Cách phòng và điều trị một số bệnh thường gặp ở cá dĩa

5/8/2020 1:48:00 PM
Trong quá trình nuôi dưỡng do một vài tác nhân như môi trường nước, thức ăn, vi khuẩn khiến cá dĩa bị nhiễm một số loại bệnh như: bệnh ghẻ nở, bệnh nấm, bệnh thối vây, bệnh tuột nhớt,…

 

Trong quá trình nuôi dưỡng do một vài tác nhân như môi trường nước, thức ăn, vi khuẩn khiến cá dĩa bị nhiễm một số loại bệnh như: bệnh ghẻ nở, bệnh nấm, bệnh thối vây, bệnh tuột nhớt,…Khi cá dĩa mắc phải một trong những bệnh này phải điều trị ra sao, cách phòng ngừa như thế nào, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Bệnh trắng đuôi ở cá dĩa

Nguyên nhân gây bệnh trắng đuôi ở cá dĩa do cầu khuẩn pseudomonas dermoalba

Dấu hiệu: Cá đĩa mắc bệnh có hiện tượng bơi yếu, hay đứng im. Cuối vây lưng và vây đuôi mất mầu, sau nhợt nhạt, rách và gãy dần khi bệnh trở nặng. Nếu bệnh nặng hơn cá cắm đầu xuống, hơi cử đọng nhẹ hoặc bất động rồi chết từ từ.

Bệnh thường phát sinh khi nhiệt độ cao trên 30 độ đói ăn lâu, bị săn đuổi và bị đánh.

Các phòng và điều trị bệnh trắng đuôi ở cá dĩa: Khi các mắc bệnh hãy cách ly cá bệnh ra khỏi đàn nuôi tránh sự lây lan bệnh trong đàn. Thường xuyên xuyên thay nước 3 – 4 lần/ngày.

+ Đối với cá bị nghi ngờ lây bệnh nên tiến hành tắm Biomicin với liều 12mg/lít nước trong 30 phút.

+ Đối với cá bị bệnh hãy tắm Biomicin với liều 18 mg /lít trong 20 phút, mỗi ngày tắm 1 – 2 lần (tùy theo bệnh tình trạng bệnh), tắm liên tục 3 – 4 ngày.

Cách phòng và điều trị một số bệnh thường gặp ở cá dĩa

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Bệnh nấm ở cá dĩa

Nguyên nhân gây bệnh: do nước nuôi không được thay thường xuyên, thức ăn thừa không được dọn dẹp sau khi cho cá dĩa ăn xong khiến nước nuôi bị bẩn

Dấu hiệu: Bệnh nấm ở cá dĩa có hai loại chính là nấm ngoài da và nấm trong mang cá dĩa.

+ Nếu cá dĩa bị nấm ngoài da khi quan sát trên thân của cá dĩa sẽ xuất hiện những những đốm trắng hay lớp màng mỏng màu trắng.

+ Nếu cá dĩa bị nấm trong mang cá dĩa sẽ có biểu hiện như tách khỏi đàn, bơi xa hồ và không chịu ăn, thỉnh thoảng rùng mình do ngứa.

Cách phòng và điều trị bệnh nấm ở cá dĩa:

Khi thấy những triệu chứng của bệnh nấm người nuôi cá chỉ cần cắm sưởi 32-34 độ và tetra Nhật ( Liều lượng 1g = 100l nước). Nếu cá bị nấm nặng hơn hãy đánh thuốc tím và tetra Nhật (liêu lượng 1 muỗng yogurt cho 80l nước). Ngoài ra, cắm sưởi và sục khí mạnh để tăng thêm tác dụng.

Một cách điều trị nấm khác được khá nhiều người áp dụng và cho kết quả tốt. Bạn có thể tham khảo dưới đây:

Bước 1: Pha thuốc tím với liều lượng 1 gói nhỏ cho 200l nước.

Bước 2: sau khi đánh vào hồ lập tức chà rữa sạch sẽ hồ và hút hết nước ra,1 đầu vô 1 đầu ra cho đến khi bớt dần thuốc tím nước có màu hơi vàng vàng ( thời gian từ khi bỏ thuốc vào và hút nước ra không quá 10p nhé nếu k cá sẽ toi hết đó)

Bước 3: sau đó đánh tetra Nhật vào voi liêu lượng 1 muỗng yogurt cho 40l nước

Bên cạnh đó, để đề phòng cá bị nấm người nuôi có thể tắm thuốc tím cho cá để cá được khoẻ (áp dụng với cá trưởng thành). Sau khi đánh thuốc tím để nước hơi vàng vàng không cần đánh tetra 1 ngày sau nước sẽ trong trở lại.

Bệnh ghẻ lở ở cá dĩa

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ ở cá dĩa chính là do nguồn nước nuôi bị bẩn, không được thay nước thường xuyên tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển khiến cá bị ghẻ.

Dấu hiệu:

Khi cá dĩa bị ghẻ trên thân mình cá nổi những cục như mụn rồi từ từ lan dần khắp người và cá bỏ ăn. Bệnh này dễ lây lan do đó khi phát hiện cá dĩa mắc bệnh nên tách ra khỏi đàn để điều trị tránh để nuôi chung sẽ lây lan ra cả đàn cá việc điều trị sẽ tốn kém, mất nhiều thời gian.

Phòng và điều trị bệnh ghẻ ở cá dĩa:

Có hai cách điều trị bệnh ghẻ ở cá dĩa rất hiệu quả, cho kết quả tốt sau khi áp dụng điều trị.

Cách 1: Ngâm cá dĩa với thuốc Metrodinizol để trị bệnh ghẻ:

Bước 1: Thay thế nước trong bể nuôi, rửa sạch sẽ bể nuôi và thay 90% nước

Bước 2: Cho Metronidazole 250gr ( 1vien cho 15lít nước)+ Ampiciline (1vien 250gr cho 80lít nướ)+ Muối ( 3gram/1lít nước)

Bước 3: Ngâm trong 2 ngày rồi ngày thứ 3 thay 50% và thêm thuốc, Trong khi ngâm thuốc không cho cá ăn gì hết. Lặp lại liều thuốc 3 lần ( hết 6 ngày) cá hết bệnh mới cho cá ăn lại.

Cách 2: Sát trùng ngoài da cho cá dĩa bằng Metrodinizol hoặc Mycogynax điều trị bệnh ghẻ ở cá

Bước 1: Dùng muối pha với nước rồi dùng bông gòn lau qua vết ghẻ

Bước 2: Nghiền Metrodinizol hoặc Mycogynax rồi phù lên vết ghẻ trong vòng 30s rồi thả cá vào lại hồ

Bệnh sình bụng ở cá dĩa

Cá dĩa bị sình bụng nguyên nhân chủ yếu do cá dĩa ăn quá nhiều thức ăn, lượng thức ăn không tiêu hóa kịp.

Dấu hiệu: Khi cá dĩa bị sình bụng cá dĩa sẽ bỏ ăn nằm ở góc xa, bụng to ra và đi phân trắng hoặc cá vẫn ăn nhưng đi phân trắng.

Cách điều trị bệnh sình bụng ở cá dĩa:

Sử dụng Metronidazole 250mg

Bước 1: Cho Metronidazole liều lượng 1 viên cho 20l nước( nhớ mở oxy mạnh tránh làm cá thiếu oxy và chết khi đánh metro)+ muối (20gram cho 20 lít nước)+ cắm sưởi 30 - 34 độ

Bước 2: Ngâm liên tục trong 2 ngày rồi thay 50% nước và cho thêm thuốc. Tiếp tục ngâm cá cho đến khi thấy cá đi hết phân trắng, và bụng xẹp xuống.

Lưu ý: Khi điều trị bệnh sình bụng ở cá người nuôi cá tuyệt đối không cho cá ăn, cá bị sình bụng có thể kéo dài thời gian chữa trị lên đến 10 ngày vì thế phải hết sức kiên trì.

Sử dụng men tiêu hóa AZ – 202: 1gr hòa vào 1/2 muỗng nước sạch, bơm sâu vào miệng cá từ 2 -> 3 giọt, một ngày bơm tới 2,3 lần, sử dụng trong 2 ngày.

Bệnh nấm ở mắt (có lớp màng trắng)

Bệnh nấm ở mắt khiến mắt cá có lớp màng trắng. Khi mắc bệnh này làm cho tầm nhìn của cá dĩa gặp khó khăn

Cách điều trị bệnh nấm ở mắt cá dĩa: Sử dụng Bacvisorb có tác dụng ngừa và đặc trị các bệnh viêm nhiễm khuẩn trên mang, ký sinh trùng. Đặc trị các bệnh đục mắt, sưng miệng, lở loét vây, đuôi và thân, ghẻ, nấm mang hiệu quả. Dùng 1gr đánh trực tiếp vào nước cho 50L nước, để phòng bệnh đánh 1gr cho 100L nước.

Bệnh đốm trắng ở cá dĩa

Nguyên nhân gây bệnh đốm trắng ở cá dĩa chính là do động vật nguyên sinh gây nên, Ichthyophthiriu

Dấu hiệu bệnh: Tại các vị trí mình, vây cá xuất hiện những nốt trắng nhỏ hoặc màu xám nhỏ tựa như bị rắc muối tiêu. Nếu bệnh không được điều trị và phát hiện kịp thời bệnh có thể lan ra toàn thân.

Cách điều trị bệnh đốm trắng ở cá dĩa:

Khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh đốm trắng ở cá dĩa người nuôi thả cá bị nhiễm bệnh vào bể nuôi, hòa thêm thuốc đỏ (mercurochrom 2%), cứ 10 lít thì hoà 8 giọt, giữ cá trong 24h. Sau 3 – 4 ngày, lại làm lại một lần nữa Nếu không, có thể dùng Blue methylen 5%: 2 giọt trong 10 lít nước.

Bệnh thối mang ở cá dĩa

Nguyên nhân gây bệnh thối mang ở cá dĩa do ký sinh gyrodactylus gây nên. Loại ký sinh này sẽ phá hoại da và mang cá.

Cách phòng và điều trị một số bệnh thường gặp ở cá dĩa

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Dấu hiệu: Khi mắc bệnh thối mang cá dĩa đứng im lặng, đột ngột sợ hãi rồi đột ngột di chuyển nhanh.

Các phòng và điều trị bệnh thối mang ở cá dĩa:

Khi phát hiện các có những biểu hiện trên hãy dùng Phóc môn (andehyt focmic) HCHO, chú ý là 40 %, nhỏ vài giọt vào một lít nước, nếu không có HCHO thì thay bằng thuốc tím, 3mg cho 10 lít nước, Cần cách li cá bệnh với đàn và tẩy uế bể nuôi cá.

Bệnh đỏ vây ở cá dĩa

Nguyên nhân gây bệnh đỏ vây ở cá dĩa do mật độ cá trong bể nuôi dày hoặc có rong rêu khiến cá không đủ dưỡng khí.

Dấu hiệu: Các vây của cá dĩa cương đỏ nhất là khu vực vây đuôi, các tia máu nhìn rõ

Phòng và điều trị bệnh đỏ vây ở cá dĩa:

Sau khi phát hiện cá dĩa bị đỏ vây người nuôi cá hãy cách ly cá sang bể nuôi khác và sang thưa ra, tiến hành tắm muối cho cá: dùng 20g NaCl vào 20 lít nước để tắm cá trước khi thả cá vào bể mới.

Bệnh shimmy ở cá dĩa

Nguyên nhân: Bệnh shimmy ở cá dĩa do cá ăn quá no, thức ăn không tiêu, do môi trường nước bị giảm nhiệt độ, do kí sinh trùng đường ruột.

Dấu hiệu: Cá dĩa bơi lờ đờ, chậm chạm, mình cá lắc bên này, lúc lắc bên kia một cách mệt mỏi.

Các phòng và điều trị bệnh shimmy ở cá dĩa: Khi phát hiện cá mắc bệnh hãy giữ bể ở 25 – 26 độ, cho cá “đói” 1 – 2 ngày, nếu do kí sinh trùng thì cho cá vào nước muối, (30g cho 1 lít), tắm ba phút, mỗi ngày một lần trong vòng 3 – 4 ngày liên tục.

Bệnh đốm đỏ ở cá dĩa

Nguyên nhân gây bệnh đốm đỏ ở cá dĩa là do vi trùng Pseudomonas punctaca gây ra, vi trùng thuộc họ trực khuẩn (hình que), dài cỡ 2 – 3 micro, đầu có tiên mao.

Dấu hiệu: Cá bị bệnh có hai bên lườn ứ máu, ấn tay thấy dịch vàng chảy ra. Vây cá xơ xác, cá bệnh nặng, mắt và hậu môn lồi ra, thịt ứ máu và mủ, ấn tay thấy mềm nhũn.

Các phòng và điều trị bệnh đốm đỏ ở cá dĩa: Khi cá mắc bệnh hãy cách ly ngay cá bị bệnh khỏi cá khác. Dùng tetracylin hoà tan với tỉ lệ 5 – 10mg/lít nước. Có thẻ trộn vào thức ăn, với tỉ lệ 25mg/1cân cá, ăn liên tục t ừ 5 – 7 ngày.

Cách thứ hai, dùng sulfathiazin trộn vào thức ăn cho cá với tỉ lệ 100g/1kg cá, ăn liên tục trong 5 ngày.

Bệnh đen thân ở cá dĩa

Nguyên nhân gây bệnh do kí sinh trùng Flagellate trong dường ruột.

Cách phòng và điều trị một số bệnh thường gặp ở cá dĩa

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Dấu hiệu: Khi mắc bệnh màu sắc thân cá sẫm đen, cá ít vận động, các vây cụp lại, cá chụm lại ở góc hồ, hô hấp khó khăn, cá bỏ ăn gầy yếu và chết.

Các phòng và điều trị bệnh đen thân ở cá dĩa:

Hãy trộn 20 – 30mg Metronnidazole vào 1kg thức ăn và cho cá ăn 2 – 3 ngày liền thì hết bệnh. Bên cạnh đó hãy tăng nhiệt độ nước bể nuôi lên 30 – 33 độ C.

Bệnh báng ở cá dĩa

Dấu hiệu: Khi mắc bệnh báng cá có biểu hiện bụng phình to (rất to) vẩy dựng ngang ra, mắt lồi. Bệnh báng ở cá dĩa không lây trong cùng một bể, cá vẫn ăn nhưng với số lượng ít hơn bình thường.

Cách phòng và điều trị bệnh báng ở cá dĩa: Sử dụng 1g Quinium Sulfat/15 – 20 lít nước, quấy kĩ đều, thả cá bệnh vào ngâm từ 1 – 2 giờ rồi chuyển sang bể khác.

Suckhoecuocsong.vn/TH

Các tin liên quan

Các tin khác