Quy trình trồng và chăm sóc cây đinh lăng tại ban công, sân thượng, tòa nhà chung cư
Cây đinh lăng được mệnh danh là “nhân sâm của người nghèo”, không chỉ làm thuốc mà đinh lăng còn xuất hiện trên những bữa cơm hàng ngày nên được nhiều người lựa chọn trồng. Do cây đinh lăng dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc nên được rất nhiều người trồng trên chung cư, ban công, tòa nhà cao tầng. Để cây phát triển tốt không mắc sâu bệnh, lá xanh tốt quanh năm bạn cùng chúng tôi tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây đinh lăng tại các nhà chung cư, ban công, tầng thượng.
Tác dụng của cây đinh lăng với sức khỏe
Cây đinh lăng được coi là “nhân sâm của người nghèo” bởi tác dụng chữa bệnh tuyệt vời từ thân, lá, rễ của đinh lăng
Lá đinh lăng thường được dùng như một loại rau sống rau ăn ghém hàng ngày. Theo đông y lá đinh lăng có vị hơi chát, tuy nhiên nó lại khá mát. Dân gian thường dùng lá để giải độc thức ăn, chống lại các triệu chứng dị ứng hay dùng cho các trường hợp bị tiêu chảy… Thường dung lá đinh lăng phơi khô sao vàng hàng ngày pha nước uống thay nước lọc tác dụng thanh nhiệt cơ thể.
Thân cây đinh lăng thường chặt nhỏ, phơi khô ngâm cùng với rượu, thuốc sắc, bột khô có tác dụng chữa chứng ho, đau tức vú, tắc tia sữa, làm lợi sữa, chữa kiết lỵ,…
Rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng. Nên thường dùng rễ đinh lăng sao vàng, hạ thổ, sắc cho phụ nữ uống sau khi sinh đẻ để chống đau dạ con và làm tăng tiết sữa cho con bú.
Ngoài ra, đinh lăng còn có tác dụng nổi bật như: chữa lành vết thương, chữa chứng mồ hôi trộm, chữa bệnh tiêu hóa, bệnh thận, chữa đau cơ khớp, ….
Quy trình trồng và chăm sóc cây đinh lăng
Chậu trồng: Tại các nhà chung cư, ban công, tầng thượng nên chọn những chậu có kích thước khoảng cao 40 cm, đường kính 35-40 cm, nếu sau này cây lớn thì có thể sang chậu lớn hơn là thích hợp nhất cho sự phát triển của cây.
Nên chọn chậu làm từ sành để giữ bộ rễ cây đinh lăng phát triển tốt, đáy chậu có lỗ thoát nước tránh tình trạng mùa mưa nước đọng lại khiến cây bị úng nước.
Đất trồng: Cây đinh lăng phát triển tốt trên hỗn hợp đất tự phiên hay đất phù sa, phân hữu cơ hoai mục cùng với trấu hoặc bạn có thể mua đất tại các cửa hàng cây trồng đóng bao sẵn.
Nước tưới: Hàng ngày dùng nước vo gạo hoặc nước sạch tưới cho cây tuy nhiên vào mùa mưa lượng ẩm nhiều không tưới quá nhiều nước. Trước khi tưới nên xem độ ẩm của đất để từ đó điều chỉnh lượng nước tưới phù hợp cho cây.
Ánh sáng: Cây đinh lăng phát tốt nhất là được đặt tại nơi có nhiều ánh sáng mặt trời nên vị trí như ban công, sân thượng tại các tòa nhà chung cư là nơi tốt nhất đặt chậu cây. Tuy nhiên, vào mùa nắng nóng tránh đặt các chậu cây đinh lăng bên cạnh các cục nóng điều hòa, nơi chiếu nhiều ánh nắng trong ngày tránh cây bị sốc nhiệt dẫn đến chậm phát triển thậm chí có thể bị chết.
Bón phân: Cây đinh lăng không cần quá nhiều phân bón nên chỉ bón phân trùn quế vào gốc một lớp 2-3 cm khi thấy rễ cây con mọc nhô lên trên, hay hai tháng bón phân một lần, không cần dùng phân hóa học bón cho cây là đủ.
Phòng trừ sâu bệnh hại cây đinh lăng
Do cây đinh lăng ít khi bị sâu bệnh tấn công nếu phát hiện cây có sâu ăn lá dùng tay để bắt sâu không nên xịt các loại thuốc lá học để trị sâu tấn công.
Một số rệp sáp tấn công thân đinh lăng nhằm hút các dưỡng chất của cây khiến cây chậm lớn, còi cọc lúc này bạn dùng các thuốc xịt côn trùng, rệp ráp vào thân cây.
Nhân giống cây đinh lăng
Việc nhân giống cây đinh lăng vô cùng đơn giản bởi có thể trồng bằng cách giâm cành. Nên chọn có thân nhánh kích thước khoảng 1,5 – 2cm, cắt nhánh thân thành từng đoạn ngắn ( hom giống) khoảng 18-20 cm bằng dao bén.
Tỉa bới lá để hạn chế thoát nước, có thể kích thích rễ nhanh phát triển bằng cách chấm gốc hom giống vào thuốc kích thích ra rễ như Atonik, NAA, N3M, Root…
Tiếp theo , ghim hom giống sâu 5-7 cm nghiêng góc 30 độ vào khay hay chậu có lớp đất hay giá thể tơi xốp dầy khoảng 15-18 cm, dùng 4 ngón tay ấn xung quanh gốc ghim giúp cố định.
Hàng ngày tưới nước xung quanh gốc hom giống, không tưới quá nhiều nước. Đặt hom giống sau khi giâm cành vào nơi thoáng râm mát hay dưới lưới lan
Sau thời gian 25-30 ngày thì lá non bắt đầu nhú ra là hom giống đã ra rễ, khi thấy ra nhiều lá mới dài được 10 cm thì nhổ đem ra trồng trong chậu ( thời gian 50-60 ngày sau khi giâm cành).
Suckhoecuocsong.vn/Theo chamsoccaytrong
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.