Thói quen uống nước xấu gây hại thận nên bỏ ngay
Thói quen uống nước xấu gây hại thận nên bỏ ngay
Uống nước sai cách không những không có lợi cho sức khỏe mà còn gây hại, đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến thận. Để bảo vệ sức khỏe của thận, phòng ngừa các bệnh khác hãy bỏ ngay những thói quen uống nước xấu sau.
Cơ thể con người có 70% là nước, các vitamin và khoáng chất trong thực phẩm phải được hòa tan trong nước trước khi chúng được vận chuyển trong máu đến tất cả các bộ phận của cơ thể, giúp các cơ quan khác hoạt động tốt hơn. Nước cũng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, loại bỏ chất thải và hoạt động như một chất bôi trơn trong khớp.
Tuy nhiên, uống nước sai cách không những không có lợi cho sức khỏe mà còn gây hại, đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến thận, gây nên các bệnh về thận
4 thói quen uống nước xấu gây hại thận nên tránh càng sớm càng tốt
Chỉ uống nước khi khát
Khá nhiều người có thói quen chỉ uống nước khi cảm thấy khát hoặc mải mê tập trung làm việc không uống nước. Nhưng khi cơ thể chúng ta khát chứng tỏ lượng nước trong cơ thể đã mất đi 1% so với trọng lượng cơ thể, các chức năng trong cơ thể bắt đầu bị ảnh hưởng.
Nếu thói quen xấu này diễn ra trong thời gian dài không tốt cho hoạt động của thận, các chức năng khác của cơ thể, ảnh hưởng đến da,...
Do đó, nên cung cấp đủ nước cho các thời điểm khác nhau trong ngày, giúp các cơ quan trong cơ thể được hoạt động tốt như:
Thời gian từ 6:30: Sau một đêm ngủ, cơ thể sẽ bắt đầu thiếu nước, sau khi ngủ dậy có thể uống một cốc nước ấm có pha thêm nước chanh, mật ong để thúc đẩy nhu động ruột, bảo vệ dạ dày.
Thời gian từ 8:30: Thời gian buổi sáng nói chung là eo hẹp, tâm trạng tương đối căng thẳng, có thể uống một cốc nước để giải tỏa, chống mất nước cho cơ thể.
Thời gian từ 11:00: Sau khi làm việc cả buổi sáng, lúc này có thể dậy đi lại, nhân tiện uống một cốc nước để bổ sung lượng nước đã mất.
Thời gian từ 12:50: Sau bữa trưa nửa tiếng, hãy uống một cốc nước để tăng cường chức năng tiêu hóa của cơ thể.
Thời gian từ 15:00: Sau một ngày học tập, làm việc, 15h là khoảng thời gian buồn ngủ, bạn có thể uống một cốc nước cho sảng khoái tinh thần, lấy lại tỉnh táo và tiếp tục học/làm việc.
Thời gian từ 17:30: Có thể uống một cốc nước trước khi tan sở để bổ sung nước, đồng thời giải tỏa cơn đói chờ bữa tối đến.
Trước khi đi ngủ từ 1 đến nửa tiếng: Có thể uống một ít nước nhưng không quá nhiều để không bị thức giấc thường xuyên vào ban đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Đồng thời, nên uống nước vào những thời điểm khác nhau mỗi ngày, khi uống một ngụm nhỏ, tránh chờ đến lúc khát mới bắt đầu uống nước một cách dồn dập, uống liên tục.
Uống trà đặc trong một thời gian dài
Trà quá đậm đặc không tốt cho cơ thể, không chỉ làm đau dạ dày mà còn không tốt cho sức khỏe của thận, gây ảnh hưởng đến thận nếu duy trì thói quen xấu này trong thời gian dài.
Bởi trong caffeine có trong trà quá đặc có thể dễ dàng gây ra nhịp tim đập nhanh, có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể, dẫn đến loãng xương.
Nếu uống trà mạnh trong thời gian dài, vì hàm lượng axit oxalic trong trà lớn có thể làm tăng lượng hấp thụ vào cơ thể khiến bạn dễ dàng bị mắc bệnh sỏi thận hơn. Do đó, hãy chỉ nên uống trà đặc - loãng vừa đủ để cảm nhận vị ngon của trà, không nên uống nhiều trà đặc, trà loãng trong thời gian dài,...
Uống các loại đồ uống thay cho nước lọc
Nhiều người thường cảm thấy khi uống nước lọc thường cảm thấy nhạt nhẽo, không có vị gì nên thường thay thế nước lọc bằng các loại trà, cà phê, nước ngọt,... Đặc biệt là những loại đồ uống có ga thường đã khát nhanh giúp cơ thể tỉnh táo, sảng khoái hơn rất nhiều.
Nhưng trên thực tế nếu duy trì thói quen này dễ gây hại cho gan thận hay. Nhất là nước uống có gas, có chứa nhiều đường còn dễ gây béo phì, tiểu đường, cao huyết
Tuy nhiên, trong thành phần của các loại nước ngọt, nước tăng lực thường có nhiều đường, phốt pho nên sẽ thúc đẩy việc bài tiết canxi ra ngoài, từ đó dẫn tới xuất hiện sỏi thận, xơ gan 3.
Không uống nước ngay sau khi ngủ dậy
Cơ thể trải qua một đêm dài không được cung cấp nước trong khi hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể vẫn diễn ra bình thường, chất thải trong cơ thể đang cần được rửa sạch, lượng máu thiếu nước đã trở nên đặc hơn làm cho máu lưu thông hạn chế, các tế bào trong cơ thể đang rất “khát” nước. Việc không uống nước ngay sau khi ngủ dậy ảnh hưởng rất nhiều cho cơ thể.
Vì vậy việc bổ sung nước ngay sau khi ngủ dậy không chỉ có tác dụng cung cấp nước cho cơ thể mà còn giúp bạn “làm sạch” đào thải các độc tố, giải độc cơ thể một cách hiệu quả
Cách tốt nhất để uống nước là gì?
Nói chung, một người trưởng thành khỏe mạnh sẽ bài tiết 2500ml nước mỗi ngày thông qua tiểu tiện, hô hấp, đại tiện và bốc hơi qua da. Bên cạnh việc lấy khoảng 1000ml nước từ thực phẩm người trưởng thành nên uống 1500~1700ml nước mỗi ngày, tức là khoảng 200-250ml trong một cốc bình thường, tương đương 7-8 ly nước.
Nhưng nếu đổ mồ hôi nhiều vào mùa hè, làm việc trong môi trường có nhiệt độ cao, khí hậu khô vào mùa thu và mùa đông, sau khi tập luyện thể thao, đá bóng hãy uống bao nhiêu cốc tùy thích trước, trong và sau khi tập luyện. Đừng quá quan trọng đến những con số.
Đối với những bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu như viêm bể thận cấp, viêm bàng quang… thì việc uống nhiều nước, đi tiểu nhiều rất có lợi cho quá trình hồi phục của bệnh, giúp cho bệnh nhanh chóng hồi phục
Đối với một số bệnh nhân mắc bệnh thận, cần tuân theo lời khuyên của bác sĩ để kiểm soát lượng nước uống. Vì không thải được ra ngoài sau khi uống sẽ gây phù nề và làm bệnh cao huyết áp trầm trọng hơn.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Bảo vệ thận hãy bỏ ngay 7 thói quen cực xấu này
Những thói quen ăn uống cực có hại cho dạ dày nhiều người vẫn mắc phải
Thói quen tai hại mà mọi người thường mắc khi ngồi ăn cơm
Giải đáp thắc mắc vì sao không được cho trẻ sơ sinh uống nước
Bị cao huyết áp, cẩn thận với cà phê
Suckhoecuocsong.vn
Các tin khác
-
Cách điều trị các bệnh ngoài da trong mùa mưa lũ
Sau khi nước lũ rút rất nhiều người gặp các bệnh ngoài da, lở loét da gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Vậy khi bị lở loét da, bệnh ngoài da sau mưa lũ kéo dài cần làm gì để ngăn ngừa tình trạng loét da tránh lây lan sang vùng da lành. -
Cách xử lý khi bị tiêu chảy trong mùa mưa lũ chuẩn xác
Mưa lũ ngập lụt khiến cho thực phẩm, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy rất cao. Khi bị tiêu chảy cần làm gì, dấu hiệu nhận biết chuẩn -
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ
Nhằm tăng cường vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau bão lũ, nước ngập kéo dài chúng ta nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. -
Cẩn trọng 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão, ngập lụt
Các khu vực bị mưa bão ngập lụt kéo dài rất dễ mắc phải 3 bệnh đường tiêu hóa dưới đây gây ảnh hưởng sức khỏe. 3 bệnh đường tiêu hóa dễ gặp phải trong mưa bão là bệnh gì, cần đề phòng như thế nào? -
Mẹo giảm nguy cơ mắc đường tiêu hóa sau mưa bão ngập lụt
Sau mưa bão ngập lụt thực phẩm, nguồn nước dễ bị nhiễm khuẩn do đó để giảm nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa, sức khỏe đường ruột, hệ vi sinh đường ruột cần áp dụng các nguyên tắc dưới đây. -
Thực phẩm giàu vitamin C rất tốt cho sức đề kháng, hệ vi sinh đường ruột
Vitamin C có trong những thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm, chống lão hóa, làm đẹp da mà còn có lợi cho sức khỏe đường ruột. -
Cải thiện sức khỏe tinh thần, quản lý stress giúp tăng cường hệ miễn dịch
Nâng cao sức khỏe tinh thần, hạn chế căng thẳng, stress là một trong những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, có lợi cho sức khỏe tổng thể. -
Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh rất tốt cho hệ miễn dịch
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh không chỉ hỗ trợ cơ thể giảm viêm khi hệ miễn dịch phản ứng với các mầm bệnh mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính. -
Các loại đồ uống tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho đường ruột
Những loại đồ uống dưới đây không chỉ giàu dinh dưỡng, mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch mà còn vô cùng tốt cho sức khỏe đường ruột. -
Thực phẩm chứa prebiotic giúp củng cố hệ miễn dịch, tốt cho sức khỏe đường ruột
Tiêu thụ những thực phẩm chứa prebiotic sẽ giúp cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh, đồng thời giúp cho hệ vi sinh đường ruột cân bằng.