khiến làn da trở nên sạm đen, cháy nắng, nổi tàn nhang, nám thậm chí là ung thư da.
Cháy nổ
Nếu để xe những đồ vật dễ cháy nổ như pin, máy lửa... trong những ngày nắng nóng sẽ rất nguy hiểm. Nếu chúng ta để pin trong xe ô tô vào ngày nóng gắt, nhiệt độ cao có thể khiến pin nứt vỡ và rò rỉ axit hoặc có thể khiến pin bị chai do nhiệt độ cao. Ngoài ra, nếu vô tình để bật lửa trong môi trường nóng kín như xe ô tô thì nguy cơ cháy nổ xe là rất cao gây thiệt hại rất lớn.
Một số các vật dung khác như chai nước, quả cầu thủy tinh, kính... khi để trong xe ô tô cần cẩn trọng vì cũng có thể gây cháy nổ
Bởi một vài bộ phận trên ô tô được thiết kế tròn, cong, hình trụ tương tự như một thấu kính hội tụ (kính lúp). Khi ánh sáng chiếu qua chúng sẽ hội tụ tại một điểm. Năng lượng tích tụ dưới dạng nhiệt năng có thể sẽ đốt cháy bề mặt tiếp xúc.
Sốc nhiệt
Nắng nóng kéo dài cũng tiềm ẩn nguy cơ sốc nhiệt khi đi ô tô. Bởi nếu mở điều hòa ô tô ở nhiệt độ quá thấp so với nhiệt độ bên ngoài có thể khiến chúng ta bị sốc nhiệt. Do sự chênh lệch nhiệt độ bên trong và ngoài trời khiến một số người gặp phải tình trạng đau đầu, chóng mặt, choáng váng... ngay khi bước xuống xe. Những người có tiền sử cao huyết áp, bệnh tim mạch có nguy cơ cao hơn so với những người khác.
Ngạt khí
Việc ngủ trong ô tô đóng kín rất dễ bị ngạt khí, nhất là với tài xế, phụ nữ, và đặc biệt là trẻ em. Ngay cả khi xe đã đỗ trong bóng râm, tình trạng sốc nhiệt vẫn xảy ra vì nhiệt độ trong xe sẽ tăng rất nhanh. Mặt khác trong xe không còn dưỡng khí, khiến nạn nhân lịm dần, tử vong nếu không được phát hiện sớm
Ngồi ghế ô tô quá nóng gây hại cho cơ quan sinh sản
Việc ngồi lâu trên ghế xe nóng đối với phụ nữ có thể gây ra tình trạng tiêu diệt vi khuẩn có lợi, tăng nguy cơ viêm nhiễm và mắc bệnh phụ khoa hơn. Mặt khác ngồi ghế nóng có thể hại cho chức năng sinh sản của nam giới, ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh trùng, giảm chất lượng và số lượng tinh binh.
Bỏng da
Việc đỗ xe dưới trời nắng có thể biến những chiếc ô tô thành chảo lửa. Ngay cả khi xe hơi được đỗ trong bóng râm thì mức nhiệt độ vẫn có thể gây thiêu đốt ảnh hưởng đến da. Sau 1 giờ, xe đạt nhiệt độ trung bình 38 độ C và khu vực ghế ngồi 41 độ C. Nếu ngồi trên những chiếc ghế có độ nóng như vậy có thể khiến làn da bị bỏng, rát, da đỏ tấy...gây khó chịu, đau đớn.
Biện pháp bảo vệ sức khỏe đi ngồi xe ô tô ngày hè nắng nóng
Ngồi ghế ô tô quá nóng
Nếu ghế ngồi có nhiệt độ cao để tránh gây hại cho cơ quan sinh sản chúng ta nên sử dụng khăn ướt hoặc xịt nước lên, đợi khoảng 1 – 2 phút cho nguội rồi mới ngồi lên ghế không ngồi lên ghế ngay sau khi mở cửa xe.
Có thể bật điều hòa xe một vài phút trước khi bắt đầu chạy giúp giảm nhiệt độ trên ghế lái xe. Trong trường hợp bắt buộc phải lái xe mà không có nước hoặc khăn ướt, bạn có thể sử dụng các loại vải chống nắng, đệm phủ lên ghế sau đó mới ngồi lên.
Bôi kem chống nắng
Ngay cả khi ngồi trong ô tô chúng ta cũng cần thực hiện các biện pháp chống nắng như đeo khẩu trang, mặc quần áo dài, che chắn vùng da hở, bôi kem chống nắng đầy đủ, nhất là đối với những vùng da hở ra ngoài như bàn tay, cổ tay... Nhằm hạn chế tác động của tia UV từ ánh nắng mặt trời, hạn chế tình trạng da sạm đen, cháy nắng do ngồi ô tô trong mùa hè nắng nóng
Nên thoa kem chống nắng 15-20 phút trước khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và cứ sau 2 – 3 giờ phải bôi lại kem chống nắng để bảo vệ da. Cũng nên hạn chế ra đường trong thời gian nắng nóng cao điểm nhất là vào thời điểm 12-15h trưa.
Sốc nhiệt
Để phòng ngừa sốc nhiệt khi đi ô tô hãy bật điều hòa ô tô từ nhiệt độ cao rồi giảm dần, gió từ nấc nhỏ rồi tăng dần. Nếu đỗ xe trong mùa hè nên lựa chọn đỗ xe nơi bóng râm, mái che
Ngạt khí
Vào mùa hè nắng nóng nên chọn đỗ xe ở nơi thoáng đãng, tránh xa không gian chật hẹp, bí khí. Nếu bắt buộc phải để trẻ bên trong nên hé một chút cửa kính để đảm bảo không khí bên trong và bên ngoài lưu thông, đủ oxy cho bé ở bên trong, nhưng không để trẻ quá lâu trong xe.
Trường hợp bật điều hòa và đóng kín cửa xe, phụ huynh cần chọn chế độ lấy gió ngoài, bổ sung oxy cho khoang cabin. Đặc biệt, bố mẹ cần phải quan tâm, chú ý đến trẻ hơn, không được để lại mình bé trên ô tô khi không có sự giám sát của người lớn
Cháy nổ
Đề phòng cháy nổ tuyệt đối không tích trữ vật dụng dễ phát nổ trong xe. Trước khi rời khỏi xe, nên kiểm tra lại trong xe, tránh để đồ vật gì dễ gây cháy nổ.
Cần kiểm tra lốp xe thường xuyên, nhất là trước các chuyến đi chơi xa trong ngày nắng gắt. Đồng thời nên bảo dưỡng xe định kỳ, thay thế những thiết bị cũ, hỏng.
Bỏng da
Phòng ngừa bỏng da khi đi xe ô tô chúng ra nên lựa chọn những vị trí râm mát để đỗ xe. Nếu cần phải đỗ xe dưới trời nắng, hãy sử dụng các loại tấm che chuyên dụng, chiếu, vải… để phủ lên xe nhằm hạn chế tình trạng nắng nóng trên xe ô tô. Đồng thời cũng nên kiểm tra nhiệt độ ghế trước khi ngồi tránh bị bỏng da
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Cẩn trọng ngồi yên xe máy ngày hè nắng nóng
Mùa hè nắng nóng ăn gì để giải nhiệt
Mùa hè nắng nóng nên uống bao nhiêu nước là hợp lý
Bổ sung ngay những thực phẩm giải nhiệt ngày nắng nóng
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.