Nguyên tắc cần nhớ khi chăm sóc cây vào mùa hè
Mùa hè cây dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao, nắng gắt, mất nước khiến cây dễ bị khô héo, chậm phát triển. Khi chăm sóc cây vào mùa hè hãy ghi nhớ 8 nguyên tắc cực kỳ quan trọng dưới đây sẽ giúp cây luôn phát triển xanh tốt trong mùa hè.
Vào mùa hè nhiệt độ ngoài trời có thời điểm lên đến hơn 40 độ C do vậy không chỉ gây ảnh hưởng cho sức khỏe cho con người mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của cây cối. Để cây phát triển khỏe mạnh trong thời tiết mùa hè chúng ta cần thay đổi chế độ nước tưới, ánh sáng,….
Đảm bảo độ ẩm
Những loại cây cảnh ưa độ ẩm cao vào mùa hè chúng ta cần tạo môi trường sống của cây đủ ẩm bằng cách đặt chậu cây trên một đĩa đựng đầy sỏi và nước để tạo ra một vùng “tiểu khí hậu ẩm” nhỏ giúp các cây có thể sinh trưởng, phát triển tốt trong mùa hè nhất là những ngày thời tiết nắng nóng, nhiệt độ cao.
Một số loại cây ưa ẩm, dễ bị khô héo nhanh vào mùa hè chúng ta cần tưới nước hàng ngày, thời điểm tốt nhất là vào buổi sáng từ 6h-8h sáng, chiều từ 17h-18h chiều lúc thời tiết ngoài trời đã dịu mát, tránh làm cây bị sốc nhiệt. Ngoài ra, những ngày nóng nhiệt độ trên 39 độ C chúng ta tốt nhất nên di chuyển cây vào chỗ thật ẩm ướt, đặt cây vào một chậu nhỏ ngập phần đất trong vòng một ngày liên tục. Bên cạnh đó, nếu có điều kiện có thể sử dụng các vật liệu cách nhiệt để làm mát đất, giữ được hơi ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ cây hoa hồng phát triển, hút được nhiều nước và chất dinh dưỡng trong ngày hè nắng nóng, nhiệt độ tăng cao.
Không sang chậu giữa một đợt nóng
Nhiệt độ trên 30°C chắc chắn không phải là điều kiện lý tưởng để sang chậu, thay đất cho bất cứ loại cây. Trong quá trình sang chậu dễ khiến lá cây, ngọn non của cây, bộ dễ của cây bị hư hại.
Tưới nước
Cung cấp đủ nước cho cây giúp cho cây phát triển khỏe mạnh, tránh tình trạng đất bị khô do thiếu nước khiến cây bị khô héo. Mùa hè nhiệt độ ngoài trời nắng nóng khiến lượng nước trong đất bốc hơi nhanh do đó nhu cầu về nước tưới cho cây là điều rất cần thiết. Nếu không cung cấp đủ nước tưới cho cây rất dễ bị thiếu nước, dẫn đến tình trạng héo rũ đặc biệt là vào những ngày nắng nóng, nhiệt độ lên tới 37-40 độ C, ảnh hưởng tới sự phát triển của cây, chất lượng hoa. Do vậy trong những ngày nắng nóng nên thường xuyên quan sát cây cảnh để kịp thời tưới nước cho cây.
Đối với những cây được trồng trong chậu, thùng xốp nhu cầu nước tưới ở mỗi cây là khác nhau, chậu nào có càng nhiều nhánh non thì nhu cầu tưới nước cho cây càng lớn, ngược lại.
Đối với những chậu trồng có diện tích nhỏ nhưng có chiều cao gấp 2-3 lần đường kính chậu trồng, tán lá phủ kín mặt chậu thì lượng nước tưới cần nhiều hơn, đất trồng cũng mau khô hơn so với chậu trồng có diện tích lớn mà lại trồng cây nhỏ.
Khi tưới nước cho cây cần tưới nước cho cây ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát, không tưới vào buổi tối muộn. Vào buổi sáng nên bắt đầu tưới vào khoảng 5h30 và kết thúc tưới nước trước 10h để tránh tình trạng nước nóng tưới vào cây sẽ bị bỏng.Vào buổi chiều nên tiến hành tưới nước từ 16h30 và kết thúc lúc 19h, thời điểm này nước hạ nhiệt, đất cũng bớt nóng hơn.
Tuy nhiên, nếu chậu nhỏ có thể di chuyển được nên di chuyển chậu trồng vào nơi bong mát khoảng 15 phút rồi hãy tưới cho cây, tránh tình trạng cây bị sốc nhiệt khi được tưới nước.
Trong thời điểm nhiệt độ tăng cao, nắng nóng hạn chế tối đa tưới nước lên lá, nụ cũng như cánh hoa, không nên tưới nước lên thân lá cây để tránh gây bệnh cho cây cảnh. Nếu cây trồng ở khu vực ngoài ban công có thiết bị điều hòa, gió từ điều hòa làm khô cây cũng nhanh như mặt trời vậy nên chúng ta cần chăm sóc, tưới nước đầy đủ cho cây.
Không nên bón phân trong các đợt nắng nóng
Vào mùa hè, đặc biệt là khi nắng nóng chúng ta không nên bón phân cho cây, chỉ nên bón phân khi thời tiết mát mẻ, bón phân cho cây sau khi mưa. Việc bón phân vào đất thời điểm mùa hè nắng nóng tạo ra nguy cơ làm cho cây yếu mệt hơn, dễ chết hơn.
Hạn chế tỉa lá cây giữa một đợt nóng
Chúng ta hãy chờ đến khi đợt nóng của mùa hè kết thúc để tỉa lá cho cây. Mặc dù việc cắt tỉa lá già, héo là cách tốt để thúc đẩy sự phát triển của cây nhưng việc cắt tỉa sẽ khiến cây bị ảnh hưởng, dễ bị sâu bệnh.
Che chắn cho cây
Vào mùa hè đối với một số cây không ưa nắng, cây non, cây đang ra hoa hãy di chuyển cây khỏi vị trí nhận quá nhiều ánh nắng trực tiếp vào ban ngày. Nên nhớ rằng cả các cây họ sen đá và xương rồng cảnh cũng có thể bị tổn thương bởi nắng gắt chiếu trực tiếp của mặt trười. Ngoài ra, chúng ta có thể xoay chậu cây thường xuyên để cây nhận đủ nắng giúp cây phát triển khỏe mạnh, sinh trưởng tốt trong mùa hè. Vào mùa hè, nên chọn những vật liệu tránh nắng cho cây bằng các loại vật liệu như: nhựa sợi xanh, đen hoặc đan dệt xen kẽ vào nhau,… Vào những ngày trời râm, nắng nhẹ, buổi sáng hoặc chiều muộn có thể thu gọn các vật liệu tránh nắng để gọn một chỗ. Bên cạnh đó những loại vật liệu này rất nhẹ, không hề thấm nước, dễ thi công lắp đặt, độ bền có thể lên đến 3 - 5 năm.
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản hoa nhài chuẩn xác
Hoa nhài có nhiều công dụng điều trị bệnh cho sức khỏe, khi thu hoạch và sơ chế hoa nhài cần chú ý những điều sau giúp tránh làm giảm dinh dưỡng, hoa sau khi phơi khô sẽ bảo quản được lâu. -
Hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh hại trên cây hoa nhài
Cây hoa nhài ít khi bị nhiễm sâu bệnh trong quá trình sinh trưởng nhưng nếu chăm sóc cây sai cách có thể khiến cây bị nhiễm một số loài sâu bệnh hại dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng hoa nhài ra nhiều hoa
Hoa nhài khá dễ trồng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng để hoa nhài ra nhiều hoa hãy áp dụng kinh nghiệm hay dưới đây. -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc hoa nhài giúp cây phát triển tốt
Cây hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo, được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh hay trồng làm cảnh trong nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc cây hoa nhài phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại. -
Tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà
Hoa quỳnh mang vẻ đẹp độc đáo cùng mùi hương dễ chịu nên được nhiều người trồng ở khu vực ban công, ngoài sân vườn nhưng tại sao không nên trồng hoa quỳnh trong nhà? -
Kinh nghiệm cắt tỉa, kích thích hoa quỳnh ra nhiều hoa
Hoa quỳnh mang một vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết cùng mùi hương độc đáo hấp dẫn nhiều người yêu hoa. Nhưng để giúp cây nhanh ra hoa, hạn chế sâu bệnh hại cần biết cách cắt tỉa, chăm sóc đúng cách. -
Hướng dẫn cách sơ chế và bảo quản hoa quỳnh
Cây hoa quỳnh khi được sơ chế bảo quản đúng cách sẽ giúp đảm bảo dược tính, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. -
Kinh nghiệm trồng hoa quỳnh tại vườn nhà
Hoa quỳnh sở hữu vẻ đẹp quý phái, có mùi hương thơm độc đáo, với cánh hoa mềm mạnh, mỏng nhẹ, nhụy vàng rất đẹp mắt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh tại vườn nhà. -
Hướng dẫn cách sơ chế, bảo quản cây cơm cháy
Các bộ phận của cây cơm cháy đều có tác dụng chữa bệnh từ hoa, quả cho tới lá, thân, cành để điều trị một số bệnh như: bệnh suy nhược đau cơ mỏi lưng, ngứa ngoài da, mề đay, bong gân, -
Kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cơm cháy chuẩn nhất
Cây cơm cháy hay cây sóc dịch, cây tiếp cốt thảo có tác dụng điều trị một số bệnh nên được trồng trong vườn nhà. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây cơm cháy giúp cây phát triển tốt.