Chuyên gia khuyến cáo loại khẩu trang phòng virus nCoV hiệu quả
Nhằm ngăn chặn sự lây lan của coronavirus mới - virus gây bệnh viêm phổi Vũ Hán người dân khi đi ra ngoài đường, đến nơi đông người, địa điểm công cộng nên đeo khẩu trang y tế. Nhưng hiện nay trên thị trường khẩu trang có vô số các loại khẩu trang đa dạng, phong phú với giá cả khác nhau được chào bán với các lời quảng cáo mỹ miều về công dụng phòng virus nCoV. Vậy loại khẩu trang nào mới có công dụng phòng virus nCoV hiệu quả? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây?
Bạn chỉ cần gõ từ khóa khẩu trang y tế ngay lập tức có rất nhiều các sản phẩm khẩu trang xuất hiện với giá cả khác nhau. Những loại khẩu trang y tế phòng chống dịch N95 có giá từ 30.000-50.000 đồng/chiếc, thậm chí một số sản phẩm khẩu trang nhập khẩu từ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc được giao bán với giá lên đến gần 100.000 đồng/chiếc,…
Vậy dùng loại khẩu trang y tế nào mới có tác dụng phòng ngừa virus nCoV? Để giải đáp vấn đề này, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho rằng người dân không nên quá hoang mang và phải biết cách phòng bệnh. Đó là không tiếp xúc với những người bệnh có các biểu hiện nghi ngờ viêm phổi và cả những bệnh khác để hạn chế lây lan cho mình.
“Nếu có tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang, vì đeo khẩu trang là hạn chế không để người bệnh lây cho mình, nhưng giả sử mình có bệnh cũng giảm sự phát tán những giọt chất lỏng chứa mầm bệnh vào không khí từ những cái ho hoặc hắt hơi giúp phòng bệnh cho người xung quanh. Còn nếu không có khẩu trang thì đơn giản là dùng tay che miệng, nhất là khi ho và hắt hơi”.
Đối với các loại khẩu trang y tế thông thường đủ khả năng phòng ngừa virus corona. Các loại khẩu trang chuyên dụng như N95 và quần áo bảo hộ chỉ dùng cho nhân viên y tế làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh hoặc cho người đi vào vùng dịch hoặc nơi cách ly bệnh nhân, nghi ngờ có virus.
Bên cạnh đó, các loại khẩu trang N95 được thiết kế quá chặt và có thể gây khó thở cho mọi người, do đó nhiều người không chịu được đã tháo ra tháo vào nhiều lần như vậy không hề có hiệu quả. Ngoài ra, người dân không cần mua thuốc xịt hay các loại chất tẩy rửa chuyên dụng, khẩu trang đặc biệt vì tốn kém và dư thừa không
Hiện có rất nhiều loại khẩu trang không có nhiều tác dụng phòng dịch bệnh. Do đó, cần phải chú ý khi lựa chọn khẩu trang. Dưới đây là một số loại khẩu trang không có tác dụng ngăn chặn hiệu quả sự lây lan của virus nCoV.
Khẩu trang than hoạt tính
Khẩu trang than hoạt tính có tác dụng hấp phụ khí hữu cơ hoặc mùi, thay vì lọc các hạt vi lạp hoặc vi khuẩn, do đó loại khẩu trang này cũng không phù hợp cho việc ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm trong hệ thống hô hấp
Khẩu trang bằng giấy
Loại khẩu trang bằng giấy này không thấm nước, dễ ướt hiệu quả lọc các hạt vi lạp cũng rất kém.
Khẩu trang bọt biển
Khẩu trang bọt biển có tác dụng lọc bụi, phấn hoa và khói mù, và khả năng chống dịch bệnh không hề hiệu quả.
Khẩu trang bằng bông
Loại khẩu trang bằng bông này bên trong có một số khoảng trống khá lớn và chỉ có thể chặn các hạt bụi cỡ lớn và ô nhiễm.
Các chuyên gia y tế cũng cho biết dù là khẩu trang hay mặt nạ phòng độc, đều có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh nhưng việc sử dụng khẩu trang cũng phải đúng cách. Nếu khi người dân đeo khẩu trang nhưng vẫn dùng tay chạm vào mũi, miệng bên dưới lớp vải thi vẫn có thể mang theo các mầm bệnh tiềm tàng vào cơ thể.
Qua các cuộc nghiên cứu chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới cũng cho hay chiếc khẩu trang y tế có công dụng phòng bệnh truyền nhiễm, chỉ cần đảm bảo các nguyên tắc: thứ nhất là khẩu trang đạt chuẩn, thứ 2 là đeo khẩu trang đúng cách.
Hướng dẫn cách đeo khẩu trang đúng cách
+ Rửa tay trước khi đeo khẩu trang.
+ Sử dụng khẩu trang có kích thước phù hợp và đảm bảo đeo đúng mặt trước, mặt sau của khẩu trang.
+ Khi đeo khẩu trang y tế thông thường màu xanh bên ngoài khẩu trang có tác dụng chống nước, màu trắng bên trong có lớp hấp thụ khi ho sẽ có tác dụng hấp thụ lại. Khi đeo khẩu trang y tế thông thường nên đeo màu trắng vào bên trong, màu xanh ra ngoài.
+ Thanh cố định cần áp sát vào mũi, bóp chặt bám vào thành mũi để khẩu trang không bị tụt xuống.
+ Bạn phải cần đảm bảo khẩu trang che được được phần mũi, miệng, cằm, và sát với khuôn mặt.
+ Không sử dụng khẩu trang quá một ngày. Nếu khẩu trang có lưu lại nước miếng do bị hắt hơi, cần phải thay thế càng sớm càng tốt.
+ Khi bỏ khẩu trang đã qua sử dụng, bạn chỉ chạm vào quai đeo chứ không phải bề mặt của khẩu trang thì mới có tác dụng phòng ngừa virus nCoV.
+Rửa tay sau khi tháo khẩu trang đã qua sử dụng.
Biện pháp phòng ngừa virus 2019 - nCoV
Ngoài đeo khẩu trang thì một biện pháp phòng bệnh nữa là rửa tay với xà phòng. Các nghiên cứu cho thấy rửa tay với xà phòng làm giảm được sự lây truyền của nhiều bệnh truyền nhiễm.
Tránh đi lại, du lịch nếu thấy cơ thể đang có dấu hiệu sốt, ho hoặc khó thở và ngay lập tức đến các cơ sở y tế nếu có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm cúm. Bên cạnh đó, chia sẻ lịch trình di chuyển của mình với nhân viên y tế.
Tránh tiếp xúc với người thường xuyên bị sốt, ho
Khi ho, hắt hơi hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy. Sau đó, bỏ khăn giấy bỏ vào thùng rác rồi rửa tay
Chỉ sử dụng các sản phẩm đã được chế biến chín không ăn các thực phẩm chưa được nấu chín, thực phẩm còn sống.
Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
Tránh tiếp xúc gần với các loại động vật nuôi, động vật hoang dã ngoài tự nhiên.
Luôn luôn đeo khẩu trang khi đi tới nơi đông người hoặc tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh.
Suckhoecuocsong.vn/TH
Các tin liên quan
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.