Kinh nghiệm nuôi và chăm sóc cá dĩa khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh
Cá dĩa là một trong những loài cá cảnh được rất nhiều người nuôi cá cảnh ưa chuộng nuôi. Cá đĩa là loài cá cảnh khó nuôi nhất trong các loài cá cảnh nước ngọt nhiệt đới. Bởi chúng có nhiều điểm khác biệt về nhu cầu sinh thái, đặc điểm sinh học so với một số loài cá cảnh khác. Bài viết dưới đây sẽ bật mí một số kinh nghiệm nuôi cá dĩa khỏe mạnh được người nuôi cá dĩa lâu năm chia sẻ.
Hướng dẫn cách nuôi và chăm sóc cá dĩa
Vị trí đặt bể nuôi cá dĩa
Cá dĩa là loài cá nhạy cảm đặc biệt là với tiếng ồn, chấn động nhẹ, ánh sáng mạnh khiến cá dĩa dễ bị stress. Do đó, khi đặt bể nuôi cá dĩa nên đặt tại vị trí ít tiếng ồn, tránh xa vị trí loa đài, vô tuyến hoặc đặt nơi gần với đường phố nơi nhiều xe cộ, nhiều người qua lại, đặt tại nơi yên tĩnh. Nên đặt bể cá nơi có ánh sáng vừa đủ hoặc tốt nhất nên đặt tại phòng khách. Vị trí để đặt bể cá mà theo các chuyên gia thì hướng Đông Nam của ngôi nhà là hướng lý tưởng nhất cho người nuôi cá.
Bể nuôi cá dĩa
Đối với những bể nuôi mới khi mua về không nên thả cá vào ngay mà hãy xử lý bể nuôi trước khoảng 1 tuần. Bể mới mua về ngâm với nước sạch từ 2 – 4 ngày, phơi bể cho thật khô khoảng 3 – 4 ngày dưới ánh nắng mặt trời. Nên gắn thêm bình sục khí vào bể để tăng oxy cho cá. Tùy vào điều kiện mỗi người bể nuôi có thể chọn loại bể kính dán hoặc kính đúc. Bên trên nên trang bị kính đậy để tránh các con vật nuôi trong gia đình như chó, mèo,…bắt mất cá hoặc cá bị rơi ra ngoài.
Bể nuôi có thể chọn bể có kích thước 60x30x30cm, hoặc bể có kích thước tiêu chuẩn 90 × 45 × 45cm; bể 120 kích cỡ tiêu chuẩn 120 × 45 × 45cm. Kích thước bể nuôi càng lớn thì càng dễ duy trì chất lượng. Nếu bạn mua cá dĩa nhỏ thì khi thả trong bể nuôi có kích thước lớn chúng sẽ càng phát triển nhanh.
Ánh sáng bể nuôi cá dĩa
Cá dĩa thích ánh sáng vừa phải, nên bố trí đèn chuyên dùng cho cá. Ánh sáng nhiều, nước nuôi sẽ mau đục do tảo phát triển ảnh hưởng đến sức khỏe của cá dĩa.
Nước nuôi cá dĩa
Để cá dĩa phát triển khỏe mạnh, ít nhiễm bệnh tật nước nuôi phải đảm bảo yêu cầu. Nước nuôi cá dĩa đảm bảo không có chứa ammonia và nitrite, kim loại nặng. Nên sử dụng dụng cụ hoặc thiết bị chuyên dụng để lọc nước nuôi trong bể cá. Nếu không có điều kiện bạn có thể dụng cát, sỏi hoặc than hoạt tính để lọc nước. Hãy đảm bảo sao cho cho nước trong bể nuôi phải đạt chỉ tiêu độ trong từ 1,5 - 4,5m. Độ mặn trong nước nuôi không được cao: 10 – 50 ms. Bể 300 lít nước là tối thiểu là ổn cho sự phát triển của cá dĩa, tỷ lệ một con cá dĩa sẽ trên 2o lít nước là ổn.
Độ Ph trong nước nuôi nằm trong giới hạn cho phép như:
+ Đối với các dĩa mới nở độ pH trong nước nuôi dao động khoảng 6,5 - 6,7.
+ Đối với cá dĩa trưởng thành độ pH trong nước nuôi dao động khoảng 6 - 6,8.
+ Đối với cá dĩa cái để ươm giống độ pH trong nước nuôi dao động khoảng5,5 - 6,5
Nếu như nước trong bể nuôi không đủ độ pH thì dùng bình sục khí để tăng cường chỉ tiêu này cho phù hợp đối với từng loại cá dĩa.
Bên cạnh đó nên quan tâm đến độ dH:
+ Đối với cá dĩa mới nở độ dH luôn dao động ở mức 5 - 10
+ Đối với cá dĩa trưởng thành độ dH luôn dao động ở mức 10 - 15
+ Đối với cá dĩa cái để ươm giống độ dH luôn dao động ở mức 5 - 6
Nhiệt độ bể nuôi cá dĩa
Ngoài vấn đề bể nuôi, kích thước bể, nước nuôi người nuôi cá dĩa cần quan tâm đến nhiệt độ nước nuôi trong bể.
Nhiệt độ phải luôn đảm bảo ở mức thích hợp nhất: cá dĩa bột mới sinh nhiệt độ nước nuôi từ 27-30 độ C, cá dĩa trưởng thành từ 7-9 tháng tuổi nhiệt độ nước nuôi từ 25-27 độ C.
Trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng cá dĩa thường xuyên đo nhiệt độ nước để điều chỉnh kịp thời nếu nhiệt độ thay đổ
Hướng dẫn cách chọn thức ăn nuôi cá dĩa
Một số người nuôi cá dĩa thường nghĩ rằng cá dĩa là loài ăn thịt thuần túy. Nhưng theo nghiên cứu gần dây các nhà nghiên cứu về loài cá này nhận thấy trong tự nhiên loại cá này chúng ăn rất nhiều thực vật (40% – 60%). Do đó, các nhà nghiên cứu đã thử bổ sung rau vào thức ăn cho các dĩa và thấy tác dụng tốt.
+ Giai đoạn 1: Cá dĩa khoảng 1 tháng tuổi ở giai đoạn này người nuôi nên cho chúng ăn nhuyễn thể hoặc giáp xác nhỏ.
+ Giai đoạn 2: Cá dĩa khoảng 1 -3 tháng tuổi người nuôi nên hco ăn côn trùng như trùn, bọ gậy, trùn chỉ,…
+ Giai đoạn 3: Khi cá dĩa được hơn 3 tháng người nuôi nên cho ăn nhiều các loại thức ăn như: trùn, bọ gậy, nhộng, thịt động vật tươi sống, thịt xay, cá con,…
Người nuôi có thể chuẩn bị thức ăn cho cá dĩa theo công thức sau:
Chuẩn bị nguyên liệu: Tim bò xay, rau luộc xay (cải bó xôi, củ cải, cải bông, cà rốt), phụ gia (can-xi, vitamin, tỏi, tảo spirulina) và chất kết dính.
Tất cả được xay nhuyễn, bỏ vào túi nylon, cán dẹp, để trong ngăn đá tủ lạnh và cho ăn dần. Có thể bảo quản được 1 – 2 tháng.
Người nuôi có thể kết hợp thức ăn với tần suất cho ăn và thay nước.
Ví dụ như: sáng cho ăn trùn chỉ, ăn xong thay nước 50%, trưa cho ăn tim bò, ăn xong thay nước 100%, tối cho ăn trùn chỉ hoặc thức ăn viên, ăn xong thay nước 50%.
Cách cho cá dĩa ăn
+ Nên cho cá ăn trong máng ăn để giúp người nuôi kiểm soát, theo dõi số lượng thức ăn cá dĩa tiêu thụ để kịp thời điều chỉnh.
+ Cho ăn 2 - 4 lần trong ngày, từ 09 - 15 giờ, không nên cho cá ăn vào tầm giờ chiều và tối.
+ Do cá dĩa ăn rất ít thức ăn do đó cần theo dõi sức ăn và tự điều chỉnh (cho ăn dần từ ít đến nhiều). Nếu như cá bị đói vài ngày sẽ không chết.
+ Ngoài ra khi cho chúng ăn không nên cho chúng ăn quá no, thức ăn thừa sẽ rơi xuống đáy bể lâu ngày làm ô nhiễm nước nuôi, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus gây bệnh cho cá dĩa.
Những điều cần lưu ý khi nuôi cá dĩa
+ Nên thay nước cho cá thường xuyên, nên thay mỗi ngày nếu cá từ 0 – 3 tháng (không thay hết nước, giữ lại khoảng ¼ thể tích bể).
+ Những con cá dĩa trưởng thành thay mỗi ngày nên thay từ 1 – 2 lần (mực nước giữ lại có thể là từ ¼ – ¾).
Suckhoecuosong.vn/TH
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Chó mèo nhịn ăn trước khi phẫu thuật, các vấn đề cần lưu ý
Nhịn ăn trước khi phẫu thuật giúp phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số vấn đề các chủ nuôi cần lưu ý. -
Tại sao chó, mèo cần nhịn ăn trước khi phẫu thuật điều trị bệnh
Vì sao trước khi phẫu thuật điều trị bệnh chó, mèo được các bác sĩ thú y chỉ định cho nhịn ăn. Nếu cho chó, mèo ăn trước khi phẫu thuật sẽ gây ảnh hưởng cho sức khỏe của chó, mèo như thế nào? -
Bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo: những điều cần biết
Viêm dạ dày có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh viêm dạ dày, ruột ở mèo người nuôi mèo nên biết. -
Viêm dạ dày, ruột ở mèo nguyên nhân do đâu?
Mèo bị viêm dạ dày ruột gây ảnh hưởng đến dạ dày và đường ruột ở mèo. Khi mèo bị mắc bệnh khiến mèo xuất hiện các dấu hiệu: nôn, tiêu chảy, đau bụng. -
Bật mí cách chẩn đoán, điều trị mèo bị viêm dạ dày ruột
Viêm dạ dày ruột có thể không gây nghiêm trọng cho mèo trong trường hợp nhẹ, mèo có thể tự khỏi nhanh chóng. Nhưng nếu viêm dạ dày ruột gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ngộ độc sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của mèo. -
Hướng dẫn cách chăm sóc mèo bị viêm dạ dày ruột
Sau quá trình điều trị giúp cho mèo nhanh chóng hồi phục cũng như ngăn ngừa nguy cơ viêm dạ dày ruột tái phát nên chăm sóc mèo như thế nào. -
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) nên chọn thức ăn như nào
Hội chứng ruột kích thích (IBS) ở mèo là tình trạng rối loạn xảy ra ở đường ruột gây đau đớn, khó chịu cho mèo. Vậy để cải thiện tình trạng IBS ở mèo các chủ nuôi khi lựa chọn thức ăn cho mèo cần ghi nhớ điều gì? -
Những thực phẩm mèo bị hội chứng ruột kích thích (IBS) không nên ăn
Mèo mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống riêng biệt, kiểm soát căng thẳng, chúng ta không nên cho mèo ăn những loại thực phẩm dưới đây tránh các triệu chứng IBS trở nên nghiêm trọng hơn. -
Phân biệt hội chứng ruột kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo chuẩn xác
Hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) ở mèo dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để phân biệt chuẩn xác hội chứng kích thích (IBS) và bệnh viêm ruột (IBD) hãy tham khảo bài viết dưới đây.