Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi vào 10 Bài 3 có đáp án: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

1/28/2022 9:59:00 AM
Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi vào 10 Bài 3 có đáp án chính xác: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

 

Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi vào 10 Bài 3 có đáp án: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi vào 10 Bài 3 có đáp án: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư

Câu 1 Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là

A. Bắc Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đông Nam Bộ.

Đáp án là: B vì dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển (trên 1000 người/km2) và các đô thị. Mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng (1192 người/km2 năm 2003).

Câu 2 Dân cư nước ta tập trung đông ở khu vực

A. Đồng bằng, ven biển.

B. Vùng biên giới.

C. Cao nguyên.

D. Miền núi.

Đáp án là: A vì dân cư nước ta tập trung đông ở khu vực đồng bằng, ven biển (trên 1000 người/km2).

Câu 3 Dân cư nước ta phân bố thưa thớt ở

A. Ven biển.

B. Đồng bằng.

C. Miền núi.

D. Thành phố lớn.

Đáp án là: C vì dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển (trên 1000 người/km2) và các đô thị. Miền núi dân cư thưa thớt (khoảng 100 người/km2).

Câu 4 Mật độ dân số của khu vực miền núi khoảng

A.100 – 1000 người/km2.

B. trên 1000 người/km2.

C. 500 người/km2.

D. 100 người/km2.

Đáp án là: D vì Miền núi dân cư thưa thớt, mật độ dân số chỉ khoảng 100 người/km2.

Câu 5 Dân cư nước ta sinh sống chủ yếu ở

B. Ven biển.

A. Ngoại thành.

C. Nông thôn.

D. Thành thị.

Đáp án là: C vì dân cư nước ta sinh sống chủ yếu ở khu vực nông thôn (74%), ít hơn ở thành thị (26%).

Câu 6 Tỉ lệ dân nông thôn nước ta có đặc điểm

A. Bằng tỉ lệ dân thành thị.

B. Thấp hơn tỉ lệ dân thành thị.

C. Cao hơn tỉ lệ dân thành thị.

D. Bằng một nửa tỉ lệ dân thành thị.

Đáp án là: C vì dân cư nước ta phần lớn sinh sống ở khu vực nông thôn. Tỉ lệ dân nông thôn là 74%, tỉ lệ dân thành thị là 26%.

Câu 7 Người Kinh ở vùng nông thôn sinh sống tập trung thành các điểm dân cư gọi là

A. Làng, ấp.

B. Phum, sóc.

C. Bản, phum.

D. Buôn, plây.

Đáp án là: A vì người Kinh ở vùng nông thôn sinh sống tập trung thành các điểm dân cư gọi là làng, ấp.

Câu 8 Các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên sinh sống tập trung thành các điểm dân cư gọi là

B. Phum, sóc.

A. Làng, ấp.

C. Buôn, plây.

D. Bản.

Đáp án là: C vì các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên sinh sống tập trung thành các điểm dân cư gọi là buôn, plây.

Câu 9 Người Tày, Thái Mường gọi các điểm dân cư là

A. Phum.

B. Làng.

C. Plây.

D. Bản.

Đáp án là: D vì người Tày, Thái Mường gọi các điểm dân cư là bản

Câu 10 Người Khơ-me gọi các điểm dân cư là

B. Bản.

A. Làng.

C. Phum, sóc.

D. Plây.

Đáp án là: C vì người Khơ-me gọi các điểm dân cư là phum, sóc.

Câu 11 Hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư ở quần cư nông thôn là

A. Dịch vụ.

B. Nông nghiệp.

C. Du lịch.

D. Công nghiệp.

Đáp án là: B vì hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư ở quần cư nông thôn là nông nghiệp.

Câu 12 Do hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư ở nông thôn là nông nghiệp nên các điểm dân cư nông thôn thường phân bố

A. Trải rộng theo lãnh thổ.

B. Đông đúc.

C. Tại một số khu vực cụ thể.

D. Thưa thớt.

Đáp án là: A vì do hoạt động kinh tế chủ yếu của dân cư ở nông thôn là nông nghiệp nên các điểm dân cư nông thôn thường phân bố trải rộng theo lãnh thổ.

Câu 13 Các đô thị ở nước ta chủ yếu có quy mô

A. Rất lớn.

B. Lớn.

C. Vừa và nhỏ.

D. Nhỏ.

Đáp án là: C vì các đô thị ở nước ta chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ

Câu 14 Trình độ đô thị hóa nước ta có đặc điểm gì?

A. Đứng đầu khu vực Đông Nam Á.

B. Cao.

C. Thấp.

D. Thấp nhất khu vực Đông Nam Á.

Đáp án là: C vì trình độ đô thị hóa nước ta còn thấp, các đô thị chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ.

Câu 15 Tác động tiêu cực của sự phân bố dân cư không đều đối với khu vực miền núi là

A. Sức ép dân số đến kinh tế - xã hội.

B. Thiếu lao động để khai thác tiềm năng kinh tế.

C. Ô nhiễm môi trường.

D. Cạn kiệt tài nguyên.

Đáp án là: B vì miền núi tập trung nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có nhưng dân cư lại thưa thớt => thiếu lao động để khai thác tiềm năng kinh tế.

Câu 16 Đâu không phải tác động tiêu cực của sự phân bố dân cư không đều đối với khu vực đồng bằng?

A. Tệ nạn xã hội.

B. Ô nhiễm môi trường.

C. Cạn kiệt tài nguyên.

D. Thiếu lao động.

Đáp án là: D vì khu vực đồng bằng dân cư tập trung đông đúc nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tuy nhiên lại gây ra các tình trạng ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên và các tệ nạn xã hội->Thiếu lao động không phải tác động tiêu cực của sự phân bố dân cư không đều đối với khu vực đồng bằng.

Câu 17 Đâu không phải là đặc điểm của quần cư nông thôn

A. Mật độ dân số thấp.

B. Hoạt động kinh tế chủ yếu là dịch vụ.

D. Dân cư sống tập trung thành các điểm dân cư (bản, làng, ấp, phum, sóc…).

C. Nhà cửa thấp, thưa thớt.

Đáp án là: B vì quần cư nông thôn có đặc điểm là: Dân cư sống tập trung thành các điểm dân cư (làng, ấp, bản, buôn...); nhà cửa thấp, phân bố thưa thớt; mật độ dân cư thấp; hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp=> Nhận xét A, C, D đúng

Nhận xét B. hoạt động kinh tế chủ yếu là dịch vụ => không đúng

Câu 18 Sự khác biệt lớn nhất về mặt kinh tế giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị là

A. Mật độ dân số.

B. Hoạt động kinh tế.

D. Lối sống.

C. Nhà cửa.

Đáp án là: B vì sự khác biệt lớn nhất về mặt kinh tế giữa quần cư nông thôn và quần cư thành thị là hoạt động kinh tế chủ yếu. Quần cư nông thôn có hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, còn quần cư thành thị là dịch vụ.

Câu 19 Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng ven biển là do

A. Điều kiện sống thuận lợi.

B. Nông nghiệp phát triển.

C. Lịch sử khai thác lãnh thổ muộn.

D. Chính sách phân bố dân cư của Nhà nước.

Đáp án là: A

Vùng đồng bằng ven biển có điều kiện sống thuận lợi: vị trí dễ dàng cho giao lưu với các khu vực và nước ngoài; địa hình bằng phẳng, khí hậu mát mẻ, tài nguyên biển giàu có…

=> thuận lợi cho các hoạt động sinh sống, phát triển kinh tế nên dân cư tập trung đông đúc.

Câu 20 Dân cư phân bố thưa thớt ở các vùng trung du miền núi là do

A. Điều kiện sống khó khăn.

C. Chính sách phân bố dân cư của Nhà nước.

D. Là thượng nguồn của các con sông.

B. Tài nguyên khoáng sản phong phú.

Đáp án là: A vì vùng trung du miền núi có nhiều điều kiện sống khó khăn: địa hình đồi núi khó khăn cho việc đi lại, khí hậu không thuận lợi, gây khó khăn cho sản xuất… -> dân cư phân bố thưa thớt.

Câu 21 Đâu không phải là đặc điểm hình thái nhà cửa của quần cư thành thị

A. Các chung cư cao tầng.

B. Nhà ống san sát nhau.

C. Nhà mái thấp, nằm thưa thớt.

D. Các biệt thự.

Đáp án là: C vì hình thái nhà cửa của quần cư thành thị là: nhà ống, cao tầng nằm san sát nhau hoặc các biệt thự, các chung cư…

=> Nhận xét A, B, D đúng

- Nhà mái thấp, nằm thưa thớt là hình thái nhà cửa của vùng nông thôn.

=> Nhận xét C không đúng.

Câu 22 Đặc điểm hình thái nhà cửa của quần cư nông thôn là

A. Các chung cư cao tầng.

B. Nhà ống san sát nhau.

C. Nhà mái thấp, nằm thưa thớt.

D. Các biệt thự.

Đáp án là: C vì hình thái nhà cửa của quần cư thành thị là: nhà ống, cao tầng nằm san sát nhau hoặc các biệt thự, các chung cư… -> A,B,D sai.

Hình thái nhà cửa của quần cư nông thôn là: nhà mái thấp, nằm thưa thớt.

Câu 23 Nội dung nào sau đây không thể hiện quá trình đô thị hóa ở nước ta

A. Số dân thành thị tăng nhanh.

B. Mở rộng quy mô các thành phố.

C. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

D. Tỉ lệ dân nông thôn có xu hướng tăng.

Đáp án là: D vì nhờ sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao với biểu hiện: Số dân đô thị tăng; quy mô đô thị được mở rộng; phổ biến lối sống thành thị.

=> Nhận xét A, B, C đúng.

- Nhận xét D. Tỉ lệ dân nông thôn có xu hướng tăng là không đúng.

Câu 24 Qúa trình đô thị hóa thể hiện ở trên những mặt nào?

A. Số dân thành thị, lối sống thành thị, quy mô các thành phố.

B. Số dân thành thị, lối sống nông thôn, quy mô các thành phố.

C. Số dân nông thôn, lối sống nông thôn, quy mô các thành phố.

D. Số dân nông thôn, lối sống thành thị, quy mô các thành phố.

Đáp án là: A vì nhờ sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao với biểu hiện: Số dân đô thị tăng; quy mô đô thị được mở rộng; phổ biến lối sống thành thị.

Câu 25 Cho bảng số liệu sau:

Dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2000 - 2014.

Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn nước ta trong giai đoạn trên là

A. Biểu đồ tròn.

B. Biểu đồ miền.

C. Biểu đồ đường.

D. Biểu đồ cột.

Đáp án là: B vì đề bài yêu cầu: thể hiện sự thay đổi cơ cấu, trong 5 năm=> Dựa vào dấu hiệu nhiện dạng biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn nước ta trong giai đoạn trên là biểu đồ miền (Lưu ý: Cần tính toán xử lí số liệu ra % trước khi vẽ)

Câu 26 Cho bảng số liệu sau:

Dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn giai đoạn 2000 – 2014.

 

 Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu dân số thành thị và nông thôn nước ta năm 2000 và 2015 là

A. Biểu đồ tròn.

B. Biểu đồ miền.

C. Biểu đồ đường.

D. Biểu đồ cột.

Đáp án là: A vì đề bài yêu cầu “thể hiện cơ cấu” và trong 2 năm -> A đúng.

Câu 27 Khu vực nông thôn có tỉ lệ dân số lớn hơn khu vực thành thị vì

A. Có môi trường sống trong lành hơn.

B. Có diện tích rộng lớn, đặc biệt là đất ở.

C. Hoạt động nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, thu hút nhiều lao động.

D. Tập trung tài nguyên thiên nhiên còn giàu có (rừng, khoáng sản).

Đáp án là: C vì dân cư nông thôn chiếm tỉ lệ lớn hơn nhiều dân cư thành thị do nước ta là nước nông nghiệp, hoạt động nông nghiệp còn đóng vai trò quan trọng, thu hút lực lượng lao động chủ yếu trong dân cư.

Câu 28 Tại sao dân cư nước ta vẫn tập trung phần lớn ở khu vực nông thôn?

A. Chính sách dân số của nhà nước.

B. Công nghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ra chậm.

C. Điều kiện tự nhiên ở nông thôn thuận lợi hơn.

D. Khu vực nông thôn kinh tế phát triển hơn.

Đáp án là: B vì quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ra chậm, nước ta vẫn là một nước nông nghiệp -> phần lớn lao động vẫn hoạt động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp nên phần lớn dân cư vẫn tập trung ở khu vực nông thôn.

Câu 29 Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn đang thay đổi theo hướng tích cực: giảm tỉ lệ dân nông thôn, tăng tỉ lệ dân thành thị, nguyên nhân chủ yếu do:

A. Vùng nông thôn bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, tài nguyên cạn kiệt.

B. Kết quả của công cuộc đổi mới kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

D. Kết quả của chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.

C. Chính sách chuyển cư của Nhà nước.

Đáp án là: B vì công cuộc đổi mới kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã thúc đẩy sự chuyển dịch nền kinh tế ở các thành phố, đô thị. Sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước…tạo nên một khu vực kinh tế phát triển năng động, đa dạng; hoạt động công nghiệp, dịch vụ phát triển tạo ra nhiều việc làm => thu hút đông đảo dân cư từ các vùng nông thôn về thành phố để học tập, làm việc -> tỉ lệ dân thành thị tăng lên.

- Trong khi vùng nông thôn hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, hiệu quả kinh tế thấp cùng với thời gian nông nhàn lớn -> người dân di chuyển lên thành phố tìm kiếm việc làm.

Câu 30 Đặc điểm nào của quá trình đô thị hóa là nguyên nhân gây ra tình trạng thất nghiệp ở khu vực thành thị?

A. Việc mở rộng quy mô của các thành phố.

B. Phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ.

C. Sự lan tỏa của lối sống thành thị về các vùng nông thôn.

D. Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh.

Đáp án là: D vì tỉ lệ dân thành thị nước ta tăng nhanh trong khi nền kinh tế còn chưa phát triển, quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa còn diễn ra chậm -> các ngành kinh tế không đáp ứng đủ nhu cầu việc làm cho người dân ở các thành thị -> gây ra tình trạng thất nghiệp.

Phần tiếp:

Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi vào 10 Bài 4 có đáp án: Lao động và việc làm

Trắc nghiệm Địa lý 9 ôn thi vào 10 có đáp án

Tổng hợp các câu trắc nghiệm Địa lý lớp 9 có đáp án: ôn bài, ôn tập chương, kiểm tra, thi học kỳ

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác