Bật mí 6 chất làm tơi đất tự nhiên, cực tốt cho rễ cây
Bật mí 6 chất làm tơi đất tự nhiên, cực tốt cho rễ cây nên bổ sung khi trồng cây
Phòng ngừa thối rế cho cây trồng trong chậu cảnh hãy bổ sung một trong những loại nguyên liệu dưới đây giúp làm tơi đất tự nhiên cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sự phát triển của cây.
Khi trồng cây khá nhiều người thắc mắc tại sao các cây hoa cảnh khi trồng tại nhà luôn bị tình trạng thối rễ mặc dù trước đó đã xử lý cây giống, chậu cảnh, đất trồng rất kỹ, chăm sóc cẩn thận. Một trong những nguyên nhân gây tình trạng cây cảnh bị thối rễ có thể do chưa hiểu rõ thói quen sinh trưởng của hoa, tưới nước quá nhiều, tính thẩm thấu của đất trồng cây không tốt khiến lâu ngày nước tích đọng lại trong chậu trồng khiến bộ rễ của cây bị nhiễm nấm bệnh, thối rễ, rễ kém phát triển từ đó ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây.
Nhằm ngăn ngừa tình trạng thối rễ ở cây trồng chúng ta nên thêm một trong những chất làm tơi đất tự nhiên vào đất trồng cây giúp đất trồng luôn tơi xốp, hạn chế tình trạng đất bị nén chặt, phòng ngừa tình trạng thối rễ.
Những chất giúp làm tơi đất tự nhiên cực tốt cho cây
Tro thực vật
Tro thực vật được thu sau quá trình đốt rơm dạ, lá cây, thực vật, sử dụng chúng có thể giúp làm tơi đất xốp, bổ sung dinh dưỡng cho đất trồng, cây trồng. Ngoài ra, tro thực vật còn có tác dụng khử trùng và khử khuẩn, thể tăng lượng kali trong cây, ngăn ngừa tình trạng đổ ngã và cải thiện khả năng kháng bệnh của cây trồng, tốt cho rễ cây. Có thể rắc một ít tro thực vật hoặc ngâm tro thực vật với nước, chắt lấy phần nước trong để tưới cho cây nhằm tăng khả năng chống lạnh cho cây trồng vào mùa đông, giúp đất tơi xốp hơn.
Hạt gốm (Ceramsite)
Hạt gốm hay ceramsite có hình cầu tròn hoặc hình elip, bề mặt bên ngoài của hạt gốm là lớp vỏ cứng bên ngoài nhưng bên trong lại có nhiều lỗ rỗng nên khi trộn vào trong đất trồng cây chúng có thể hút nước và chất dinh dưỡng dư thừa có tróng đất. Đồng thời hạt gốm cũng có thể nhả ra khi cây bị thiếu nước, chất dinh dưỡng từ đó giúp cho sự phát triển của cây không bị ảnh hưởng, không tốn quá nhiều công chăm sóc.
Hạt gốm có nhiều màu sắc như đỏ sẫm, vàng xám, đen xám, trắng xám, lục lam,… chúng ta có thể tìm mua chúng ở các cửa hàng bán cây cảnh, hoa cảnh. Cách sử dụng những hạt gốm để làm tơi xốp đất cũng khá đơn giản chỉ cần lót một ít dưới đáy chậu, đồng thời phủ một lớp hạt gốm lên bề mặt đất trồng của chậu cây cảnh giúp tăng thẩm mỹ, giữ ẩm cho đất trồng, tránh tình trạng đất bạc màu, vẫn giữ độ thoáng khí thuận lợi hơn cho sự phát triển của cây cảnh.
Lõi ngô
Lõi ngô có chứa một lượng lớn chất xơ thô cùng nhiều nguyên tố vi lượng, có thể liên tục giải phóng chất dinh dưỡng trong đất khi phân hủy trong đất trồng. Nhờ có kết cấu nhẹ, xốp nên có tác dụng giúp đất trong chậu nhanh ráo mỗi khi tưới, không bị ứ đọng gây úng cây, dễ bị thối rễ đồng thời ngăn sự phát triển của vi khuẩn, chống nén chặt đất, rất có lợi cho sự phát triển của cây.
Có thể đặt lõi ngô trực tiếp xuống đáy chậu trồng hoặc có thể hoặc bẻ thành từng mảnh nhỏ rồi trộn vào đất trồng giúp làm tơi đất tự nhiên, tốt cho sự phát triển của cây.
Xỉ than
Xỉ than là một trong những nguyên liệu giúp làm tơi đất cực tốt, phòng ngừa tình trạng đất trồng bị úng nước. Xỉ than có kết cấu nhẹ nhưng lại cực giàu khoáng chất cùng với các nguyên tố vi lượng nên có thể giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho cây, thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cây, ngăn ngừa thối rễ, hạn chế tình trạng đất bị nén chặt.
Để xỉ than phát huy tốt nhất công dụng khi lấy xỉ than về không nên sử dụng trực tiếp mà phải ngâm nước trong vài ngày, thay nước nhiều lần, phơi khô rồi đập nhỏ, đem lót dưới đáy chậu hoa hoặc trộn với đất trồng, nhằm tăng tính thoát nước, tránh bị ngập úng giúp đất duy trì độ ẩm vừa phải, tránh trường hợp quá ẩm dễ sinh nấm mốc gây hại cho cây trồng. Đồng thời, khi sử dụng xỉ than rải mặt chậu không những làm mát cho rễ cây, tưới nước dễ hơn mà còn tăng tính thẩm mỹ cho chậu cây trồng.
Vỏ trứng
Vỏ trứng có chứa hàm lượng canxi, photpho cao nên khi trộn vào đất trồng cây có thể thể làm tăng độ dày của thành tế bào, giúp cây có sức đề kháng tốt hơn và ngăn ngừa bệnh hại, thối rễ.Trước khi sử dụng phòng ngừa nấm bện, hãy rửa sạch vỏ trứng, phơi khô rồi nghiền nhỏ, sau đó có thể trộn với đất trồng hoặc rắc lên bề mặt đất.
Phân trùn quế
Phân trùn quế là một trong những chất giúp làm tơi đất tự nhiên, không độc hại và có tác dụng rất tốt cho sự phát triển của hoa, cây cảnh và không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào cho cây cảnh, đất trồng. Phân trùn quế còn bổ sung chất dinh dưỡng cho đất, cải thiện cấu trúc của đất, giúp đất mềm và tơi xốp, không bị cứng. Có thể trộn trực tiếp vào đất trồng hoặc có thể pha loãng với nước rồi tưới cho cây.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Bí quyết giúp đất tơi xốp, màu mỡ cây cảnh phát triển tốt
Những loại đất, nước tuyệt đối không dùng trồng, tưới cây cảnh
Mách bạn cách trồng và chăm sóc hoa cúc xanh
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
- Cách chăm sóc cây xạ vàng chuẩn xác
- Cách chăm sóc cây kim tiền nhanh ra hoa
- Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây xương rồng tai thỏ
- Nguyên tắc cần nhớ khi chăm sóc cây vào mùa hè
- Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây kim ngân thủy sinh đúng chuẩn
- Câu trắc nghiệm Công nghệ lớp 7 Bài 19 có đáp án: Các biện pháp chăm sóc cây trồng
- Kinh nghiệm chăm sóc cây cảnh trong nhà phát triển xanh tốt
- Bật mí cách trồng, chăm sóc cây hồng phát tài đem lại may mắn cho gia đình
- Quy trình trồng và chăm sóc cây đinh lăng tại ban công, sân thượng, tòa nhà chung cư
- Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây tiêu phát triển tốt theo chuyên gia
- Hướng dẫn chăm sóc cây kim ngân tại văn phòng luôn xanh tươi
- Phương pháp trồng và chăm sóc cây trong thùng xốp luôn xanh tốt
- Kỹ thuật chăm sóc cây hoa dừa cạn luôn xanh tốt quanh năm
- Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây cảnh trong chậu chuẩn nhất
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.