Vì sao cần rửa chai đựng nước thường xuyên?
Vì sao cần rửa chai đựng nước thường xuyên?
Khá nhiều người có thói quen mang bình đựng nước uống khi đi làm, đi học nhưng thường ít khi rửa chúng. Điều này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hại cho sức khỏe.
Chai đựng nước là một trong những vật dụng khá quen thuộc với nhiều người, chúng được sử dụng để đựng nước khi đi làm đi, học hay làm việc ở ngoài trời, phân xưởng,... Nhưng vì quan niệm rằng bình đựng nước chỉ đựng nước lọc nên khá nhiều người thường không rửa sạch bình đựng nước sau mỗi lần sử dụng. Nhưng việc không rửa bình đựng nước thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển từ đó gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Bởi thực tế, rất nhiều bệnh tật có thể phát sinh do vệ sinh chai nước kém.
Theo các chuyên gia cho biết nếu như bình đựng nước cả tháng không rửa, rất có thể bình đựng nước đã chứa đầy vi khuẩn, nấm mốc mà nhìn bằng mắt thường chúng ta không thể nhận thấy được từ đó vẫn vô tư sử dụng hằng ngày. Nguyên nhân bởi mỗi lần uống nước từ bình đựng nước, các vi khuẩn, vi trùng, các chất gây ô nhiễm khác vô tình từ miệng sang chai nước, môi trường ẩm ướt càng tạo điều kiện cho chúng phát triển, sinh sôi.
Chuyên gia Soma Mandal, bác sĩ nội khoa tại mạng lưới chăm sóc sức khỏe Summit Health (New York, Mỹ) cho biết: Những chai nước không được vệ sinh có mức độ nhiễm khuẩn cao hơn những chai được súc rửa thường xuyên, súc rửa đúng cách.
Một số loại bình đựng nước có núm vặn, vòi khó làm sạch thường mất nhiều thời gian vệ sinh, làm sạch nhất, ngay cả khi đã rửa. Chai nước thủy tinh có xu hướng chứa ít vi trùng hơn những bình đựng nước được làm từ nhựa hoặc kim loại bởi những loại chai nước thủy tinh thường trong suốt nên dễ dàng nhìn thấy bên trong. Việc nước từ chai nước bị bẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy, viêm phổi, nhiễm trùng máu, một số bệnh khác.
Để bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa vi khuẩn chúng ta nên uống hết chai nước trong ngày dù đã được bảo quản trong tủ lạnh. Lưu ý rằng một số loại đồ uống có đường dễ khiến vi khuẩn tích tụ nhiều hơn so với những loại đồ uống chứa ít đường, đồ uống không có đường.
Khi vệ sinh chai đựng nước nên rửa chai nước hằng ngày bằng nước xà phòng nóng và để khô tự nhiên để đảm bảo sạch sẽ và an toàn. Định kỳ nên làm sạch sâu bằng cách ngâm chai trong nước nóng hoặc giấm, hoặc dùng cọ để rửa sạch bên trong. Điều này có thể giúp ngăn ngừa sự tích tụ thêm vi khuẩn và mùi hôi, bảo vệ sức khỏe.
Đồng thời không để nước trong bình đến ngày hôm sau, điều này chỉ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi trong bình đựng nước. Theo nghiên cứu vi khuẩn có thể tăng lên hơn 1.000 con trong một giờ ở môi trường kín. Do đó, để tránh vi khuẩn phát triển, tốt nhất nên đổ nước không uống hết đi, vệ sinh bình nước sạch sẽ sau một ngày sử dụng.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh khi uống nước để trong tủ lạnh
Hướng dẫn cách vệ sinh lõi máy lọc nước đúng cách, hiệu quả
Những loại đồ uống giúp cấp nước, thanh lọc cơ thể cực tốt
Làm thế nào để nước bể cá trong vắt, không có mùi hôi tanh
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.