Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất

10/22/2024 8:20:00 AM
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.

 

Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.

Cây cơm cháy không phải loài cây phổ biến ở nước ta nên khá ít người biết loại cây này. Chúng phân bổ chủ yếu ở một số tỉnh như Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bảo Lộc và Lâm Đồng. Chúng còn có tên gọi khác là cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo, tẩu mã tiễn. Đây là cây thân mỡ, có chiều cao lên đến 5m, thân màu xanh thẫm, bên ngoài là thân xốp, các cành cây cây bên trong thường rỗng với một lớp tủy trắng hơi xốp. Lá của cây cơm cháy có màu xanh nhạt, lá mềm, mọc kép với nhau, chiều dài lá từ 8-12cm, 2 mặt lá đều nhẵn, 2 bên mép lá có răng cưa. Hoa của cây có màu trắng đục, mọc thành từng chùm với những bông hoa nhỏ li ti tạo thành. Quả của cây cơm cháy khi chín có màu tím thâm, căng bóng.

Trong Đông y, các bộ phận của cây đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá và thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, lở loét do dị ứng sơn, gãy xương, trị tiểu dắt, bệnh như kiết lỵ, viêm thanh quản…

Hướng dẫn cách trồng cây cơm cháy

Thời điểm trồng

Muốn cây cơm cháy sinh trưởng phát triển tốt, tránh khô héo, chậm phát triển sau khi trồng nên lựa chọn thời điểm thích hợp để trồng. Miền Bắc thích hợp trồng vào đầu mùa xuân, miền Nam nên trồng trong thời điểm đầu mùa mưa. Đây là thời điểm nhiệt độ mát mẻ, không quá lạnh, quá nóng, thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển tốt.

Nhiệt độ

Cây cơm cháy sinh trưởng ở những khu vực có nhiệt độ thấp, cây không chịu được nhiết độ cao, do vậy chúng ta nên trồng ở những khu vực có nhiệt độ trong khoảng 8-25 độ C.

Đất trồng

Giúp cây sinh trưởng thuận lợi khi lựa chọn đất trồng nên chọn loại đất đỏ, đất thịt hoặc đất pha cát tơi xốp, thoát nước tốt, có độ ẩm trung bình và không được ngập úng, không tích nước trong thời điểm mưa nhiều. Để tăng độ dinh dưỡng cho đất có thể trộn thêm trấu, mùn cưa, xơ dừa, có độ pH khoảng 5.5-6.

Hố trồng cây cơm cháy

Khi đào hố trồng cây nên đào hố có kích thước 40x40x40cm, tiến hành đổ hỗ hợp đất vườn, phân chuồng ủ hoai mục, vôi, phân lân, tro trấu hay xơ dừa lót xuống hố để cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển sau này.

Cây giống

Có thể chọn cây giống ở những cửa hàng cây bán cây trồng, khi chọn cây giống nên chọn cây có thân mập, lá xanh tốt, không bị sâu bệnh, nấm hại, bầu đất không bị vỡ hay hư hại.

Nước tưới

Cây cơm cháy phát triển tốt chúng ta nên tưới nước thường xuyên, có thể sử dụng loại nước chua lên men hữu cơ từ nước vo gạo, vỏ trái cây, đậu nành, ruột cá,… để tưới cây hay có thể dùng một ít sắt sunfat pha loãng với nước theo tỷ lệ 1: 1000 lần, đổ vào đất trồng để tránh tình trạng vàng lá, cây phát triển khỏe mạnh hơn.

Bón phân

Cây cơm cháy cũng như các giống cây khác cần phân bón để có thêm chất dinh dưỡng nuôi cây. Sau khi trồng được khoảng 6 tháng, cây cần được bổ sung dinh dưỡng bằng phân ure, phân NPK, phân hữu cơ, phân vi sinh,… Dọn cỏ thường xuyên để cây sinh trưởng phát triển tốt, xới đất, vun gốc, phát dọn dây leo và cây cỏ lấn át xạ đen, giữ ẩm cho gốc cây.

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác