Mùa hè nắng nóng nên uống bao nhiêu nước là hợp lý
Mùa hè nắng nóng nên uống bao nhiêu nước là hợp lý
Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có những thời điểm tăng cao khiến cho cơ thể mất nước nên nhu cầu về nước tăng cao. Nhưng nên uống bao nhiêu nước là đủ, tránh bị uống quá nhiều nước?
Theo các chuyên gia y tế cho biết mỗi ngày đối với người trưởng thành cần cung cấp 35g nước cho 1kg thể trọng, trẻ em cao gấp 3 - 4 lần. Trung bình mỗi người cần 6 - 8 cốc nước/ngày (tương đương 1,5 lít).
Nước cung cấp cho cơ thể dưới dạng thức ăn và đồ uống, súp, canh,... Nhu cầu nước hàng ngày của cơ thể còn tùy theo thời tiết, nhiệt độ tại mỗi vùng miền, điều kiện sinh hoạt, tình trạng lao động, tình trạng sinh lý...
Đối với những người càng cao tuổi lượng nước trong cơ thể càng ít. Ở trẻ sơ sinh lượng nước chiếm 75 - 80% cân nặng, nhưng người 60 - 70 tuổi lượng nước chỉ chiếm 50% trọng lượng.
Tuổi với trẻ vị thành niên (10 - 18 tuổi) nhu cầu nước là 40ml/kg; từ 19 -30 tuổi hoạt động thể lực nặng nhu cầu nước là 40ml/kg;
Độ tuổi từ 19 đến 55 tuổi hoạt động thể lực trung bình nhu cầu nước là 35ml/kg, người trưởng thành trên 55 tuổi nhu cầu nước là 30ml/kg.
Trẻ em từ 1 - 10kg nhu cầu nước là 100ml/kg; trẻ em từ 11 - 20kg nhu cầu nước: 1.000ml + 50ml cho mỗi 10kg cân nặng tăng lên
Đối với những trẻ em từ 21kg trở lên nhu cầu nước là: 1.500ml + 20ml/kg cho mỗi 20kg cân nặng tăng lên.
Người trưởng thành trên 50 tuổi nhu cầu nước thêm 15ml/kg cho mỗi 20kg cân nặng tăng lên.
Vào mùa hè, thời tiết thường nắng nóng nên cơ thể tiết ra mồ hôi để làm mát cơ thể nếu không cung cấp đủ nước cho cơ thể không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, gây rối loạn do thiếu nước
Tuy nhiên, nếu cơ thể nạp dư quá nhiều nước so với nhu cầu cơ thể cần có thể dẫn đến tình trạng thừa nước trong cơ thể. Khi thừa nước cơ thể sẽ có biểu hiện buồn nôn, nôn, có cảm giác no và đầy bụng, đau đầu, cảm thấy các cơ yếu dần đi, có thể bị chuột rút hoặc đau nhức, co giật, bất tỉnh, hôn mê.
Do đó, chỉ nên uống lượng nước vừa đủ với cơ thể, uống nước đúng cách, uống chậm và uống thành từng ngụm nhỏ để cơ thể kịp đáp ứng, không nên uống một lượng lớn nước vào cơ thể cùng một lúc.
Không nên uống nước quá lạnh, nước lạnh, nước đá bởi nếu uống các loại nước lạnh không chỉ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa mà còn gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi,...
Cần hạn chế nước uống quá lạnh vào hè vì nước lạnh sẽ làm hạ nhiệt trong cơ thể và làm chậm lại quá trình trao đổi chất, mặt khác uống lạnh nhiều cũng dễ gây viêm họng, sưng họng, gây ho.
Khá nhiều người thường uống quá nhiều nước cùng một lúc nhưng đây là cách uống nước gây nguy hiểm cho cơ thể bởi uống nhiều nước trong một thời gian ngắn làm cho máu bị loãng, tăng gánh nặng cho tim, thận. Đồng thời sẽ khiến mồ hôi đổ ra liên tục, dẫn đến cơ thể thiếu các chất điện giải như kali, natri...
Ngoài ra, uống nhiều nước một lúc sẽ khiến mồ hôi đổ ra liên tục, dẫn đến cơ thể thiếu các chất điện giải như kali, natri... từ đó cảm giác khát lại càng tăng, bụng bị chướng, có thể bị nấc cụt gây khó chịu, ảnh hưởng tới công việc, hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Những điều cần biết khi uống nước ép cần tây
Làm ngay nước ép dưa leo cần tây giúp giảm cân, dáng đẹp
Cẩn trọng nhiễm ký sinh trùng khi uống nước ép rau củ
Giải nhiệt bằng nước đậu xanh, đậu đen: Những lưu ý cần biết trước khi dùng
Cho bé uống nước bao nhiêu là đủ?
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.