Cách ăn măng cụt tránh gây nổi mụn, da căng mịn

5/26/2023 11:40:00 AM
Măng cụt được mệnh danh là nữ hoàng trái cây sở hữu nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ phòng ngừa bệnh. Nhưng măng cụt có chứa hàm lượng đường khá cao nên khi ăn nhiều, ăn không đúng cách dễ gây nổi mụn, nóng trong.

 

Cách ăn măng cụt tránh gây nổi mụn, da căng mịn

Măng cụt được mệnh danh là nữ hoàng trái cây sở hữu nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ phòng ngừa bệnh. Nhưng măng cụt có chứa hàm lượng đường khá cao nên khi ăn nhiều, ăn không đúng cách dễ gây nổi mụn, nóng trong. Bài viết dưới đây hướng dẫn cách ăn chuẩn măng cụt tránh gây nổi mụn cũng như cách bổ măng cụt không cần dao, chọn măng cụt ngon nhất.

Măng cụt là một trong những loại trái cây mùa hè được nhiều người yêu thích. Chúng chứa hàm lượng vitamin C, vitamin A, vitamin E, canxi, chất xơ, đạm và sắt cùng nhiều khoáng chất có lợi khác. Chất chống oxy hóa trong măng cụt có tác dụng chống lại các tác nhân truyền nhiễm giống như cúm,  loại bỏ các gốc tự do gây viêm nhiễm có hại cho cơ thể. Bên cạnh đó khi tiêu thụ măng cụt đúng cách sẽ giúp cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.

Kháng thể Xanthones trong măng cụt có tác dụng giảm cân, ổn định đường huyết, ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Hàm lượng folate có trong măng cụt lại rất có lợi cho phụ nữ mang thai, bảo vệ các hiệu ứng ống thần kinh.

Tuy nhiên khá nhiều người sau khi ăn măng cụt thường cảm thấy nóng trong, mặt bị nổi mụn, vậy nguyên nhân do đâu

Tại sao ăn măng cụt dễ gây nổi mụn, nóng trong?

Cũng giống như nhiều loại trái cây nhiệt đới khác, măng cụt sở hữu hương vị thơm ngon nhưng chúng có chứa hàm lượng đường khá cao. Do đó nếu ăn nhiều có thể gây nóng cho cơ thể, gây nóng trong từ đó có thể gây nổi mụn trên da.

Sau khi ăn măng cụt lượng đường của măng cụt sẽ đi vào máu, chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể từ đó sinh ra nhiệt khiến nhiều người ăn măng cụt xong cảm thấy bức bối, nóng trong người.

Do đó, khi cơ thể hấp thụ nhiều đường, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển, đặc biệt là tụ cầu gây ra mụn nhọt, phát ban, lở loét…

Nhưng măng cụt có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, có lợi trong việc điều trị các vấn đề phổ biến trên da. Chất chống oxy hóa như catechin có tác dụng chống lại các gốc tự do, trẻ lâu hơn, ngăn ngừa lão hóa da, giúp da căng mọng, hồng hào trong mùa hè.

Do đó để ngăn ngừa mụn, nóng trong khi ăn măng cụt chỉ nên ăn 2-3 quả/ngày không nên ăn quá nhiều măng cụt trong cùng một lúc. Mỗi tuần chỉ nên ăn măng cụt 2-3 lần sẽ có thể giảm được nguy cơ nổi mụn trên da, ngăn ngừa nóng trong, nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh từ bên trong

Một số người có cơ địa dễ nổi mụn, nóng trong khi ăn măng cụt nên uống nhiều nước hơn, bổ sung các thực phẩm mát. Mỗi ngày nên uống từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày. Khi ăn măng cụt nên kết hợp cùng các loại tính hàn khác như dưa hấu, dưa chuột, dừa tươi, đu đủ, cam, chanh, bơ, lựu, chuối, táo, dâu tây, kiwi, nho... để điều hòa cơ thể.

Cách bổ măng cụt chuẩn không cần dao

Khi bổ măng cụt khá nhiều người cảm thấy khó bởi lớp vỏ bên ngoài của măng cụt. Để bổ măng cụt không cần dao hãy thử một trong những cách cực hay sau:

Bổ măng cụt từ đáy

Bước 1: Măng cụt sau khi mua về rửa thật sạch với nước

Bước 2:  Dùng tay ấn nhẹ 3-4 lần vào phần đáy trái măng cụt.

Bước 3: Khi thấy "bông hoa" ở đáy măng cụt lõm xuống dùng 2 tay bóp nhẹ là phần vỏ tách ra làm đôi là đã có thể thưởng thức phần thịt bên trong

Bổ măng cụt từ cuống

Bước 1: Măng cụt sau khi mua về rửa thật sạch với nước

Bươc 2:  Chọn những trái măng cụt còn nguyên cuống, dùng tay ấn nhẹ vào cuống măng cụt, vừa ấn vừa xoay tròn phần cuống

Bước 3: Khi phần cuống măng cụt lung lay hãy giật mạnh ra, lúc này chúng ta có thể dễ dàng tách vỏ từ lỗ tròn trên quả măng cụt, từ đó có thể thưởng thức phần thịt bên trong đơn giản

Bật mí cách chọn măng cụt dày cùi, ngọt thơm

+ Tuyệt đối không chọn măng cụt nếu thấy cánh hoa ở đáy quả măng cụt chuyển màu nâu hoặc đen bởi chúng không còn tươi, thậm chí có thể bị thối

+ Nên chọn những quả măng cụt càng nhiều cánh hoa dưới đáy quả thì múi bên trong càng nhiều, lượng cánh hoa ít thì phần múi bên trong vừa nhạt lại lép.

+ Những trái măng cụt ngon, ngọt thường có vỏ màu đỏ tím, những quả có màu nâu sẫm hơn sẽ khô, ít nước

 + Dùng tay vào vỏ, nếu thấy đàn hồi nhanh chóng thì quả tươi, ngược lại nếu ấn vào thấy vỏ cứng, không có độ đàn hồi, thì loại này không nên mua

+ Phần tai xanh trên cuống măng cụt không héo thì quả măng cụt còn tươi ngược lại nếu đã héo chứng tỏ đã để lâu, ăn không còn ngon

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bị nóng trong người hè này nên uống gì để thanh nhiệt, giải độc

Nên đặt quạt dưới chân hay đầu giường khi ngủ?

Những loại rau nấu canh cua giúp thanh nhiệt, giảm cân cực tốt

Cách giảm mẩn ngứa, rôm sảy cực hiệu quả từ loại các lá trong vườn

Suckhoecuocsong.vn

Các tin khác