Tai nạn điển hình đối với học sinh trong hè, phương pháp sơ cứu hiệu quả

6/9/2022 11:59:00 AM
Nghỉ hè là thời gian học sinh được nghỉ 3 tháng sau khi kết thúc một năm học. Tuy nhiên trên thực tế, năm nào cũng xảy các tai nạn đáng tiếc trong kỳ nghỉ đặc biệt này.

 

Tai nạn điển hình đối với học sinh trong hè, phương pháp sơ cứu hiệu quả

Nghỉ hè là thời gian học sinh được nghỉ 3 tháng sau khi kết thúc một năm học. Tuy nhiên trên thực tế, năm nào cũng xảy các tai nạn đáng tiếc trong kỳ nghỉ đặc biệt này. Vì vậy việc giáo dục các kỹ năng đảm bảo an toàn cho học sinh, đặc biệt là cấp tiểu học là trách nhiệm của gia đình và cộng đồng.

Các tai nạn điển hình

Bỏng nước sôi, lửa

Bỏng nặng sẽ để lại sẹo, co kéo cơ gây tàn phế suốt đời, hoặc gây chết người.

Phương pháp sơ cứu:

+  Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nguồn gây bỏng, ngâm vùng cơ thể bị bỏng vào nước mát từ 20-30 phút (Tuyệt đối không dùng đá áp trực tiếp vào vùng bỏ, đổ nước mắm...vào vùng bỏng).

+ Chuyển trẻ bị nạn tới cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.

Phòng tránh:

+ Khu vực bếp cần để thoáng khí, không gần các vật dễ cháy nổ.

+ Hướng dẫn trẻ không nghịch lửa và các vật dễ cháy như diêm, bật lửa ...

Vấp ngã cầu thang

Phương pháp sơ cứu:

+ Nói nhẹ nhàng để trẻ bình tĩnh, không phản ứng quá mức nếu cú ngã hoặc va chạm nhẹ, không gây tổn thương nghiêm trọng.

+ Nếu ngã rồi bất tỉnh, nôn ói, có chảy máu ở miệng hoặc mũi, tay chân co giật bất thường, cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

Phòng tránh:

+ Khu vực cửa sổ cần có chấn song để trẻ không chui qua được. Cần làm cửa chắn ở đầu và cuối cầu thang và có lan can chắc chắn, chấn song đảm bảo trẻ không chui qua hoặc trèo lên gây ngã.

+ Sử dụng gạch chống trơn trượt trong phòng tắm, lối đi lại trong nhà. Sân, cổng, ngõ làm bằng phẳng, không để các vật dụng gây cản trở dễ vấp ngã.

Nuốt phải dị vật

Phương pháp sơ cứu:

+ Nhanh chóng lấy dị vật ra khỏi mũi, miệng.

+ Để trẻ cúi hoặc nằm sấp trên đùi, đầu thấp hơn cơ thể.

+ Vỗ nhiều lần vào lưng giữa hai vai để dị vật bật ra.

+ Trường hợp bất tỉnh phải hà hơi thổi ngạt miệng– mũi và chuyển ngay tới cơ sở ý tế gần nhất.

Phòng tránh:

+ Dạy trẻ không chơi trò dùng túi ni lông, chăn gối để chụp lên đầu gây ngạt thở.

+ Hạn chế cho trẻ cấp 1 ăn các đồ ăn dễ gây nghẹn, dính như: thạch, hoa quả có hạt như vải, nhãn, mít…

Điện giật

Phương pháp sơ cứu:

+ Tách trẻ ra khỏi nguồn điện.

+ Trường hợp bất tỉnh lập tức kêu gọi mọi người giúp đỡ.

+ Tiến hành xoa bóp tim ngoài lồng ngực, hà hơi thổi ngạt liên tục và kiên trì.

+ Tiếp theo chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.

Đuối nước

Nguyên nhân:

+ Do trẻ tiếp xúc với các dụng cụ đựng nước: chum, vại..

+ Do trẻ tắm ở ao hồ, sông suối, tắm biển không có người lớn đi kèm...

Phương pháp xử lý khi trẻ đuối nước

+ Hô hoán để mọi người cùng đến cứu giúp.

+ Quan sát xung quanh có vật gì để bám vào hoặc dây để kéo người bị nạn vào bờ. Ném vật tìm được cho người đuối nước để bám vào.

Phương pháp sơ cứu:

+ Đẩy đầu về phía sau, nâng hai hàm răng gần như chạm nhau, quan sát và lắng nghe hơi thở.

+ Khi không còn thở, bịt mũi trẻ rồi dùng miệng thổi hơi thật mạnh cho đến khi lồng ngực trẻ phồng.

+ Quỳ cạnh trẻ, hai tay thẳng, hai bàn tay chồng lên nhau đặt nơi lồng ngực xương ức. Đè tay ép lồng ngực trẻ rồi từ từ buông ra làm theo chu kỳ khoảng 15 giây, và thổi ngạt 2 lần sau đó  chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.

Tai nạn, thương tích xảy ra trong các kỳ nghỉ hè là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng tàn tật suốt đời. Theo số liệu của các cơ quan quản lý, trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 4.000 trẻ tử vong do nhiều nguyên nhân tai nạn khác nhau.

Qua đó, chuyên gia khuyến cáo các bậc phụ huynh cần chú ý bảo vệ, phòng ngừa cho trẻ, đặc biệt là dạy trẻ cấp 1 các kỹ năng cần thiết để phòng tránh những tai nạn đáng tiếc có thể sẽ xảy ra.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Kỹ năng sơ cứu khi tiếp xúc với bạch tuộc đốm xanh

Kỹ năng giúp trẻ an toàn khi đi thang máy, gặp sự cố

Kinh nghiệm giảm áp lực thi cử cho học sinh

Bí quyết rèn nề nếp học tập cho con mỗi tối

Dạy trẻ kỹ năng đối phó khi trộm đột nhập vào nhà

Suckhoecuocsong.vn

Các tin liên quan

Các tin khác

  • Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Kỹ năng xử lý khi bị bỏng bô xe máy tránh để lại sẹo

    Bỏng bô xe máy là một trong sự cố khá thường gặp khi đi xe máy, nếu không được sơ cứu, xử lý kịp thời vết bỏng rất dễ bị nhiễm trùng, để lại sẹo trên da.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh

    Bỏng lạnh là một dạng vết thương trên da xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với những đồ vật hoặc nước đá quá lạnh, di chuyển trên băng tuyết gây tổn thương các mô da, đau đớn, tế cứng.
  • Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    Kỹ năng đảm bảo an toàn khi chèo SUP

    SUP là môn thể thao dưới nước nổi tiếng được nhiều người yêu thích, nhưng để đảm bảo an toàn, tránh bị tai nạn khi tham gia môn thể thao chèo SUP cần trang bị những kỹ năng dưới đây.
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Kỹ năng sơ cứu khi bị thú hoang cắn khi đi rừng

    Những vết cắn từ thú hoang trong rừng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, tránh bị truyền nhiễm bệnh nguy hiểm cần sơ cứu như thế nào khi bị thú hoang cắn.
  • Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lưỡi tránh nhiễm trùng

    Bỏng lưỡi không gây nguy hiểm nhưng nếu sơ cứu, chăm sóc không đúng cách có thể gây đau đớn, khó chịu thậm chí nhiễm trùng. Để giúp giảm nhẹ cảm giác đau đớn, khó chịu khi bị phỏng lưỡi cần thực hiện các bước sơ cứu sau.
  • Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Hướng dẫn sơ cứu nhanh khi bị bỏng axit

    Phòng ngừa da bị tổn thương nghiêm trọng khi bị bỏng axit cần nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu như sau
  • Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Cách sơ cứu chuẩn khi bị trật mắt cá chân tại nhà

    Trật mắt cá chân hay lật sơ mi gây tổn thương hoặc đứt dây chằng khiến cho việc đi lại, vận động hàng ngày bị ảnh hưởng. Để tránh chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn khi bị trật mắt cá chân nên sơ cứu như nào?
  • Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Kỹ năng sơ cứu khi bị giập ngón tay

    Giập ngón tay nếu sơ cứu không đúng cách có thể khiến cho chấn thương lâu lành hơn, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Khi bị giập ngón tay hãy thực hiện các bước sơ cứu dưới đây giúp chấn thương mau lành, tránh ảnh hưởng đến xương.
  • Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Bí quyết giúp uống rượu bia không say

    Đảm bảo an toàn cho sức khỏe khi uống rượu hãy áp dụng những mẹo hay dưới đây giúp tránh say rượu bia sau những cuộc họp, gặp mặt, liên hoan.
  • Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Kỹ năng xử lý chuột rút khi bơi trong nước lũ

    Trong những ngày mưa lũ việc phải bơi trong nước ngập nếu không cẩn thận rất dễ bị chuột rút gây nguy hiểm cho sức khỏe, tăng nguy cơ đuối nước. Để phòng ngừa chuột rút khi ở dưới nước nên làm gì?