Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi vào 10 Bài 4 có đáp án: Lao động và việc làm
Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi vào 10 Bài 4 có đáp án: Lao động và việc làm
Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi vào 10 Bài 4 có đáp án: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống
Câu 1 Thế mạnh nổi bật về số lượng lao động nước ta là
A. Có phẩm chất cần cù.
B. Tiếp thu khoa học nhanh.
C. Dồi dào, tăng nhanh.
D. Chiều kinh nghiệm sản xuất.
Đáp án là: C vì nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động.
Câu 2 Thế mạnh nổi bật về chất lượng lao động nước ta là
A. Thể lực tốt.
B. Đông.
C. Tăng nhanh.
D. Có nhiều kinh nghiệm.
Đáp án là: D vì dân số đông và tăng nhanh là thế mạnh về số lượng lao động nước ta. => A,B sai.
Lao động nước ta có hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn => C sai.
Người lao động Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. => D đúng.
Câu 3 Lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm trong ngành
A. Khai thác khoáng sản.
B. Thủ công nghiệp.
C. Chế biến thực phẩm.
D. Cơ khí – điện tử.
Đáp án là: B vì nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh, mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động: Lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp.
Câu 4 Lao động nước ta không có kinh nghiệm trong ngành
A. Thủ công nghiệp.
B. Cơ khí – điện tử.
C. Ngư nghiệp.
D. Trồng lúa nước.
Đáp án là: B vì người lao động Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật. Tuy nhiên lại có hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn. => lao động nước ta không có kinh nghiệm trong ngành cơ khí – điện tử.
Câu 5 Lao động nước ta có trở ngại lớn về
A. Khả năng thích ứng với thị trường.
B. Tính sáng tạo.
C. Kinh nghiệm sản xuất.
D. Thể lực và trình độ chuyên môn.
Đáp án là: D vì nguồn lao động nước ta còn hạn chế về thể lực và trình độ chuyên môn.
Câu 6 Đâu không phải hạn chế của nguồn lao động nước ta?
A. Khả năng thích ứng với thị trường.
B. Thể lực.
C. Trình độ chuyên môn.
D. Dồi dào và tăng nhanh.
Đáp án là: D vì nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế cần nhiều lao động và thu hút vốn đầu tư nước ngoài => Dồi dào và tăng nhanh là đặc điểm thuận lợi của nguồn lao động nước ta.
Câu 7 Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế có sự thay đổi theo hướng
A. Tăng tỉ lệ lao động trong ngành công nghiệp xây dựng – dịch vụ.
B. Tăng lỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, giảm công nghiệp – xây dựng.
C. Giảm tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, tăng nông – lâm – ngư nghiệp.
D. Giảm tỉ lệ lao động trong ngành dịch vụ, tăng công nghiệp – xây dựng.
Đáp án là: A vì cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực:
+ Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng.
+ Tỉ trọng lao động trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp giảm
Câu 8 Nói cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế nước ta thay đổi theo hướng tích cực vì
A. Tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng.
B. Tỉ trọng lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp cao nhất.
C. Tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng thấp nhất.
D. Tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ giảm.
Đáp án là: A vì nói cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực vì
+ Tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng. => A đúng, D sai.
+ Tỉ trọng lao động trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp giảm.
Tuy nhiên tỉ trong lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp còn cao, tỉ trọng lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ còn thấp chứng tỏ sự chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm. => B, C sai.
Câu 9 Do sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ và sự hạn chế trong việc phát triển ngành nghề dẫn đến tình trạng gì ở nông thôn nước ta
A. Thiếu việc làm
B. Gia tăng dân số.
C. Thất nghiệp trầm trọng.
D. Di dân tự phát.
Đáp án là: A vì do sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ và sự hạn chế trong việc phát triển ngành nghề dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn nước ta.
Câu 10 Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn?
A. Sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ.
B. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. Trình độ lao động ngày càng tăng.
D. Quá trình đô thị hóa.
Đáp án là: A vì do sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ và sự hạn chế trong việc phát triển ngành nghề nên vào thời gian nông nhàn người dân không có việc làm dẫn đến tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn nước ta.
Câu 11 Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là
A. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số.
B. Sử dụng hợp lí nguồn lao động.
C. Nâng cao chất lượng cuộc sống.
D. Tăng tuổi thọ trung bình.
Đáp án là: C vì nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nâng cao chất lượng cuộc sống.
Câu 12 Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là
A. Nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B. Nhiệm vụ không quan trọng của thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
C. Nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển con người.
D. Nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình đô thị hóa nước ta.
Đáp án là: C vì chất lượng cuộc sống của dân cư còn chênh lệch giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư. Vì vậy việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Câu 13 Trong điều kiện nền kinh tế nước ta chưa phát triển, nguồn lao động dồi dào tạo sức ép rất lớn lên vấn đề.
A. Thiếu nhân lực cho các ngành kinh tế.
B. Giải quyết việc làm.
C. Xuất khẩu lao động.
D. Hạ giá thành sản phẩm trong nước.
Đáp án là: B vì trong điều kiện nền kinh tế nước ta chưa phát triển, nguồn lao động dồi dào tạo sức ép rất lớn lên vấn đề giải quyết việc làm.
Câu 14 Nguyên nhân nào đã tạo nên sức ép rất lớn đối với vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta?
A. Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng tích cực.
B. Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
C. Nguồn lao động có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
D. Nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nền kinh tế còn chưa phát triển.
Đáp án là: D vì nguồn lao động dồi dào trong điều kiện nên kinh tế chưa phát triển sẽ gây ra vấn đề đó là thiếu việc làm cho người lao động => tạo sức ép rất lớn lên vấn đề giải quyết việc làm.
Câu 15 Đâu không phải là biện pháp để nâng cao chất lượng lao động nước ta
A. Nâng cao mặt bằng dân trí.
B. Phân bố lại lao động.
C. Nhập khẩu lao động.
D. Chú trọng công tác hướng nghiệp đào tạo nghề.
Đáp án là: C vì các biện pháp để nâng cao chất lượng lao động nước ta là phân bố lại lao động, nâng cao mặt bằng dân trí, chú trọng công tác hướng nghiệp đào tạo nghề.
Nhập khẩu lao động không phải là biện pháp phù hợp trong chính sách phát triển dân cư – lao động ở nước ta, bởi nguồn lao động nước ta rất dồi dào và còn ở tình trạng dư thừa lao động.
Câu 16 Giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng lao động của nước ta là
A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
B. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
C. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa.
D. Phát triển giáo dục và đào tạo.
Đáp án là: D vì các biện pháp để nâng cao chất lượng lao động nước ta là phân bố lại lao động, nâng cao mặt bằng dân trí, chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo.
Câu 17 Nội dung nào sau đây không thể hiện chất lượng cuộc sống của người dân đang được nâng cao
A. Thu nhập bình quân đầu người tăng.
B. Các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn.
C. Tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em giảm.
D. Nhóm tuổi dưới 15 ngày càng giảm.
Đáp án là: D vì chất lượng cuộc sống của người dân đang được cải thiện, thể hiện ở: . thu nhập bình quân đầu người tăng, các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn, tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em giảm=> Loại đáp án A, B, C
- Nhóm tuổi dưới 15 giảm là biểu hiện của sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi, cho thấy dân số nước ta đang già hóa. Đây không phải là nội dung thể hiện chất lượng cuộc sống đang được nâng cao.
Câu 18 Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao biểu hiện ở
A. tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn nam.
B. nhóm tuổi dưới 15 tuổi ngày càng giảm.
C. thu nhập bình quân đầu người tăng.
D. trình độ lao động còn thấp.
Đáp án là: C vì tuổi thọ trung bình của nữ thông thường sẽ cao hơn nam do cách sống của nữ giới thường tốt hơn so với nam: không hoặc ít thuốc lá, rượu bia… -> A sai.Nhóm tuổi dưới 15 giảm là biểu hiện của sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi, cho thấy dân số nước ta đang già hóa. -> B sai.Trình độ lao động thấp thể hiện chất lượng đào tạo lao động còn hạn chế. -> D sai.
Chất lượng cuộc sống của người dân đang được cải thiện, thể hiện ở: . thu nhập bình quân đầu người tăng, các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn, tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em giảm->C đúng.
Câu 19 Cho biểu đồ sau:
Nhận xét nào sau đây không đúng:
A. Lao động ngành công nghiệp xây dựng chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng tăng.
B. Lao động ngành nông – lâm – ngư nghiệm chiếm tỉ trọng lớn nhất và có xu hướng giảm.
C. Lao động ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng tăng.
D. Lao động ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 và có xu hướng tăng.
Đáp án là: C vì Lao động ngành nông – lâm – ngư nghiệm chiếm tỉ trọng lớn nhất (46,3% năm 2014) và có xu hướng giảm (từ 57,3% xuống 46,3%).
- Lao động ngành công nghiệp xây dựng chiếm tỉ trọng thấp nhất (21,3% năm 2014) và có xu hướng tăng.(từ 18,2% lên 21,3%).
- Lao động ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 (32,4% năm 2014) và có xu hướng tăng. (24,5% lên 32,4%)=> Nhận xét A, B, D đúng
Nhận xét: C. Lao động ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp nhất và có xu hướng tăng là không đúng.
Câu 20 Nguồn lao động dồi dào là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển ngành kinh tế nào sau đây
A. Sản xuất hàng tiêu dùng.
B. Điện tử - tin học.
C. Hóa chất.
D. Khai thác dầu khí.
Đáp án là: A vì lao động nước ta dồi dào, chủ yếu là lao động phổ thông => tạo điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (chủ yếu tận dụng lợi thế về lao động đông, không yêu cầu cao về trình độ chuyên môn).
Câu 21 Lao động nước ta có trình độ chuyên môn còn thấp, điều này hạn chế việc phát triển ngành công nghiệp
A. Chế biến thực phẩm.
B. Dệt may.
C. Khai thác khoáng sản.
D. Điện tử - tin học.
Đáp án là: D vì lao động nước ta có trình độ chuyên môn thấp => đây là hạn chế cho phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao hơn như công nghiệp điện tử - tin học.
Câu 22 Việc sử dụng lao động ở nước ta ngày càng hợp lí hơn, nguyên nhân không phải do
A. Tác động của công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
B. Tác động của đô thị hóa tự phát.
C. Đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn.
D. Phát triển kinh tế nhiều thành phần.
Đáp án là: B vì nước ta đã thực hiện nhiều chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế quan trọng có tác động đến sự thay đổi cơ cấu lao động:
- Thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế (tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – ngư nghiệp) -> tận dụng ưu thế nguồn lao động để phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ.
- Chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư phát triển. -> tăng tỉ trọng lao động trọng khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài -> tạo nhiều việc làm -> giải quyết vấn đề thất nghiệp thiếu việc làm, nâng cao đời sống.
- Việc đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn góp phần đa dạng hóa hoạt động kinh tế, tạo nhiều việc làm -> khai thác tốt hơn các điều kiện phát triển ở nông thôn, giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn, hạn chế sự di chuyển ồ ạt của dân cư - lao động lên các đô thị, thành phố lớn.
=> Như vậy các chính sách công nghiệp hóa, phát triển kinh tế nhiều thành phần, đẩy mạnh kinh tế nông thôn giúp cho việc sử dụng lao động ở nước ta hợp lí hơn.
=> Loại đáp án A, C, D
- Đô thị hóa tự phát là hậu quả của việc sử dụng lao động không hợp lí ở khu vực nông thôn – thành thị: nông thôn tập trung dân cư đông đúc nhưng hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thiếu việc làm cho lao động -> dân cư di chuyển lên thành phố không có kiểm soát gây ra nhiều vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp => Đây không phải là nguyên nhân giúp lao động nước ta phân bố hợp lí hơn.
Câu 23 Cho bảng số liệu:
Số lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2005 và năm 2014 (Đơn vị: nghìn người)
Để thể hiện quy mô và cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2005 và năm 2014, biểu đồ thích hợp nhất là
A. Biểu đồ cột.
B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ tròn.
D. Biểu đồ cột chồng.
Đáp án là: C vì đề bài yêu cầu: thể hiện quy mô và cơ cấu, trong thời gian 2 năm=> Dựa vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ, biểu đô thích hợp nhất để thể hiện quy mô và cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2005 và năm 2014 là biểu đồ tròn.
Câu 24 Trong cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng lên nhanh, nguyên nhân chủ yếu do
A. Hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế và khu vực.
B. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
C. Chính sách công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
D. Nâng cao chất lượng nguồn lao động.
Đáp án là: A vì trong xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa, nước ta thực hiện chính sách mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài như (đặc biệt là vốn FDI từ các quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Sin-ga-po...) => hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất…vớ tạo nhiều việc làm cho người dân=> Do vậy lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng lên nhanh.
Phần tiếp:
Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi vào 10 Bài 6 có đáp án: Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam
Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi vào 10 ôn Chương dân cư có đáp án
Tổng hợp các câu trắc nghiệm Địa lý lớp 9 có đáp án: ôn bài, ôn tập chương, kiểm tra, thi học kỳ
Suckhoecuocsong.vn
Các tin liên quan
- Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi, ôn vào 10 Bài 39 có đáp án: Phát triển kinh tế, bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo (tiếp)
- Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi, ôn vào 10 Bài 38 có đáp án: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo
- Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi, ôn vào 10 Bài 35 có đáp án: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi, ôn vào 10 Bài 33 có đáp án: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp)
- Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi, ôn vào 10 Bài 32 có đáp án: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp)
- Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi, ôn vào 10 Bài 31 có đáp án: Vùng Đông Nam Bộ
- Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi, ôn vào 10 Bài 29 có đáp án: Vùng Tây Nguyên (tiếp)
- Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi, ôn vào 10 Bài 28 có đáp án: Vùng Tây Nguyên
- Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi, ôn vào 10 Bài 26 có đáp án: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp)
- Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi, ôn vào 10 Bài 25 có đáp án: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
- Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi, ôn vào 10 Bài 24 có đáp án: Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp)
- Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi, ôn vào 10 Bài 23 có đáp án: Vùng Bắc Trung Bộ
- Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi, ôn vào 10 Bài 21 có đáp án: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp)
- Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi, ôn vào 10 Bài 20 có đáp án: Vùng Đồng bằng sông Hồng
- Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi, ôn vào 10 Bài 18 có đáp án: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp)
- Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi, ôn vào 10 Bài 17 có đáp án: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi, ôn thi vào 10 có đáp án: Chương Kinh tế
- Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi vào 10 Bài 15 có đáp án: Thương mại và du lịch
- Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi, ôn vào 10 Bài 14 có đáp án: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
- Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi vào 10 Bài 13 có đáp án: Vai trò đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ
Các tin khác
-
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 ôn tập: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 ôn tập có đáp án: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ -
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 2)
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án chính xác: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 2) -
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án: Một số phương pháp biểu diễn các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 1)
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 2 có đáp án chính xác: Một số phương pháp biểu diễn các đối tượng địa lí trên bản đồ (Phần 1) -
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 2)
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án chính xác: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 2) -
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 1)
Câu hỏi trắc nghiệm Địa lí lớp 10 bài 1 có đáp án chính xác: Các phép chiếu hình bản đồ (Phần 1) -
Câu trắc nghiệm Địa lý lớp 10 theo bài, ôn tập có đáp án
Câu trắc nghiệm Địa lý lớp 10 theo bài, ôn tập có đáp án chính xác -
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 3 ôn tập: Các nguyên tố hóa học và nước
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 3 ôn tập có đáp án: Các nguyên tố hóa học và nước -
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 3 có đáp án: Các nguyên tố hóa học và nước
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 Bài 3 có đáp án chính xác: Các nguyên tố hóa học và nước -
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 ôn tập: Các giới sinh vật
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 ôn tập có đáp án: Các giới sinh vật -
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 có đáp án: Các giới sinh vật
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 10 bài 2 có đáp án: Các giới sinh vật