Vì sao không nên kéo khẩu trang xuống cằm rồi lại kéo lên
Để phòng ngừa sự lây lan của Covid-19, Bộ Y tế khuyến cáo người dân hãy tuân thủ việc đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và khi đến cơ sở y tế, đi đến nơi đông người,…Nhưng trong quá trình đeo khẩu trang ngừa dịch Covid-19 nhiều người khi ăn, uống thường kéo khẩu trang xuống cằm rồi lại kéo nên.
Theo các chuyên gia y tế, trong quá trình đeo khẩu trang phòng ngừa dịch Covid-19 người dùng muốn ăn, uống hoặc làm bất cứ hoạt động gì mà phải tháo khẩu trang người dân hãy tháo bỏ khẩu trang hoàn toàn, không kéo khẩu trang xuống cằm.
Để lý giải điều này theo các chuyên gia y tế cho biết khu vực cổ dưới yết hầu có thể là vùng phơi nhiễm khi chúng ta tiếp xúc với mầm bệnh, nếu kéo khẩu trang xuống đó, phần bên trong khẩu trang sẽ bị nhiễm khuẩn. Do vậy, khi bạn kéo ngược khẩu trang lên, mũi và miệng sẽ bị lây nhiễm bởi vi khuẩn và virus, hoàn toàn có nguy cơ nhiễm bệnh.
Hướng dẫn cách đeo khẩu trang đúng cách:
Bước 1: Rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn trước khi đeo khẩu trang.
Bước 2: Xác định phần trên, dưới của khẩu trang.
Bước 3: Xác định mặt trong, ngoài theo đường may hoặc mặt đậm hơn ở bên ngoài.
Bước 4: Đeo và điều chỉnh để khẩu trang che kín mũi, miệng đảm bảo không có khe hở giữa mặt và khẩu trang.
Lưu ý: Không chạm tay vào mặt ngoài khẩu trang trong suốt quá trình sử dụng. Nếu chạm vào phải rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.
Hướng dẫn các bước thải bỏ khẩu trang:
Bước 1: Khi tháo khẩu trang chỉ cầm phần dây đeo sau tai (không chạm vào mặt ngoài của khẩu trang).
Bước 2: Bỏ khẩu trang vào túi kín (nếu có) và bỏ vào thùng rác có nắp đậy kín đối với khẩu trang dùng 1 lần.
Bước 3: Rửa tay đúng cách với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn.
Lưu ý: Thay hoặc thải bỏ khẩu trang sau mỗi lần sử dụng hoặc khi bị bẩn. Tuyệt đối không dùng lại đối với khẩu trang dùng 1 lần.
Bên cạnh việc đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, đến nơi công cộng, bệnh viện,….người dân cũng cần thực hiện các khuyến cáo sau:
+ Mọi người cần tránh tiếp xúc gần với người có các triệu chứng cảm lạnh hoặc giống cúm. Tránh tiếp xúc với người ốm mà không có đồ bảo hộ (bao gồm cả chạm tay vào mắt, mũi hay miệng).
+ Tránh tụ tập những nơi đông người
+ Hạn chế đi du lịch cũng như di chuyển vào vùng có dịch
+ Không sử dụng thịt từ động vật bị ốm hoặc chết bệnh.
+ Rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc cồn
+ Dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay áo che mũi và miệng khi ho và hắt hơi.
+ Súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.
+ Người hắt hơi phải tiến hành rửa lại tay bằng xà phòg hoặc dung dịch có cồn.
+ Sát khuẩn các vận dụng thường xuyên như tay nắm cửa, điện thoại, máy tính, đồ vật mà người nghi nhiễm đã động vào.
+ Tăng cường vận động thể thao, rèn luyện sức khỏe
+ Vệ sinh thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc
Suckhoecuocsong.vn/Nguồn Bộ Y tế
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.